Công đoàn Giáo dục Việt Nam trao học bổng cho học sinh Thái Bình
Công đoàn Giáo dục Việt Nam vừa trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Trường THPT Đông Thụy Anh, tỉnh Thái Bình.
Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Đặng Hoàng Anh trao học bổng cho em Bùi Thị Bích Loan.
Ngày 3/10, thông tin từ Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết vừa tổ chức chương trình trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học giỏi tại Trường THPT Đông Thụy Anh, tỉnh Thái Bình.
Chương trình nằm trong dự án “Viết tiếp ước mơ” năm 2022, dự án hợp tác giữa Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Quỹ Tấm lòng Việt Đài Truyền hình Việt Nam, trao học bổng cho các học sinh nghèo vượt khó.
Tại chương trình, thầy Trương Kim Hiển- Hiệu trưởng Trường THPT Đông Thụy Anh chia sẻ: Là huyện thuần nông còn nhiều khó khăn nên ngành giáo dục Thái Thụy nhìn chung vất vả hơn so với một số địa phương trong tỉnh. Tuy nhiên, đây lại là nơi khởi đầu cho nhiều niềm tự hào của ngành Giáo dục tỉnh Thái Bình với nhiều học sinh vượt khó vươn lên học giỏi.
Trong số này, có em Bùi Thị Bích Loan- học sinh lớp 10A8 Trường THPT Đông Thụy Anh. Loan sinh năm 2007, quê ở thôn Lỗ Trường, xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, mắc bệnh huyết tán bẩm sinh, thường xuyên phải truyền máu. Vượt qua rất nhiều khó khăn, em đã vươn lên học giỏi, đạt được nhiều thành tích trong học tập.
Quỹ Tấm lòng Việt cũng đã trao 1.898 suất quà cho học sinh Trường THPT Đông Thụy Anh.
Video đang HOT
Đón nhận hành trình mang yêu thương và món quà ý nghĩa trong chương trình “Viết tiếp ước mơ”, thầy trò Trường THPT Đông Thụy Anh đều cảm động. Phần thưởng này ngoài yếu tố vật chất giúp đỡ học sinh có thêm sách vở, dụng cụ học tập, còn mang ý nghĩa động viên về tinh thần, là động lực giúp học sinh có thêm nghị lực, niềm tin vượt qua những thiếu thốn, khó khăn để thực hiện ước mơ và hoài bão của mình.
Chia sẻ tại chương trình, bà Đặng Hoàng Anh- Phó chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết: Thời gian qua, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã thực hiện chức năng chăm lo cho cán bộ nhà giáo, người lao động và các em học sinh, sinh viên trong ngành giáo dục, để cùng tiếp sức và thắp sáng ước mơ cho các em.
Một trong những hành trình đó là dự án “Viết tiếp ước mơ” trong khuôn khổ hợp tác của Công đoàn Giáo dục Việt Nam với Quỹ Tấm lòng Việt của Đài Truyền hình Việt Nam, trao học bổng cho những học sinh nghèo học giỏi. Mong sự hỗ trợ này sẽ giúp em Trang góp phần trang trải cuộc sống, mua đồ dùng học tập phục vụ cho học tập, và sớm vượt qua khó khăn, viết tiếp ước mơ của mình.
Tại chương trình, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Quỹ Tấm lòng Việt cùng các nhà tài trợ đã trao suất học bổng trị giá 29 triệu đồng để hỗ trợ em Bùi Thị Bích Loan học tập đến khi đủ 18 tuổi. Cùng với trao học bổng, Quỹ Tấm lòng Việt cũng đã trao 1.898 suất quà cho học sinh nhà trường.
Giá SGK tăng, nhiều địa phương linh động chính sách hỗ trợ học sinh khó khăn
Để các em học sinh vùng đặc biệt khó khăn có sách học trong năm học tới cần sự quan tâm và hỗ trợ kịp thời của nhà trường, Phòng và Sở Giáo dục từng địa phương.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã công bố giá sách giáo khoa của các lớp 3,7,10 bắt đầu áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ năm học 2022-2023.
Dù số tiền không phải quá lớn nhưng trong bối cảnh lạm phát đang gia tăng, mức sống của nhiều gia đình vẫn đang bị ảnh hưởng nặng nề sau hai năm đại dịch.
Chưa kể đến, những gia đình thuộc vùng sâu, vùng xa thì việc có một bộ sách cho con đi học cũng khó khăn hơn nhiều so với những gia đình khác. Chính vì vậy, từ sớm, đây luôn là những đối tượng học sinh mà Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các nhà trường đặc biệt quan tâm.
Cần có những giải pháp hỗ trợ để các em vùng khó khăn có đủ sách học. Ảnh:NTCC
Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Hoàng Thị Thu Hiền, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Quang (Hà Giang) cho biết, sau khi tỉnh phê duyệt bộ sách dùng trong năm học tới, Phòng đã yêu cầu các nhà trường tiến hành cho phụ huynh đăng ký.
