Công thức nấu chè thập cẩm ngon, hấp dẫn và dễ làm tại nhà
Cứ mỗi một mùa hè đến thì các món ăn vặt thanh mát giải nhiệt lại được các hàng quán bán la liệt khắp dọc đường phố.
Đã bao giờ các mẹ tự tay để nấu cho cả nhà món chè thập cẩm chưa ạ? Bây giờ thời tiết vẫn rất nắng nóng nên các mẹ học ngay cách làm chè thập cẩm để chiêu đãi cho cả nhà thưởng thức nhé..!
Còn chần chờ gì nữa mà hãy bắt tay học và làm ngay cùng Monngondongian.com thôi nào các mẹ!
Các mẹ có biết, món Chè thập cẩm là món chè có từ rất lâu rồi khi nào thì mình cũng không rõ nữa. Chỉ biết nó xuất hiện trên các nẻo đường từ thôn quê đến thành thị từ đường to đến đường nhỏ trong tất cả các quán chè. Bởi vị thơm ngon thanh mát nên được rất nhiều người ưa chuộng. Hiện nay có rất nhiều loại chè khác nhau nhưng món chè thập cẩm vẫn là món dễ ăn và được mọi người tin tưởng nhất ạ!
Ngoài ra, cũng có rất nhiều người muốn tự tay nấu cho mình một ly chè thập cẩm thơm ngon cho người thân và gia đình. Bởi vì thế, để đáp ứng mong muốn của mọi người, hôm nay Monngondongian.com chúng tôi sẽ giới thiệu cách làm chè thập cẩm cực ngon cực dễ làm cho mọi người cùng được thưởng thức. Các bạn hãy cùng bắt đầu nhé!
Mình sẽ giới thiệu qua về thành phần: Món chè thập cẩm của mình gồm có như sau: Nước cốt dừa, đậu xanh, thạch sương sáo, trân châu, sương sa hạt lựu, hạt sen, lạc rang, chuối sấy khô, quả mứt anh đào, dừa khô, dừa tươi nạo.( bạn nào thích ăn thêm hoặc bớt các loại này đều được nha, ví dụ thêm đỗ đen, đậu đỏ…) Đây là mình thường làm như vậy, khá nhiều thứ, còn các mẹ thích cái nào thì cho thêm hoặc bớt cái đó nhé!
Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị cho món chè thập cẩm
Bạn cần chuẩn bị một số thứ như sau:
- 1 quả cùi dừa già: Bạn nên mua sẵn ngoài chợ loại dừa mà họ đã bổ sẵn và gọt lớp vỏ nâu bên ngoài về tiết kiệm được thời gian chế biến, cái này tùy nhé các bạn!
- Nếu có thì cho thêm Củ mã thầy (không có thì các bạn có thể thay bằng quả lê hoặc củ đậu nhưng sẽ không thể ngon giòn bằng củ mã thầy đâu nhé)
- Khoảng 200gr đậu xanh đã bỏ vỏ sạch.
- Khoảng 300gr hạt sen tươi hoặc khô đều được.
- Một gói bột thạch sương sáo đen.
- Đường thốt nốt.
- Bột năng
- Lá dứa (lá nếp vài cái)
- Một nửa củ dền: tạo màu hồng
- Chút xíu muối tinh.
Các bạn lưu ý là số lượng về nguyên liệu này tùy theo số lượng mà bạn muốn làm nhiều hay ít để phù hợp với khẩu phần của gia đình bạn nhé!
Sau đây mình sẽ hướng dẫn cụ thể cách nấu chè thập cẩm từng thành phần:
Video đang HOT
Cách nấu chè thập cẩm – Làm nước cốt dừa
Bạn cần có khoảng 500gr cùi dừa già gọt lớp vỏ nâu bên ngoài rửa sạch và thái miếng nhỏ. Sau đó bạn Cho tất cả cùi dừa vào máy xay sinh tố,thêm 100ml-150ml nước ấm xay thật mịn.Bạn dùng khăn vải xô lọc lấy phần nước cốt dừa, vắt thật kiệt để được phần cốt nhất cho ngon nhé!Sau đó bạn hãy đổ hết phần nước cốt dừa vừa lọc được, 50gr đường, bột năng, chút xíu muối (khoảng1/4 thìa cà phê) rồi khuấy đều và để lên bếp bật bếp chế độ nhỏ vừa.Bạn lưu ý không được để lửa to quá sẽ dễ làm cháy ở phần đáy, thêm vào nồi nước cốt dừa vài cọng lá dứa (lá nếp) buộc gọn lại để sau nước cốt dừa được thơm hơn nhé!Tiếp tục bạn khuấy liên tục đến khi nào nước cốt dừa sôi hơi lăn tăn không được để sôi bùng, nước cốt dừa sánh mịn lại thì bắc ra khỏi bếp.
