Công nghệ biến bất kỳ ai thành ngôi sao phim khiêu dâm
Nỗi lo sợ của các nhà nghiên cứu về ứng dụng trí tuệ nhân tạo deepfake đã trở thành sự thực.
Được “thiết kế riêng” cho những thước phim khiêu dâm, website Y nổi bật bởi sự đơn giản và nhanh gọn. Chỉ cần một cú click chuột, trí tuệ nhân tạo sẽ làm phần việc còn lại.
Phía trên website, người sáng lập tự tin công bố mục đích của Y là biến bất kỳ ai trở thành ngôi sao khiêu dâm bằng công nghệ deepfake ghép mặt.
Tất nhiên đây không phải tên thật của website nói trên. Nhóm nghiên cứu tại MIT Technology Review gọi website là Y vì muốn hạn chế lượng người truy cập.
Khi công nghệ bị sử dụng sai mục đích
Sự phát triển của công nghệ cho phép nhiều công cụ dễ sử dụng, không yêu cầu lập trình được ra đời. Đáng tiếc, một trong số chúng lại đang trở thành mối đe dọa khi có thể cởi bỏ trang phục của một người qua hình ảnh, hay ghép mặt họ vào các bộ phim khiêu dâm.
Ban đầu, deepfake (kỹ thuật cho tổng hợp hình ảnh con người dựa trên trí tuệ nhân tạo) được phát triển từ một công nghệ hoán đổi khuôn mặt. Tuy nhiên, chỉ sau thời gian ngắn đối tượng của công nghệ này được nhắm đến thường xuyên là người nổi tiếng và các đoạn phim khiêu dâm. Công ty nghiên cứu Sensity AI ước tính đến nay có từ 90-95% các video deepfake trực tuyến mang nội dung khiêu dâm giả mạo và không có sự đồng ý của nhân vật.
Dù bị yêu cầu đóng cửa, nhiều trang web tương tự vẫn đang hoạt động. Gần đây, nhà nghiên cứu Genevieve Oh đã tìm thấy một website ghi nhận đến 6,7 triệu người truy cập chỉ trong tháng 8.
Ảnh chụp một video sử dụng công nghệ deepfake ghép mặt diễn viên Tom Cruise.
Theo Adam Dodge, nhà sáng lập tổ chức giáo dục phi lợi nhuận EndTAB, sự chuyên nghiệp hóa của những phần mềm deepfake trên Internet sẽ chỉ thu hút thêm người dùng mới mà thôi.
Một khi đã đăng tải ảnh chân dung mong muốn, người dùng sẽ được truy cập thư viện với nhiều đầu phim khiêu dâm. Phần lớn trong số này tập trung vào nhân vật nữ và đồng tính nam. Người dùng có thể lựa chọn một video để xem trước kết quả và chỉ sau vài giây, video thành phẩm đã sẵn sàng để được mua và tải về.
Bản thân website Y khuyến khích người dùng đăng tải chân dung của bản thân, cho thấy phần nào trách nhiệm của người sáng lập. Tuy nhiên, không ai dám chắc những câu từ khuyến cáo ấy có thể ngăn chặn việc hình ảnh của người khác bị sử dụng vô cớ. Nhiều bình luận cho biết điều này đã xảy ra.
Video đang HOT
Chưa có cách hiệu quả để đối đầu
Hầu hết video từ website Y đều dễ dàng được phát hiện là giả mạo, chân dung bị biến dạng khi nhìn từ các góc máy khác nhau. Nhưng theo các chuyên gia, chất lượng của công nghệ deepfake dù có tệ cũng đủ gây hệ quả tâm lý với nạn nhân.
Thêm vào đó, nhiều người không nhận thức được sự tồn tại của phần mềm này càng khiến khả năng họ bị đánh lừa trở nên cao hơn.
Phim khiêu dâm sử dụng công nghệ deepfake chủ yếu nhắm đến nhóm phụ nữ và đồng tính nam.
Rana Ayyub, một nhà báo người Ấn Độ đồng thời là nạn nhân của công nghệ đã bị kêu gọi giảm thời gian lên sóng. Tại Anh, một giáo viên đã bị đuổi việc sau khi các bức ảnh deepfake được phát tán tràn lan trên mạng xã hội.
