Con rể xây nhà ở riêng, bố vợ chưa kịp mừng đã muốn đón con gái về trước điều kiện của ông thông gia
Tôi bất ngờ đến sốc trước việc bị ông thông gia gây sức ép với tôi phải chi tiền xây nhà cho con rể.
Tôi năm nay 63 tuổi, cuộc sống viên mãn, vợ chồng tôi mạnh khỏe, có tiền tích lũy khi về già. Hai con của tôi cũng đã lập gia đình, yên ổn, hạnh phúc. Nhìn vào, ai cũng nói tôi thật có phúc khi sống thảnh thơi, con cháu đuề huề. Con trai cả của tôi sống ở gần nên tôi rất thoải mái, thường xuyên có con cháu tới chơi, khi rảnh là qua nhà con trai chơi với cháu nội.
Duy chỉ có con gái đi lấy chồng xa, một năm hai vợ chồng con gái út cũng đưa con về thăm ông bà ngoại vài lần. Thương con lấy chồng xa, nhưng không biết làm sao bởi con chọn được sống bên người mình yêu, tôi là bậc cha mẹ nào đâu nỡ cấm cản. Chỉ mong con được nhà chồng đối xử tử tế, không màng giàu sang, thế cũng là mãn nguyện lắm rồi.
Nhiều khi con gái ấm ức bị bố mẹ chồng, chị chồng không vừa lòng, giận dỗi chỉ vì việc rất nhỏ, tôi nghe mà xót con. Động viên con gái cố gắng mà vượt qua, học cách nhẫn nhịn, ứng xử khéo léo để giữ hạnh phúc gia đình. Sau này có điều kiện, sẽ ra ngoài ở riêng, lúc đó được thảnh thơi, tự do. Sống cảnh làm dâu, chắc hẳn chẳng mấy ai có được an nhàn, thảnh thơi.
Cách đây 2 tuần, con gái gọi điện báo tin vui, được bố mẹ chồng cho đất, hai vợ chồng xây nhà ở riêng. Tôi nghe xong mà mừng, chờ đợi mấy năm nay cuối cùng cũng thành hiện thực, con gái sẽ không còn cảnh chịu khổ nơi nhà chồng. Nhưng hôm sau, con gái lại gọi điện tâm sự rằng giờ chỉ có đất, còn tiền xây nhà thì không biết xoay sở, vay mượn ở đâu. Tôi động viên con, có bằng nào làm bằng đó, vay mượn ít thôi kẻo cả đời trả nợ.
Choáng váng trước lời đề nghị của ông thông gia bắt ép làm một chuyện. Ảnh minh họa
Vợ chồng tôi cũng không có nhiều tiền, chỉ có một khoản gọi là phòng khi ốm đau còn dùng đến. Cũng định cho con gái, coi như là quà tân gia. Điều khiến tôi không ngờ tới đó là cuộc gọi của ông thông gia, ông ấy gọi điện rất vui vẻ thông báo về việc con gái tôi sắp có nhà riêng. Tôi chưa kịp mừng, đã tá hỏa với điều kiện mà ông thông gia đưa ra.
Video đang HOT
Phía đầu máy bên kia, ông thông gia đổi giọng rất nghiêm túc: “Con gái ông tài không có, nhan sắc cũng vừa phải, vậy mà lại được làm dâu nhà tôi coi như nhà ông có phúc lớn. Thôi thì giờ hai con thích ra ngoài ở riêng, tôi cho đất thì ông bà cũng cố mà lo tiền xây nhà. Coi như cả hai cùng chung tay cho con, cho cháu được sống điều kiện tốt hơn”.
Khi tôi nói là hiện nay điều kiện chưa cho phép, nên dù cố gắng cũng không lo đủ tiền xây nhà cho con. Tạm thời xây nhà một tầng, sau này có tiền thì sẽ xây thêm các tầng trên… Nghe xong, ông thông gia tỏ ra bực tức: “Tôi không thể để con trai, cháu nội tôi sống ở nơi tạm bợ như vậy được. Đã xây thì phải xây nhà mấy tầng, khỏi phải lo nghĩ gì, chứ chắp vá là mất mặt tôi lắm. Ông mà không lo được thì không xứng thông gia với nhà tôi”.