- Nếu ngại nấu thì bạn hoàn toàn có thể mua lon đóng hộp sẵn với cách làm như sau:
Bạn Đổ 200ml nước cốt dừa đóng lon vào nồi, thêm 100ml kem béo Rich hoặc sữa tươi không đường nguyên kem, 30gr bột năng, 50ml sữa đặc có đường, 20gr đường, khoảng 1/4 thìa cà phê muối,khuấy đều lửa nhỏ vừa trên bếp đến khi hỗn hợp sánh mịn sôi nhẹ lăn tăn là được. Cái này sẽ tiết kiệm thời gian hơn bạn nhé!
Cách nấu đậu xanh làm chè thập cẩm
Thứ nhất bạn lấy Đậu xanh cà vỏ khoảng 200gr, vo thật sạch đem ngâm nước qua đêm hoặc 4-5h, rồi cho lên xửng hấp chín tới không cần nát quá.Tiếp tục bạn hãy Đun sôi một nồi nước khoảng 600 – 700ml, nước sôi thì thêm vào đường thốt nốt hoặc đường vàng, sau đó cho vào một xíu muối tinh để đậm đà hơn nhéCách nấu chè thập cẩm bạn cần hoà khoảng 80gr bột năng ra bát với chút nước, từ từ đổ vào nồi, vừa đổ vừa khuấy theo chiều kim đồng hồ, đến khi sánh đặc, bạn cần khấy cho sánh đặc mới được nhé!Sau khi nước đã đặc sánh lại thì bạn có thể đổ tất cả phần đỗ xanh hấp chín vào nồi bột năng, khuấy đều đợi sôi lại tắt bếp ngay.
Đậu xanh nếu bạn không muốn làm như trên bạn vẫn có thể nấu chín nhuyễn, cho thêm đường và chút vani đem tán hoặc xay thật nhuyễn cũng thơm và ngon, lại còn nhanh nữa nhé
Cách nấu thạch sương sáo đen
Thạch sương sáo đen thì bạn chỉ cần mua sẵn gói bột thạch sương sáo đen trong siêu thị, đã có đủ nguyên liệu sẵn trong đó. Bạn chỉ cần nấu theo hướng dẫn rất đơn giản và nhanh, bạn có thể làm từ hôm trước và để trong tủ lạnh cho đỡ phải vội!
Cách nấu chè thập cẩm – Làm trân châu nhân dừa
Bạn cần Khoảng 1/3 quả dừa, sau đó lấy phần cùi dừa cắt thành những miếng vuông nhỏ nhỏ (nhỏ hơn đầu đũa một chút). Ngoài ra bạn cần có khoảng 50gr bột sắn dây trước khi đem trộn với 100gr bột năng thì tán thật mịn để tránh khi nhồi bột bị vón cục.Bạn Trộn bột năng, bột sắn dây, 50gr đường cát với nhau trong một bát to, đun sôi nước thật sôi già rồi từ từ đổ nước sôi vào bột, đổ vừa phải, lúc này bột sẽ có hiện tượng nửa sống nửa chín nếu sờ vào bột ngay sẽ rất nóng nên bạn lưu ý là phải dùng đũa hoặc thìa to khuấy đều đợi bột bớt nóng thì đổ thêm bột năng khô vào nhồi đến khi bột dẻo mịn không dính tay là được nhé. Bạn nặn véo một miếng bột nhỏ theo ý thích, ấn hơi dẹt đặt miếng cùi dừa vào giữa bọc và vo tròn, làm lần lượt cho đến hết.TIếp đó bạn cần đun sôi một nồi nước, đợi nước thật sôi rồi hãy thả các viên trân châu vào luộc, trân châu nổi lên thì đã chín bạn tắt bếp nhưng không vớt ra vội mà đậy vung thêm khoảng 15-20p nữa hãy vớt trân châu ra khỏi nồi nhé!Cách nấu chè thập cẩm khi làm trân châu bạn cần chuẩn bị bát nước lạnh thả các viên trân châu đã chín vào bát, trân châu nguội lại vớt ra đĩa, trộn thêm chút đường hoặc mật ong để không bị dính vào nhau bạn nhé!Trân châu ăn đến đâu thì bạn hẵng luộc đến đó, làm sẵn để ngăn đá cũng được. Nếu luộc nhiều ăn không hết bạn có thể để trong tủ.
