Công thức làm gà hầm ngải cứu thơm ngon, bổ dưỡng ngay tại nhà
Gà hầm ngải cứu là sự kết hợp giữa vị mềm ngọt của thịt gà và đắng nhẹ của ngải cứu giúp món ăn thơm ngon, hợp khẩu vị với nhiều người. Món ăn này còn rất bổ dưỡng với cách chế biến không hề khó. Cùng VinID vào bếp trổ tài ngay món ăn này nhé!
1. Chuẩn bị nguyên liệu
(Nguyên liệu cho 4-5 người ăn)
1 con gà (khoảng 1-1,2kg)
3 mớ ngải cứu
1 gói gia vị thuốc bắc hầm gà (nếu không có, có thể thay thế bằng các nguyên liệu như: hạt sen, táo đỏ, đảng sâm, đương quy, kỷ tử, hoài sâm…, mỗi loại 5g)
1 nhánh gừng, hành tím khô
Gia vị: Muối, hạt nêm
Gà làm món gà hầm ngải cứu
Cách chọn nguyên liệu làm gà hầm ngải cứu ngon:
Hầm ngải cứu nên hầm gà ta, gà ri, gà ác hoặc gà tre. Bởi những loại gà này vừa tốt lại có thịt dai ngon giúp gà sau khi hầm mềm, chắc mà không nát.Chọn gà tươi, da có độ đàn hồi tốt, màu tươi sáng. Tránh chọn gà sờ có độ mềm nhũn, mùi khó chịu.Chọn rau ngải cứu tươi xanh, tránh loại lá dập úa, vàng là ngải cứu đã được hái lâu.
Chọn rau ngải cứu tươi xanh, không úa vàng
2. Cách làm gà hầm ngải cứu chuẩn vị
2.1. Sơ chế nguyên liệu
Video đang HOT
Gà rửa sạch. Dùng muối và gừng chà xát lên da gà để khử mùi hôi. Tiếp tục rửa lại với nước và để ráo.Chặt gà thành miếng vừa ăn hoặc để nguyên con hầm (tùy theo sở thích).Ngải cứu nhặt bỏ các lá hỏng, rửa sạch và để ráo nước. Gừng rửa sạch, đập dập. Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ.
2.2. Ướp gà
Cho gừng đập dập, hành tím, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, gói gia vị thuốc bắc vào nồi để ướp thịt gà trong khoảng 30 phút. Có thể cho gà vào trong ngăn mát tủ lạnh giúp gà nhanh ngấm gia vị.
Ướp gà khoảng 30 phút cho gà ngấm gia vị
2.3. Hầm gà ngải cứu
Phần lá ngải cứu chia làm hai, một nửa nhét vào bụng gà, phần còn lại phủ lên phía trên gà khi hầm. Cho gà và ngải cứu vào nồi, đổ nước xâm xấp mặt gà và đun ở lửa vừa. Trong thời gian hầm, nếu thấy bọt nổi lên thì tiến hành hớt bọt ra. Chỉnh lửa nhỏ và hầm gà thêm khoảng 30 – 45 phút để gà mềm. Thời gian hầm gà tùy vào loại nồi sử dụng. Ví dụ, nếu hầm bằng nồi thường thì mất khoảng 1 – 1,5 tiếng. Hầm bằng nồi áp suất mất khoảng 20 phút . Hầm bằng nồi cơm điện thì mất khoảng 45 phút. Sau khi hầm, múc gà hầm ngải cứu ra bát ăn nóng hoặc ăn cùng mì tôm đều rất thơm ngon.
