Covid-19 để lại tới 203 di chứng, phổ biến nhất là biểu hiện về hô hấp
Đây là thông tin được đề cập tại Hội nghị khoa học điều trị chứng hậu Covid-19 bằng phương pháp kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại lần đầu tiên được Hội Đông Y Việt Nam tổ chức.
Trong số 203 di chứng do Covid-19 để lại thì tình trạng mệt mỏi chiếm hơn 80%, tiếp đến là xơ phổi 61%, hơn 50% số trường hợp gặp vấn đề về trí nhớ, 51% bị đột quỵ, 45% mất ngủ, và 33% tổn thương thân cấp.
PGS.TS Đậu Xuân Cảnh, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam khẳng định, tuy tỷ lệ người mắc Covid-19 do biến thể Omicron giảm mức độ nghiêm trọng đối với sức khỏe nhưng số lượng người mắc cao, trong đó nhiều người gặp tình trạng sau khi khỏi Covid-19 sức khỏe chậm phục hồi, có nhiều biểu hiện khác thường làm cho người bệnh gặp khó khăn để trở lại cuộc sống bình thường.
Bác sĩ hướng dẫn người bệnh các bài tập giảm triệu chứng hậu Covid. (Ảnh minh họa)
“Covid-19 có 3 giai đoạn, giai đoạn đầu nhẹ và vừa, giai đoạn có thể chuyển biến nặng và giai đoạn hậu Covid. Các biện pháp y học cổ truyền cần được áp dụng ở giai đoạn bệnh mới khởi phát nhẹ và vừa và giai đoạn hậu Covid, điều trị bằng đông y rất hiệu quả. Những người bệnh bước sang giai đoạn nặng thì cần đến ngay các cơ sở y học hiện đại”, PGS.TS Đậu Xuân Cảnh nói.
Thời gian qua, tại Xuân Viên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh, Hội Đông Y Việt Nam đã thí điểm điều trị bằng y học cổ truyền cho 900 bệnh nhân Covid-19 ngay từ giai đoạn đầu. Bệnh nhân nhỏ nhất 3 tuổi, lớn tuổi nhất 90 tuổi. Kết quả không có người bệnh nào bị trở nặng.
Từ thực tế điều trị kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện cho bệnh nhân hậu Covid, Tiến sĩ Trần Quốc Hùng, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội chia sẻ: “Chúng tôi kết hợp các bài thuốc đông y với y học hiện đại để điều trị cho bệnh nhân, chủ yếu là các chế phẩm của bệnh viện đã được BHYT chi trả. Hiện nay hằng ngày, chúng tôi tiếp nhận khoảng 100 trường hợp đến khám hậu Covid…”.
Video đang HOT
Các biểu hiện chủ yếu của hậu Covid là tình trạng mất mùi vị kéo dài, ho, khó thở, đau ngực và bệnh phổi kẽ, tình trạng ban đỏ mề đay, trầm cảm, lo âu, hồi hộp, mệt mỏi, đau cơ, đau khớp. Người bệnh thường tìm đến các phương pháp của y học cổ truyền và y học hiện đại cũng như phối hợp cả 2.
Tuy nhiên, các phương pháp hiện nay vẫn chưa được đánh giá kết quả đầy đủ trong sử dụng. Với việc tổ chức Hội thảo khoa học lần này, Hội Đông y Việt Nam sẽ thống nhất các giải pháp hướng dẫn điều trị chứng hậu Covid bằng y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại./.
Bác sĩ đồng hành: Hậu Covid-19 khó lường, cần nâng cao ý thức phòng hơn trị bệnh
Các vấn đề của hội chứng hậu Covid-19 vẫn còn nhức nhối và thách thức nền y tế chúng ta hiện nay.
Vì vậy chúng ta cần nâng cao ý thức phòng bệnh hơn trị bệnh.
Trong thời gian gần đây, tại các cơ sở y tế và trong cộng đồng ghi nhận số lượng ca nhiễm lẫn ca tái nhiễm SARS-CoV-2 do biến thể mới Omicron tiếp tục gia tăng.