Tôi không ngờ ông thông gia bình thường hiền lành, lịch thiệp như vậy mà giờ ăn nói phũ phàng, ra điều kiện không khác gì bắt ép nhà tôi. Kể từ hôm đó đến giờ, con gái ngày nào cũng nhắn tin, gọi điện thoại khóc lóc bị bố mẹ chồng chèn ép, gây khó dễ chi vì chuyện xây nhà.
Con rể tôi cũng không vừa, cũng bộc lộ tính xấu vào hùa để trách móc vợ và bố vợ. Con gái tôi còn nghe lỏm được bố chồng nói với người khác là chỉ cho đất xây nhà còn giấy tờ nhà không cho sang tên. Nghĩa là nếu có ly hôn, con gái tôi sẽ trắng tay.
Tôi buồn, thất vọng về cách hành xử ngạo mạn của nhà thông gia. Tôi suy nghĩ rất nhiều, thương con gái hàng ngày chịu cảnh chèn ép của bố mẹ chồng. Để giúp con gái được yên thân, tôi có nên cố vay mượn tiền cho con xây nhà ở riêng? Nếu như thông gia tiếp tục quá đáng, tôi có nên đến đón con gái tôi về? Hãy cho tôi lời khuyên!
Bố vợ bệnh tật từ quê ra chơi, con rể có hành động khiến ông rơi nước mắt bỏ về
Nghe những lời nói của con rể, mắt bố tôi đỏ lên. Ông quay sang nhìn tôi rồi lặng lẽ đi vào phòng đóng cửa.
Tôi mồ côi mẹ từ nhỏ. Bà nghĩ quẩn sau một lần cãi nhau với chồng, bỏ lại tôi bơ vơ và một người chồng mang nỗi ân hận, dằn vặt suốt mấy chục năm qua. Lúc lớn lên, biết mẹ mất một phần do bố, tôi cũng trách móc ông rất nhiều. Có thời điểm tôi không muốn nhìn mặt bố mình.
Nhưng qua thời gian, tôi cảm nhận được, ông cũng phải trải qua những tháng ngày đau khổ đến nhường nào. Như để bù đắp cho lỗi lầm mình gây ra với người vợ quá cố, ông không đi bước nữa, một mình nuôi tôi khôn lớn và dành tình yêu thương vô bờ cho tôi. Bất kể tôi làm gì đều nhận được sự bao dung từ bố. Cứ như vậy, tôi dần không còn ghét bố mình, ngược lại, cảm thấy thương ông nhiều hơn.
Ảnh minh họa
Ngày tôi lên xe hoa về nhà chồng, bố tôi đã nói trong nước mắt, ông nguyện đánh đổi tất cả, kể cả mạng sống của bản thân, chỉ mong tôi được hạnh phúc, có một gia đình ấm êm. Ông cũng tha thiết gửi gắm con rể thay ông chăm sóc đứa con gái duy nhất và mong anh hãy yêu thương tôi như ông đã làm.
Sau khi hôn lễ của tôi xong xuôi, bố tôi liền đổ bệnh. Có lẽ ông đã phải cố gồng mình lên chịu đựng những cơn đau để tôi yên tâm lo chuyện trọng đại cả đời. Biết điều ấy, tôi càng thương bố nhiều hơn, cố gắng sống hạnh phúc để bố tôi vui lòng. Khoảng vài tuần, vợ chồng tôi lại từ thành phố về quê thăm bố. Ông yếu đi nhiều nhưng lần nào nhìn thấy vợ chồng con gái và con rể về, tinh thần bố tôi cũng rất phấn chấn.
Nhưng cuộc hôn nhân của tôi cũng chỉ thực sự hạnh phúc ở năm đầu tiên. Đến khi tôi có bầu và sinh con, chồng tôi chơi bời, ăn nhậu tối ngày. Anh ta còn báo nợ về nhà hơn 200 triệu tiền lô đề, cờ bạc khiến kinh tế trong gia đình tôi lao đao. Chúng tôi thường xuyên cãi vã. Chồng không nhận sai thậm chí còn ra tay đánh tôi thâm tím mặt mày.