Cách nấu sương sa hạt lựu chè thập cẩmCủ mã thầy bạn gọt vỏ rửa sạch để ráo thái hạt lựu nhỏ nếu không Có bạn có thể thay thế bằng lê hoặc củ đậuLá dứa cắt nhỏ, thêm vào chút xíu nước xay lọc lấy nước cốt.Củ dền cắt nhỏ, thêm chút nước xay nhỏ lọc lấy phần nước cốt nhất.Bạn cần chia đôi củ mã thầy đã cắt hạt lựu, một nửa đem ngâm với nước cốt lá dứa, một nửa đem ngâm nước cốt củ dền trong 15-20 phút hoặc có thời gian chế biến và ngâm từ tối hôm trước rồi bạn bọc kín cất vào ngăn mát tủ lạnh để hôm sau làm màu sẽ đẹp hơn, thêm vào mỗi loại màu ngâm một chút đường. Đây mẹo hay trong cách nấu chè thập cẩmSau đó bạn Bắc nồi lên bếp, đổ hết cả cái và nước ngâm màu lá dứa vào nồi, bật chế độ lửa trung bình, đun sôi và đảo đều để màu lá dứa cùng đường ngấm sâu hơn vào củ mã thầy.
Tiếp đó bạn lấy cái rây vớt củ năng đã đun với nước cốt lá dứa ra bát to , đợi củ năng thái hạt lựu nguội hẳn thì thêm bột năng vào,đi bao tay trộn thật đều cho bột năng bao kín từng miếng củ năng cắt hạt lựu.Dùng cái rổ có lỗ to,đổ hết củ mã thầy cắt hạt lựu đã bao bột năng vào rổ,rây hết phần bột thừa đi.
Nước lá dứa trong nồi đã cạn bớt thì ta cho thêm chút nước trắng,bật bếp đợi nước thật sôi thả toàn bộ củ mã thầy thái hạt lựu vào luộc,chín vớt ra bát nước đá lạnh,đợi hạt lựu nguội hẳn vớt ra bát.
Cách nấu hạt sen cho vào chè thập cẩm
Hạt sen bạn cần nấu với đường thốt nốt hoặc đường phèn, phần nước và đường tuỳ theo ý thích, mình dùng khoảng 300gr hạt sen tươi là được
Hạt sen tươi nấu nhanh chín tuy nhiên nếu không phải mùa hoặc bạn nào không trữ đông được thì dùng hạt sen khô vẫn được nhé. Bạn nhớ đừng cho đường vào ngay từ đầu mà hãy ninh cho hạt sen chín mềm rồi lúc đó mới cho đường vào để hạt sen không bị sượng.
Lưu ý: Nếu bạn dùng hạt sen khô thì ngâm qua đêm từ hôm trước nhé!
Các loạt hạt ăn kèm chè thập cẩm bạn cũng cần lưu ý như:
Lạc rang chín bỏ bỏ, bạn có thể rang trước bỏ vỏ rồi cho vào hộp đậy kín và cất trong ngăn mát tủ lạnh là được. Khi ăn có thể rắc xuống chè một chút tùy ý thích.
Hạt é bạn mua về ngâm vào nước cho nở hết ra. Sau đó bạn nấu thêm một chút nước đường đậm đặc để ai hảo ngọt có thể cho thêm vào chè. Bạn bày tất cả ra ai thích ăn gì thì lấy món đó hoặc ăn đủ hết thì gọi là chè thập cẩm. Đặc biệt không thể thiếu mùi dầu chuối, dừa khô, chuối sấy khô, lạc rang, dừa nạo vì đây là mùi vị đặc trưng của món chè thập cẩm đó bạn nhé!
Còn nếu bạn thích ăn các loại đậu đen, đậu đỏ…thì bạn có thể đồ chín rồi xào với đường cho vào chè cũng rất ngon tuyệt vời luôn ạ!
Các nguyên liệu sau khi đã sơ chế
Với món chè thập cẩm tươi mát, ngon bổ cho mùa hè, các nguyên liệu và cách làm cũng không hề khó, các mẹ hoàn toàn có thể tự nấu cho mình để có món ngon chiêu đãi cả gia đình nhé. Chúc các mẹ sẽ thành công!