“Sự sỉ nhục này khiến bạn bị tổn thương sâu sắc, khi mà danh tính, tên tuổi, danh dự của bạn đều bị thay đổi đến mức xuyên tạc. Nó ảnh hưởng đến các quan hệ cá nhân, đến công việc của bạn. Trong mỗi cuộc phỏng vấn xin việc, có khả năng việc bạn từng là nạn nhân của deepfake sẽ được nhắc đến. Cho dù tôi có làm gì đi nữa, chúng vẫn sẽ mãi mãi tồn tại”, Noelle Martin, nhà hoạt động người Australia đã từng là nạn nhân của công nghệ deepfake cho biết.
Bên cạnh sự ảnh hưởng đến phái nữ, việc có thể lựa chọn các bộ phim đồng tính nam trở thành mối đe dọa mang tính hình sự.
Ở các quốc gia nơi quan hệ đồng tính chưa được chấp nhận, 71 bản án đã được ban hành, 11 trường hợp trong số này kết thúc bằng cái chết.
Trong nhiều năm qua, nhà nghiên cứu Henry Ajder đã tìm ra không ít ứng dụng sử dụng công nghệ deepfake để sản xuất phim khiêu dâm. Ông cho biết mình đã liên hệ với Y để yêu cầu website dừng hoạt động nhưng chưa thành công. Ông cũng tỏ ra bi quan khi nhiều website khác với nội dung tương tự đang xuất hiện ngày một nhiều.
“Các website này cần được xử lý như những văn hóa phẩm đồi trụy. Dù có hoạt động ngầm đi chăng nữa, ít nhất thì chúng cũng không xuất hiện trước mắt chúng ta hàng ngày”, Henry Ajder cho biết.
Website Y đã không phản hồi các yêu cầu bình luận qua email tiếp nhận báo chí. Sau khi được MIT Technology Review tiếp cận lần thứ 3, website đã không cho người dùng mới truy cập vào ngày 17/9.
Những người không muốn ra khỏi nhà suốt nửa năm qua
Trào lưu chỉ ở nhà (Hikikomori) của nhiều người Nhật từng bị đánh giá là lập dị. Trong thời kỳ Covid-19, xu hướng này lại trở thành bình thường nhờ công nghệ.
Có thời những người Nhật chỉ ở nhà, không ra ngoài làm việc hay mua sắm được coi là những kẻ lập dị. Người Nhật có hẳn một từ riêng cho nhóm người này: Hikikomori.
Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ cùng dịch Covid-19 khiến trào lưu này dần trở nên bình thường.
Khái niệm cơ bản về trào lưu "lập dị" Hikikomori
Thuật ngữ Hikikomori được đặt ra vào năm 1998 bởi nhà tâm lý học Nhật Bản Sait Tamaki, dùng để chỉ cả con người và tình trạng của họ. "Hikikomori là những con người rút lui hoàn toàn khỏi xã hội, ở trong nhà nhiều hơn sáu tháng và ám chỉ các cá nhân mắc chứng rối loạn tâm thần khác", Sait định nghĩa trong cuốn Rút lui khỏi xã hội: Tuổi thanh xuân không kết thúc.
Về cơ bản, Hikikomori có nghĩa là "bước về sau" và "thu mình lại". Theo dữ liệu của tờ Wired , những cá nhân lựa chọn xu hướng này đa số ở độ tuổi thanh thiếu niên, từ 20 - 30 tuổi.
Kim Ho-seon, người sống theo xu hướng tách biệt xã hội.
Người Hàn Quốc thường mượn thuật ngữ Hikikomori khi nói về hiện tượng này tại xứ sở Kim chi, xuất hiện vào đầu những năm 2000. Hiện nay, cụm từ này vẫn được sử dụng rộng rãi hơn so với "eundoonhyeong oiteollie" của Hàn Quốc.
Những cá nhân đi theo lối sống Hikikomori thường sống ẩn dật, luôn ở trong phòng ngủ hay ngồi trên bàn làm việc. Lý do chính là vì họ muốn trốn tránh công chúng, tách biệt khỏi thế giới bên ngoài.
Công nghệ giúp ích cho cuộc sống của những "ẩn sĩ thời hiện đại"
Nếu Hikikomori là một yếu điểm của những con người sống ẩn dật thì chiếc máy tính và Internet sẽ là người bạn đồng hành kiên định. Trước kia, những "ẩn sĩ" phải ra đường để mua đồ ăn. Giờ đây, nhờ vào công nghệ và Internet họ viết lách, kiếm tiền, có thể sống mà không cần ra khỏi nhà.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng sử dụng công nghệ quá mức hoàn toàn không gây ra hiện tượng Hikikomori. Tuy nhiên, sự tiện dụng của Internet có thể là lý do khiến nhiều người không muốn ra đường.
