Công dụng đặc biệt của củ nghệ đối với sức khỏe
Củ nghệ không chỉ là gia vị mà còn là một nguyên liệu quen thuộc trong y học cổ truyền. Dưới đây là những lợi ích ấn tượng từ củ nghệ mà có thể bạn chưa từng nghe đến.
Công dụng đặc biệt của củ nghệ đối với sức khỏe
1. Kháng viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ
Curcumin, hợp chất chính trong củ nghệ, được biết đến với khả năng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng curcumin có thể giúp giảm viêm trong các bệnh lý mãn tính như viêm khớp, bệnh tim mạch và các rối loạn tiêu hóa. Hơn nữa, khả năng chống oxy hóa của curcumin giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do gốc tự do, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và lão hóa sớm.
2. Hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện sức khỏe đường ruột
Củ nghệ đã được chứng minh là có tác dụng tích cực trong việc cải thiện sức khỏe đường ruột. Curcumin có khả năng kích thích sản xuất mật, giúp tiêu hóa tốt hơn và giảm triệu chứng đầy hơi, khó tiêu. Ngoài ra, củ nghệ còn giúp duy trì sự cân bằng vi khuẩn đường ruột, điều này cực kỳ quan trọng cho một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và một hệ miễn dịch mạnh mẽ.
3. Tăng cường sức khỏe não bộ
Một trong những lợi ích ít người biết đến của củ nghệ là khả năng hỗ trợ sức khỏe não bộ. Curcumin có thể tăng cường nồng độ của một chất gọi là BDNF (Brain-Derived Neurotrophic Factor), một loại protein quan trọng cho sự phát triển và duy trì các tế bào thần kinh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng curcumin có thể giúp cải thiện trí nhớ, giảm nguy cơ mắc các bệnh thần kinh liên quan đến tuổi tác như Alzheimer.
Video đang HOT
4. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Củ nghệ cũng có tác dụng tích cực đối với sức khỏe tim mạch. Curcumin có thể làm giảm mức cholesterol xấu (LDL) và triglycerides, đồng thời làm tăng mức cholesterol tốt (HDL). Điều này giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch và huyết áp cao. Bên cạnh đó, curcumin còn giúp cải thiện chức năng của mạch máu và giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
5. Hỗ trợ giảm cân và kiểm soát đường huyết
Các nghiên cứu gần đây cho thấy curcumin có thể hỗ trợ quá trình giảm cân và kiểm soát đường huyết. Curcumin có khả năng tăng cường sự trao đổi chất và đốt cháy mỡ thừa, đồng thời giúp cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết bằng cách tăng cường sự nhạy cảm của cơ thể với insulin. Điều này có thể giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường loại 2.
6. Tác dụng chống ung thư
Mặc dù nghiên cứu vẫn đang tiếp tục, nhưng có những bằng chứng cho thấy curcumin có thể có tác dụng chống ung thư. Curcumin có khả năng làm giảm sự phát triển của các tế bào ung thư và ngăn chặn quá trình di căn.
Những nghiên cứu này hứa hẹn một tương lai sáng sủa cho việc sử dụng củ nghệ trong các liệu pháp điều trị ung thư.
Phát hiện thêm công dụng chữa bệnh của củ nghệ
Nghệ là loại gia vị rất quen thuộc, thông dụng và cũng là một vị thuốc quý có thể sử dụng để phòng trị chữa nhiều bệnh.
Gần đây khoa học còn phát hiện thêm nhiều tiềm năng chữa bệnh của củ nghệ...
1. Công dụng của củ nghệ
Theo Đông y, củ nghệ có vị cay, đắng, tính ấm; vào 2 kinh Can và Tỳ... có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, thông kinh, chỉ thống (giảm đau). Dùng chữa đau ngực sườn, đau bụng do khí trệ huyết ứ; chữa phong thấp đau nhức, đặc biệt có hiệu quả với chứng đau vai và cánh tay. Còn dùng chữa phụ nữ bế kinh, đòn ngã sưng đau, mụn nhọt lở loét ngoài da...