Cách làm món chè thập cẩm thơm ngon
Chè thập cẩm là một món chè truyền thống và luôn luôn được ưa chuộng. Nhất là trong thời tiết như mùa hè thì các món như chè hay kem càng được mọi người ăn nhiều hơn.
Hôm nay, cũng dựa trên công thức làm món chè thập cẩm mình sẽ hướng dẫn các bạn làm món ăn này với những nguyên liệu khác một chút nhưng đảm bảo là tuyệt hảo thơm ngon. Nguyên liệu làm món chè thập cẩm thì vô cùng dễ kiếm và rẻ tiền nữa, nên bạn hãy bắt tay vào làm ngay đi thôi.
Nguyên liệu làm món chè thập cẩm cho 3-4 người ăn.
- củ khoai môn
- 2 củ khoai lang vàng
- 200g đậu đỏ
- 1 bát ăn cơm hạt bột báng
- 3 thìa bột sắn dây hoặc bột đao.
- 1 lon nước cốt dừa
- Đường cát trắng ( số lượng tùy thuộc vào sở thích của bạn)
Cách làm món chè thập cẩm cho 3-4 người ăn.
Bước 1: sơ chế nguyên liệu món chè thập cẩm.
- Đậu đỏ các bạn ngâm khoảng 6-8 tiếng. Các bạn nên ngâm đậu trước khi nấu để tiết kiệm thời gian hơn.
- Bột báng các bạn ngâm vào nước khoảng 30 phút trước khi chúng ta nấu chè.
- Khoai môn các bạn gọt vỏ rửa sạch và cắt miếng nhỏ vừa ăn.
- Khoai lang cũng tương tự như vậy, cắt miếng nhỏ vừa ăn, sau đó bạn ngâm vào nước một lúc cho hết nhựa để không bị thâm đen nhé.
Bước 2: các bước thực hiện món chè thập cẩm.
- Đầu tiên bạn cho đậu đỏ vào nồi ninh nhừ, cho thêm một chút đường. Bạn chú ý cho nước vừa phải thôi nhé.
- Sau khi đậu đã chín, bạn hòa loãng bột sắn dây hoặc bột đao rồi cho vào nồi đậu khuấy đều.
- Khi nồi đậu sôi lại và bột trong thì bạn tắt bếp, và múc chè đậu đỏ ra bát để nguội.
- Tiếp theo bạn cho bột báng vào nồi luộc chín. Bạn nhớ khuấy đều tay để bột không dính vào nhau.
- Sau khi bột đã trong mà chỉ còn một chút nhân trắng ở trong thì bạn tắt bếp và cho bột vào ngâm trong nước lạnh.
- Ngâm khoảng 5-10 phút thì bạn vớt bột ra cho ráo nước nhé.
- Tiếp theo, bạn cho khoai môn vào nồi nước nấu chín, lúc này thì bạn cho nhiều nước nhé bởi chúng ta phải ninh lâu và sử dụng nhiều nữa.
- Khi nồi khoai môn sôi, bạn cho khoai lang vào ninh tiếp. Đun nồi khoai sôi một lúc thì bạn vớt thử một miếng khoai lên và kiểm tra xem khoai đã chín nhừ chưa.
- Bạn cho nước cốt dừa và đường vào đun cùng với khoai, bạn dùng đũa khuấy tan đường theo hình tròn vòng quanh nồi nhé, như vậy khoai sẽ không nát. Đồng thời, bạn hãy nếm thử xem độ ngọt đã vừa miệng chưa nhé.
- Khi nồi khoai sôi trở lại thì bạn tắt bếp.
- Để nồi chè khoai nguội bớt thì bạn múc chè vào bát chè đậu đỏ chúng ta đã múc trước đấy, cho thêm bột báng vào nữa là chúng ta có thể thưởng thức rồi.
- Khi ăn bạn trộn đều hỗn hợp chè lên, thêm một ít đá bào vào thì ngon tuyệt cú mèo luôn.
Chè Huế: đưa thức quà cung đình về ngay căn bếp của bạn Huế được biết là địa điểm có nhiều món ăn ngon, nổi tiếng như: bún bò, cơm hến, bánh xèo...trong đó chè Huế là một món ăn ngon, là bản sắc của vùng đất này. Chè Huế có rất nhiều loại, mỗi loại đều có hương vị đặc trưng riêng. Chính vì thế, đây là món ăn xưa kia được Vua chúa yêu...