Yoo Seung-gyu ngồi trên chiếc bàn làm việc quen thuộc.
"Trong vòng nhiều thập kỷ, sau những tiến bộ về mạng Internet, ngày càng nhiều người có thể sống giống như một Hikikomori", các nhà nghiên cứu Nhật Bản đề cập trong tạp chí chính thức của Hiệp hội Tâm thần Thế giới, năm 2018.
Theo Wired , nền tảng công nghệ phát triển hiện nay có thể giúp các Hikikomori sống "ẩn dật" một cách dễ dàng. "Ở Hàn Quốc, sống một mình rất thuận tiện. Đất nước chúng tôi có một hệ thống giao hàng tốt. Toàn bộ dịch vụ đều tạo điều kiện thuận lợi cho xu hướng sống tách biệt", một Hikimori người Hàn Quốc, Yoo Seung-gyu trả lời phỏng vấn của tờ Wired .
"Tôi rơi vào trạng thái Hikikomori do đổ vỡ hôn nhân"
Nhiều cá nhân sẽ tự có những lý do để sống tách biệt khác nhau. Tuy nhiên, đối với Kim Jae-ju, ông đã phải tự đặt mình vào trạng thái Hikikomori vì đỗ vỡ hôn nhân. Trước đó, Kim đã đi theo hướng truyền thống là tiến tới hôn nhân và sinh con. Tính cách của ông vào thời điểm đó khác hoàn toàn hiện tại, một con người hướng ngoại, thân thiện, vui vẻ.
Nhìn lại, Kim Jae-ju cho rằng khoảng thời gian đó như một màn kịch. Tất cả hành động tích cực của ông chỉ nhằm che đậy tính cách Hikikomori trong con người của Kim.
Ông bắt đầu "thu mình lại" bằng cách từ chối lời mời ăn tối, tiệc rượu từ bạn bè và thay đổi số điện thoại. "Cuối cùng, tôi chui vào phòng và sống ẩn dật một mình", Kim nói.
Trung tâm K2, Seoul là nơi ở của một nhóm Hikikomori.
Vào năm 29 tuổi, Kim Jae-ju trải qua giai đoạn cực đoan nhất của cuộc sống ẩn dật. Ông đã sinh hoạt trong phòng ngủ 2 năm và sẽ tiếp tục dành thêm 8 năm nữa để sống tách biệt. Trong căn phòng rộng 3 mét, Kim chỉ ăn uống, hút thuốc và nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính của mình.
Trong 1 tháng, "ẩn sĩ" này chỉ gặp bố mẹ và em gái một lần, dù là ở cùng nhà với gia đình. Kim sẽ sắp xếp việc di chuyển trong nhà một cách hợp lý để "tránh mặt" mọi người, đi ra khỏi phòng và quay lại khi gia đình làm việc hoặc đang ngủ.
Ông đã tăng 27 kg sau 2 năm sống tách biệt, làn da có nhiều mụn hơn. Phòng của Kim cũng xuống cấp, các cốc mì dùng một lần và các chai, lon rỗng chồng chất thành đống. Bụi phủ kín đồ đạc, những bức tường trắng trước kia cũng chuyển sang màu nâu xỉn.
Nhìn lại quá trình tự giam mình trong phòng, Kim nhận thấy rằng ông dần tự mãn với cuộc sống tách biệt và bị tụt hậu hơn so với thế giới bên ngoài. Đồng thời, chiếc máy tính cũng trở thành người bạn trung thành của Kim Jae-ju.
"Khi nhìn lại khoảng thời gian đó, tôi cảm thấy buồn bã. Tôi đã đánh mất mười năm cuộc đời mình", ông Kim chia sẻ ở tuổi 51.
Khi công nghệ từ iPhone 'lật tẩy' kẻ sát nhân Các thiết bị công nghệ tiếp tục trở thành công cụ đắc lực giúp cảnh sát giải quyết vụ án chồng giết vợ ở Hy Lạp. Một chiếc iPhone có thể tiết lộ nhiều điều về hung thủ và nạn nhân Theo BBC News, phi công người Hy Lạp Babis Anagnostopoulos, 33 tuổi, đã thú nhận hành vi sát hại vợ là Caroloine...