Con màu đỏ mềm như thạch chế biến kiểu này được món đặc sản, cả nhà ăn không muốn buông đũa, 1 đĩa là không đủ
Sứa đỏ đem làm nộm chấm cùng 2 loại nước sốt này thành món đặc sản của người Hải Phòng, ai ăn cũng khen ngon tấm tắc.
Cuối xuân đầu hạ là thời điểm các món thanh mát lên ngôi, trong đó có sứa đỏ. Đây là một trong những món ngon đặc sản của người Hải Phòng. Loại sứa này có thân mềm, trong suốt và cực kỳ mọng nước. Đặc biệt sứa có màu đỏ vô cùng đẹp mắt.
Để có 1 đĩa nộm ngon người đầu bếp phải ngâm sứa 4 – 5 ngày với nước lá đinh lăng, lá sung, mỏ vẹt rồi mới đem đi chế biến. Để giữ được vị ngon nguyên bản của sứa, người ta thường làm gỏi ăn sống kèm với các loại rau củ khác nhau.
Sứa đỏ có mùi vị riêng, thanh mát như thạch rau câu. Nó càng đặc biệt khi kết hợp với các loại rau sống cùng đậu nướng, cùi dừa và đặc biệt là sốt chấm từ giấm bỗng hoặc mắm tôm.
Giống như nhiều món ăn khác, linh hồn của món nộm sứa chính là nước chấm. Trước đây, nộm sứa thường chấm với mắm tôm pha loãng. Vị đậm đà thơm ngon của loại mắm này sẽ giúp sứa giữ được hương vị nguyên bản. Sau này, người ta cũng pha chế thêm sốt chấm làm từ bỗng rượu. Loại nước chấm này hợp với nhiều người, tuy nhiên vị chua thanh của giấm bỗng lại vô tình lấn át đi vị thanh mát vốn có của sứa đỏ, do đó người Hải Phòng gốc sẽ ít chọn chấm với sốt này.
Những ngày hè nóng nực như thế này, có đĩa nộm sứa đỏ mềm mềm, bùi béo để thưởng thức thì quả là hết ý. Đang mùa sứa đỏ, cùng Emdep.vn tìm hiểu một công thức làm nộm ngon chuẩn vị Hải Phòng với công thức pha nước chấm ngon hết ý nhé.
Nguyên liệu
- Sứa đỏ: 1kg (loại đã ngâm sẵn)
- Đậu phụ: 2 bìa
- Cùi dừa: 100g
- Cà chua, bỗng rượu
- Mắm tôm
- Bột đao, riêng giã nhỏ, đường, ớt, bột canh
- Rau ăn kèm gồm có: Tía tô, kinh giới, chuối xanh… (tùy vào sở thích của mỗi người mà có thể thêm các loại rau khác nhau)
Video đang HOT
Cách làm nộm sứa đỏ chuẩn vị Hải Phòng
1. Rửa sạch sứa đỏ với nước lọc và nước chanh rồi đem thái miếng vừa ăn. Đối với sứa tươi thì phải chế biến cầu kỳ hơn. Trước tiên, bạn cạo bỏ phần nhớt trên thân sứa rồi rửa lại với nước. Lấy nước lá sung, đinh lăng, mỏ vẹt pha cùng muối rồi cho sứa đỏ vào ngâm. Lưu ý, sứa đỏ phải ngâm 4 – 5 ngày mới có thể đem đi sử dụng.
2. Chuối xanh gọt vỏ, thái miếng mỏng vừa ăn. Khế chua thái miếng. Rau thơm rửa sạch và để cho ráo nước. Vì là rau ăn sống nên bạn cần ngâm rửa thật kỹ, để ráo nước. Cùi dừa thái miếng mỏng.
3. Đậu phụ mua về rửa qua với nước sau đó thấm khô, thái miếng và đem rán vàng. Nếu có thể, hãy nướng đậu phụ sẽ thơm và ngon hơn.
4. Pha nước chấm nộm sứa:
- Nước chấm sứa bằng giấm bỗng
Trước tiên, bạn cho bỗng rượu đã chuẩn bị vào nồi, đun sôi.
Tiếp đến, bạn cho cà chua, bột canh vào. Khuấy thật đều cho các loại gia vị quyện vào nhau.
Phần bột đao pha với 1 chút nước rồi đổ vào nồi giấm bỗng. Liên tục khuấy cho tới khi hỗn hợp sốt sánh sệt lại là được.
- Nước chấm nộm sứa đỏ bằng mắm tôm pha loãng
Cho 2 thìa mắm tôm vào bát, 1 thìa đường, 1/2 thìa rượu trắng, 1/4 quả chanh vắt lấy nước
Dùng đũa khuấy đều cho tới khi mắm tôm sủi lên. Thêm ớt thái lát là được.
5. Sau khi hoàn thành các bước trên, bạn dọn sứa và nước chấm cùng rau thơm lên bàn là có thể thưởng thức.
Bạn lấy rau tía tô, kinh giới rồi lần lượt thêm chuối xanh, khế và đặt miếng sứa đỏ lên trên. Đừng quên thêm cùi dừa, đậu phụ rồi cuộn rau thơm lại sau đó chấm ngập trong bát nước chấm và thưởng thức.
Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm của rau sống, chát chát của chuối xanh, chua chua của khế, sứa giòn mát, béo bùi của cùi dừa, thơm ngậy từ đậu phụ, đậm đà của nước chấm, tất cả hòa quyện tạo nên một món ăn ngon tròn cả hương lẫn sắc.
Nguồn gốc món sứa đỏ đang 'sốt xình xịch'
Sứa đỏ đang là món ăn chơi sốt xình xịch trong giới ẩm thực, bạn có biết nguồn gốc món sứa đỏ cực kỳ độc đáo này?
Nộm sứa đỏ là món ăn chơi nổi tiếng ở Hà Nội, là món ăn đường phố nhưng lại thể hiện sự "ăn chơi", sành ẩm thực của người dùng. Sự độc đáo và hương vị thanh mát của món ăn này không chỉ hấp dẫn giới trẻ mà cả những người trung niên cũng thích thú. Đàn ông hay phụ nữ đều hào hứng khi thưởng thức nó.
Một yếu tố khiến sứa đỏ "gây sốt" là sự hiếm hoi của nó. Sứa đỏ chỉ xuất hiện theo mùa chứ không có quanh năm. Mùa sứa đỏ thường diễn ra từ khoảng cuối tháng Giêng đến tháng 5 âm lịch.
Nộm sứa đỏ có nguồn gốc từ Hải Phòng.
Mặc dù đã "làm mưa làm gió" nhiều năm ở Hà Nội nhưng thực chất món sứa đỏ có nguồn gốc từ Hải Phòng. Giống sứa đỏ thường chỉ được đánh bắt ở vùng biển Hải Phòng, Nam Định, nơi có rừng ngập mặn sú, đước. Người Hải Phòng sau khi bắt được sứa đỏ thì ngâm ngay vào thùng nước có rễ hoặc vỏ cây sú vẹt, mục đích là để khử mùi tanh, giữ sứa tươi ngon và tăng thêm màu đỏ hấp dẫn, độc đáo.
Sứa đỏ vốn không có vị, thứ làm nên hương vị món nộm sứa đỏ chính là các loại rau ghém, cùi dừa, đậu phụ ăn kèm và nước chấm (mắm tôm hoặc nước mắm, nước bỗng...) Điều độc đáo là dù "vô vị", khi kết hợp với các phụ liệu trên, sứa đỏ lại có hương vị độc đáo có một không hai.
Cách chế biến sứa đỏ
Nguyên liệu
Sứa đỏ tươi hoặc đã ngâm. Với sứa đỏ tươi, sau khi cạo bỏ nhớt, rửa sạch, bạn cần ngâm khoảng 4-5 ngày trong nước lá sung hay đinh lăng, mỏ vẹt đun sôi để nguội với muối.
Các loại rau ăn ghém: Lá sung, lá mơ, đinh lăng, tía tô, kinh giới, húng quế, húng dũi, lá sắn, khế chua, chuối xanh, dứa... Bạn cần 1,5 kg để ăn kèm với 1 kg sứa đỏ.
Cùi dừa bánh tẻ.
Đậu phụ
Cà chua, bỗng rượu (hoặc mẻ)
Bột đao, rềng xay, đường, ớt, bột canh
Các bước thực hiện
Sứa đỏ đã ngâm đem sửa với nước chanh và nước lọc rồi thái miếng vừa ăn.
Khế, chuối và dứa thái miếng vừa ăn. Rau lá các loại rửa sạch, để ráo. Cùi dừa thái mỏng.
Đậu phụ tẩm nghệ nướng.
Nấu sôi bỗng rượu, cho cà chua, bột canh vào, sau đó thêm bột đao, để nhỏ lửa khấy đều cho hỗn hợp sánh lại. Nếu không có bỗng rượu, bạn sốt cà chua, lọc mẻ cho vào cùng chút bột canh đun lên, thêm bột đao vào như trên.
Cách làm nộm sứa đỏ không khó.
Cách thưởng thức nộm sứa đỏ: Xếp các loại lá rau, đặt miếng sứa vào giữa, thêm cùi dừa, đậu phụ rồi cuộn lại, chấm với nước bỗng.
Một số người ăn kèm sứa đỏ với đậu phụ rán và chấm mắm tôm.
Hôm nay nấu gì: Bữa tối giàu chất xơ lại nhiều màu sắc khiến trẻ con mê tít Món nào cũng dân dã, đơn giản, dễ ăn nên ai cũng thích khi thưởng thức. Gợi ý bữa cơm chiều nay sẽ có các món: - Cá sốt thịt băm: 100.000đ - Canh cải cá rô đồng: 35.000đ - Đỗ xào tỏi: 8.000đ - Nộm thập cẩm: 20.000đ Tổng: 163.000đ Nguyên liệu: - 1 con cá rô phi 800g-1kg (cá chép, cá...