Việc kiểm soát đại dịch trong thời kỳ bình thường mới đang gặp phải nhiều khó khăn nhất là việc thiếu hụt đội ngũ lao động cũng như tăng gánh nặng cho y tế địa phương.
Bệnh nhân đi khám hậu Covid-19 tại bệnh viện. Ảnh NGỌC DƯƠNG
Khi virus lây lan qua nhiều người theo thời gian, chúng thay đổi so với ban đầu, tạo nên các biến thể mới. Đó là sự tiến hóa tự nhiên. Một biến thể đáng chú ý khi nó dễ lây lan hơn, thay đổi biểu hiện lâm sàng hoặc làm giảm hiệu quả của các công cụ kiểm soát - chẳng hạn như các biện pháp y tế công cộng, chẩn đoán, điều trị và vắc xin.
Biến thể Omicron, biến thể B.1.1.529, được báo cáo lần đầu tiên cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào ngày 24.11.2021 và được WHO phân loại là biến thể cần quan tâm. Kể từ khi biến thể Omicron của SARS-CoV-2 lần đầu tiên được phát hiện, số lượng người bị tái nhiễm Covid-19 đã tăng mạnh. Từ khoảng giữa tháng 11.2021, tỷ lệ tái nhiễm chiếm khoảng 1% các trường hợp Covid-19 được báo cáo, nhưng tỷ lệ hiện nay đã tăng lên khoảng 10%. Nguy cơ tái nhiễm cao hơn 16 lần trong khoảng thời gian từ giữa tháng 12.2021 đến đầu tháng 1.2022, khi Omicron thống trị.
Các nghiên cứu cho thấy tình trạng nhiễm virus trước đó có hiệu quả ngăn ngừa đến 90% với các biến thể Alpha, Beta hoặc Delta, nhưng nó chỉ có hiệu quả 56% đối với Omicron.
Omicron mang một số lượng lớn các đột biến trong protein của nó - mục tiêu chính của các phản ứng miễn dịch, ảnh hưởng đến khả năng nhận diện virus của kháng thể và ngăn chặn sự lây nhiễm. Omicron làm giảm hiệu lực của các kháng thể trung hòa trên diện rộng, nổi trội hơn bất kỳ biến thể SARS-CoV-2 đang lưu hành.
Theo khuyến cáo mới nhất của WHO, để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ lây nhiễm, các biện pháp cơ bản và hiệu quả vẫn là:
- Giữ khoảng cách ít nhất 1 mét với những người khác
- Đeo khẩu trang vừa vặn che miệng và mũi
- Mở cửa sổ cho thoáng khí
- Ho hoặc hắt hơi vào khuỷu tay cong hoặc khăn giấy
- Vệ sinh tay thường xuyên với dung dịch sát khuẩn
- Tiêm vắc xin ngay khi có thể.
Cơ chế tác động của biến thể Omicron, làm thế nào biến thể này "trốn" được hệ thống miễn dịch, vẫn chưa được làm rõ. Sự phức tạp nằm ở số lượng đột biến của nó.
Mặc dù ghi nhận tỷ lệ ca nhiễm Omicron trở nặng có thấp hơn so với các biến thể khác, nhưng người dân cũng không nên chủ quan. Các vấn đề của hội chứng hậu Covid-19 vẫn còn nhức nhối và thách thức nền y tế chúng ta hiện nay. Vì vậy chúng ta cần nâng cao ý thức phòng bệnh hơn trị bệnh, tuân thủ các hướng dẫn của Bộ Y tế.
5 lý do đáng ngạc nhiên bạn nên ngủ trưa Giữa những bộn bề công việc hằng ngày, có thể khó có thời gian để trẻ hóa và phục hồi cơ thể, nhưng chỉ vài phút ngủ trưa thì có lẽ là trong tầm tay của bạn. Ngủ trưa giúp bạn nâng cấp sức khỏe tổng thể và năng suất của mình. Chợp mắt một chút có thể tăng cường năng lượng, khả...