Đồng thời, ngay từ lúc tuyển sinh, các trường đã phải rà soát, thống kê xem có bao nhiêu học sinh để ước lượng được số lượng sách giáo khoa. Phụ huynh có thể mua ngoài hoặc nhờ nhà trường đăng ký mua giúp. Riêng đối với các em học sinh khó khăn, ngoài được hưởng hỗ trợ theo chính sách của nhà nước như miễn giảm chi phí học tập và đồ dùng thì Phòng Giáo dục huyện Bắc Quang cũng đang triển khai một số giải pháp hỗ trợ các em.
Thứ nhất, huy động tài trợ từ các cá nhân, tổ chức để những em khó khăn nhưng không thuộc đối tượng chính sách có đủ sách để học.
Thứ hai, yêu cầu mỗi nhà trường vận động các em học sinh khóa trên quyên góp sách, ví dụ sách giáo khoa cũ lớp 1, lớp 2 vừa được thay theo chương trình giáo dục phổ thông mới nhưng đến năm nay vẫn sử dụng được.
"Huyện Bắc Quang có 5/23 xã thuộc khu vực đặc biệt khó khăn. Chính vì vậy, ngay từ thời điểm này, các trường phải huy động thêm nhiều nguồn sách dự phòng để khi bước vào năm học mới sẽ hỗ trợ các em. Ngoài ra, mỗi trường trên địa bàn huyện đều có thư viện sách, mỗi năm kết thúc năm học đều vận động học sinh quyên góp, ủng hộ", cô Hiền nói.
Bên cạnh đó, thầy Vũ Đức Hạnh, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mai Châu (Hòa Bình) thông tin: "Toàn bộ các xã thuộc huyện Mai Châu đều nằm ở vùng núi cao, trong đó có rất nhiều em học sinh thuộc diện đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa hoặc con em dân tộc thiểu số.
Vì vậy, ngay từ khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 và có sách mới cho năm học thì Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mai Châu đã tham mưu với Ủy ban nhân dân huyện dùng nguồn ngân sách nhà nước mua sách giáo khoa cho tất cả các em học sinh mượn. Đây cũng là một trong những giải pháp mà Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đề xuất".
Thầy Vũ Đức Hạnh cũng cho biết thêm, giải pháp mua sách cho toàn bộ học sinh mượn đã được huyện áp dụng nhiều năm nay, từ khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1 cho đến nay. Phòng Giáo dục và Đào tạo thống kê số lượng học sinh và mua bổ sung vào thư viện sách của các trường một lượng sách vừa đủ để học sinh mượn luân phiên nhau qua từng năm học.
"Huyện Mai Châu có 8/16 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, ngoài xã khó khăn thì 90% là con em dân tộc thiểu số. Giải pháp mua sách cho học sinh mượn nhằm khắc phục tình trạng em có sách, em không hoặc phụ huynh mua phải sách giả, sách trôi nổi trên thị trường. Sau khi hoàn thành năm học, các em sẽ phải hoàn trả lại sách cho nhà trường.
Hơn nữa, huyện còn hỗ trợ học sinh đồ dùng học tập qua từng năm học. Ngoài ra, cũng vận động được những mạnh thường quân, các tổ chức hỗ trợ rồi dùng số tiền hỗ trợ đó để mua đồ dùng, đồ chơi ngoài trời cho các trường mầm non hoặc máy tính cho các trường phổ thông.
Cùng chia sẻ về vấn đề này, thầy Trần Khắc Lễ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên cho biết, hiện nay, sắp bước vào năm học mới tỉnh cũng đang tập trung triển khai kế hoạch tổ chức năm học.
Thầy Trần Khắc Lễ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên. Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên
"Từ lâu, Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Yên đã ra chỉ đạo và quán triệt các nhà trường không được để một em học sinh nào vì hoàn cảnh khó khăn mà không đến trường.
Trên tinh thần tự nguyện, mỗi thầy cô giáo sẽ hỗ trợ, "đỡ đầu" ít nhất 1 em học sinh. Trước khi vào năm học mới, Sở sẽ rà soát lại số lượng những em thuộc diện chính sách đặc biệt khó khăn, đi thăm hỏi và tặng quà nhằm hỗ trợ các em kịp thời. Bên cạnh đó, Sở cũng có nguồn kinh phí dự trù để giúp đỡ những trường hợp đó.
Hiện tại, Phú Yên có 3 huyện vùng núi, tôi dự đoán sắp tới Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có một số chủ trương cụ thể cho việc này nhưng tỉnh cũng phải lên kế hoạch dần sao cho phù hợp với thực tiễn tại địa phương", ông Trần Khắc Lễ nói.
Đồng thời, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Yên cũng nhấn mạnh, vai trò của các nhà trường đặc biệt quan trọng, phải nghiên cứu và phát hiện các đối tượng cần giúp đỡ, khuyến khích, vận động thầy cô và các tổ chức đoàn thể trong trường hỗ trợ thêm.
Hội Khuyến học TP. Châu Đốc trao học bổng Thoại Ngọc Hầu năm học 2021-2022 Ngày 23/6, Hội Khuyến học TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố tổ chức lễ trao học bổng Thoại Ngọc Hầu năm học 2021-2022. Theo đó, có 102 suất học bổng đã được trao cho các học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn, có học lực khá, giỏi, hạnh kiểm tốt trên...