Tôi đã nghĩ đến việc ly hôn ngay lúc ấy nhưng con còn nhỏ, bố đẻ ở quê lại bệnh tật. Nếu biết tôi đau khổ như vậy, tôi sợ ông sẽ không chịu được cú sốc. Vậy là gần 1 năm qua, trước mặt bố, tôi luôn thể hiện rằng mình rất hạnh phúc, lấy được người chồng yêu thương, chiều chuộng.
Mỗi lần về, tôi đều bảo chồng biếu bố vài triệu cho ông thích ăn gì thì mua nhưng thực chất, đó là tiền của tôi đưa cho chồng để bố tôi thấy, con rể cũng quan tâm đến nhà vợ.
Dĩ nhiên, để chồng hợp tác "diễn" trước mặt bố vợ, tôi cũng phải lấy lòng anh ta từ trước đó. Tôi thỏa hiệp cho anh ta nhậu nhẹt, chơi bời bên ngoài mà không cắn răng nói nửa lời, miễn sao anh ta vẫn yêu thương con cái và không có hành động vũ phu với vợ trước mặt con.
Tôi không muốn con tôi phải chứng kiến những cảnh mà ngày xưa tôi đã từng trải qua. Tôi chịu đựng tất cả, không ly hôn cũng vì lý do đó. Tôi muốn con tôi có một gia đình hoàn chỉnh dù thực chất chỉ là vỏ bọc và không hề hạnh phúc. Tôi muốn bố tôi những năm tháng cuối đời được thanh thản, không phải suy nghĩ gì chuyện của tôi nữa.
Thế nhưng cách đây ít hôm, bố tôi bất chợt đưa ra lời đề nghị muốn được lên thăm nhà tôi ở trên thành phố xem nơi ăn chốn ở của con gái ra sao. Bố tôi nói có lẽ, đó là chuyến đi cuối của ông nên tôi không dám từ chối.
Trước khi bố lên, tôi đã dặn chồng đi làm về sớm và thể hiện rằng chúng tôi vẫn hạnh phúc. Vậy mà, cảnh bố tôi thấy lại là hình ảnh một người con rể say xỉn về nhà lúc gần đêm khuya.
Trong cơn say, anh ta cứ nói lảm nhảm chuyện phải sống dối lòng mình. Anh ta không muốn tiếp tục lừa dối bố vợ bệnh tật thêm nữa. Và dù tôi có cố ngăn cản, anh ta vẫn nói ra việc vợ chồng tôi thường xuyên mâu thuẫn và mỗi lần về quê đều chỉ là giả vờ hạnh phúc để bệnh tình của bố không nặng thêm.
Nghe những lời nói của con rể, mắt bố tôi đỏ lên. Ông quay sang nhìn tôi rồi lặng lẽ đi vào phòng đóng cửa. Tôi dù căm giận chồng nhưng phải dồn nén lại, không dám to tiếng để bố nghe thấy.
Sáng sớm, lúc tôi tỉnh dậy, bố tôi đã đi từ khi nào. Qua điện thoại, giọng bố run run như trực khóc. Ông nói đã bắt xe về quê và khuyên tôi nên sống vì bản thân mình. Hãy làm những gì mà tôi thấy hạnh phúc, đừng vì ông mà phải chịu đựng cuộc hôn nhân bất hạnh.
Những lời nói của bố như xé nát tâm can tôi. Tôi thương bố và cũng thương chính bản thân mình. Có lẽ, tôi nên nghĩ đến chuyện bước khỏi vũng bùn để bắt đầu một chương khác của cuộc đời...
Nghe chồng bàn với chị gái anh ấy kế hoạch làm ăn, tôi hoảng sợ loay hoay tìm chỗ giấu vàng cưới Nhà tôi không còn an toàn để cất giữ vàng nữa rồi. Ngay từ lần đầu nhìn thấy con rể tương lai, bố tôi đã phán đoán một câu xanh rờn: "Anh chàng này nói năng bốc đồng, sẽ chẳng làm được trò gì ra hồn. Tốt nhất con kiếm người khác mà lấy làm chồng cho bố mẹ bớt lo". Tuổi trẻ...