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, củ nghệ có tác dụng bảo vệ tế bào gan; kích thích sự co bóp của túi mật, tăng tiết dịch mật, làm giảm hàm lượng thành phần chất rắn trong dịch mật, khiến thành phần mật trở lại bình thường; giảm đau; kháng viêm; kháng khuẩn; hạ huyết áp; ức chế sự ngưng tập tiểu cầu; hạ mỡ máu; chống ô-xy hóa; chống ung thư; tăng co thắt tử cung và kháng sinh dục ở mức độ nhất định.
Gần đây, khoa học còn phát hiện thấy các chất curcumin, demethoxycurcumin, bisdemethoxycurcumin trong củ nghệ có tác dụng kháng HIV rõ ràng. Có thể sử dụng để làm giảm nhẹ một số chứng trạng bệnh lý ở người bệnh HIV/AIDS, trong các giai đoạn cấp tính và mạn tính.
Củ nghệ có thể sử dụng phòng trị chữa nhiều bệnh.
2. Một số biện pháp sử dụng củ nghệ để chữa bệnh
- Chữa thổ huyết, chảy máu cam: Củ nghệ tán mịn, ngày uống 4-6g, chiêu bằng nước đã đun sôi.
- Hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành tim, đau thắt ngực: Củ nghệ (sao qua) 30g, đương quy (thái lát, sấy khô) 30g, mộc hương 15g, ô dược (sao qua) 15g. Tất cả tán mịn, ngày uống 2 lần. Mỗi lần uống 4g (có thể dùng ngô thù du sắc lấy nước để chiêu thuốc, tăng cường hiệu quả điều trị)
- Chữa viêm dạ dày, viêm đường mật: Nghệ vàng 6g, hoàng liên 3g, nhục quế 2g, diên hồ sách 5g, uất kim 5g, nhân trần 6g; sắc nước uống trong ngày.
- Giúp giảm đau vai gáy và cánh tay: Củ nghệ 10g, cành cây dâu tằm (tang chi) 10g, cốt khí củ 8g, bạch truật 10g, cam thảo 4g; sắc nước uống trong ngày.
- Lên cơn suyễn, đờm kéo lên tắc nghẽn, khó thở: Củ nghệ 40-50g, giã nát, hòa với đồng tiện (nước tiểu trẻ em khỏe mạnh), vắt lấy nước uống.
Củ nghệ hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành tim, đau thắt ngực
- Phòng trị các chứng bệnh phụ nữa sau sinh: Củ nghệ nướng chín, nhai, nuốt dần; hoặc giã nát hòa với rượu hay đồng tiện uống.
- Phụ nữ sau khi đẻ máu xấu xông lên tim: Nghệ đốt tồn tính (bên ngoài cháy đen, bên trong vẫn giữ nguyên mầu nghệ), tán thành bột mịn; ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g.
- Với người nhiễm HIV/AIDS, bị rối loạn tiêu hóa, suy gan, ngực sườn và bụng dưới đau tức, tinh thần trầm uất, bồn chồn, dễ cáu giận: Củ nghệ 15g, hương phụ (củ gấu) 12g, đương quy 10g, bạch thược 10g, mộc hương 8g, bạch hoa xà thiệt thảo 30g, diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa) 20g; sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.
- Với những phụ nữ bị HIV/AIDS, bị ứ huyết, nổi u bướu, kinh nguyệt rối loạn, đau bụng: Củ nghệ 15g, đương quy 12g, bạch thược 10g, mẫu đơn bì 8g, hồng hoa 8g, diên hồ sách 8g, địa hoàng 15g, xuyên khung 6g, bạch hoa xà thiệt thảo 20g; sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.
Loại rau như 'nhân sâm của người nghèo', ở quê mọc đầy như cỏ dại Nếu chỉ nhìn qua nhiều người nhầm tưởng đây chỉ là cỏ dại, nhưng loại rau này chính là vị thuốc quý trong Đông y. Cây rau hẹ còn có tên gọi khác là cửu thái, nén tàu, hom xe lép (Thái), phắc kép (Tày). Tên khoa học của cây hẹ là Allium odorum L., thuộc họ hành Liliaceae. Cây rau hẹ là...