Món gà hầm ngải cứu thơm ngon, ăn nóng để cảm nhận vị ngon
3. Lưu ý khi làm món gà hầm ngải cứu
Chọn gà ở những địa điểm bán hàng uy tín để đảm bảo gà thơm, thịt dai và bổ dưỡng, sẽ giúp món ăn ngon hơn. Không nên chặt gà quá to để giúp món ăn thấm đậm gia vị. Không nên đảo gà nhiều khi hầm có thể làm nát gà. Nêm nếm gia vị phù hợp với khẩu phần ăn của gia đình. Ngải cứu không nên hầm quá nát sẽ làm giảm vị ngon của món ăn. Nếu nấu cho phụ nữ có thai, cần hỏi kỹ về gói thuốc bắc có dành cho bà bầu hay không, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Nhóm đối tượng sau cần thận trọng khi ăn ngải cứu: người bị viêm gan, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, người bị rối loạn chức năng đường ruột cấp tính, người mắc bệnh thận.
Còn gì tuyệt vời hơn khi cả gia đình cùng quây quần ăn món gà hầm ngải cứu thơm ngon, nóng hổi. Đây là món ăn thích hợp bồi bổ vào cuối tuần, những ngày trời mưa… Hãy chọn mua những nguyên liệu tươi sạch qua tính năng Đi Chợ app VinID và trổ tài cho cả gia đình thưởng thức thôi nào!
Cách làm chè trái lê táo đỏ thanh mát, bổ hơn cả chè dưỡng nhan
Hôm nay sẽ giới thiệu cho bạn cách làm chè trái lê táo đỏ thanh mát và bổ dưỡng hỗ trợ cho sức khỏe và sắc đẹp của chị em nữa đó! Cùng vào bếp thực hiện ngay món chè siêu đơn giản này nhé!
Nguyên liệu làm Chè trái lê táo đỏ
Lê 3 trái
Táo đỏ 150 gr
Kỷ tử 25 gr
Đường phèn 100 gr
Nước lọc 1 lít
Cách chọn mua lê tươi ngon
Khi chọn mua lê, bạn nên chọn những trái lê có hình dáng căng tròn, đều đặn. Không nên mua những quả có hình dáng bất thường, móp méo, vì hương vị thường nhạt, thịt không nhiều nước.
Bạn có thể ấn nhẹ vào trái lê để kiểm tra độ cứng. Nên mua những trái lê có độ cứng vừa phải, nếu trái mềm thì có nghĩa là lê đã bị héo, mất nước, không còn giòn ngon nữa
Khi mua lê bạn nên quan sát vỏ của trái lê, nên chọn những trái có ít đốm nâu và nhạt màu, không bị dập vì những trái như vậy sẽ đảm bảo độ ngọt và giòn của lê.
Cách chế biến Chè trái lê táo đỏ
1
Sơ chế các nguyên liệu
Lê bạn mua về thì rửa sạch, gọt bỏ vỏ, rồi cắt thành từng miếng nhỏ.
Táo đỏ và kỷ tử thì ngâm với nước trong 30 phút để làm mềm.
2
Nấu chè trái lê táo đỏ
Bạn đun 1 lít nước lọc cùng với lê và táo đỏ ở lửa nhỏ trong vòng 25 phút cho đến khi sôi lên. Sau đó cho kỷ tử cùng đường phèn vào và đun trong khoảng 7 - 10 phút nữa để đường phèn tan ra hết thì tắt bếp.
3
Thành phẩm
Múc chè vào chén và bắt đầu thưởng thức. Món chè lê táo đỏ có vị ngọt thanh của đường phèn, cảm giác man mát của lê. Bạn có thể thưởng thức lạnh cũng rất ngon nhé!
Trưa nay ăn gì: xì xụp nồi lẩu cháo gà thơm ngon, bổ dưỡng Lẩu cháo gà là món ăn đặc sắc, mang hương vị rất riêng khiến bất kỳ ai cũng phải xuýt xoa khen ngon. Từng miếng thịt gà dai ngon, cháo nở mềm cùng các loại rau ăn kèm thanh mát sẽ là sự lựa chọn thích hợp để đổi vị cho bữa ăn ngày cuối tuần. Vào thời điểm tiết trời chuyển mùa,...