Con gái 7 tháng hay quấy khóc bỗng ngủ li bì, mẹ lo lắng đưa bé đi khám thì “chết điếng” khi biết nguyên nhân
Dù con ngủ ngon là điều đáng mừng nhưng sự thay đổi đó quá đột ngột và lạ kỳ khiến cô Trần không khỏi lo lắng.
Các bậc cha mẹ khi thấy con nhỏ quấy khóc sẽ theo phản xạ đung đưa, rung lắc nhẹ nhàng để dỗ con nín. Nhưng cơ thể trẻ nhỏ còn rất yếu ớt, nếu cha mẹ không kiểm soát được mức độ rung lắc thì sẽ vô tình gây ra những tổn thương nghiêm trọng tới não bộ của bé.
Mới đây, một bà mẹ họ Trần ở Giang Tô, Trung Quốc đã đưa con gái 7 tháng tuổi tới bệnh viện kiểm tra. Nguyên nhân bởi con gái cô đột nhiên trở nên ngoan ngoãn và ngủ say li bì một cách bất thường. Trong khi trước đó bé là một đứa trẻ thường xuyên quấy khóc. Dù con ngủ ngon là điều đáng mừng nhưng sự thay đổi đó quá đột ngột và kì lạ là bé có dấu hiệu ngủ không thức dậy để ăn khiến cô Trần không khỏi lo lắng.
Vụ việc được Đài PTTH Giang Tô, Trung Quốc đưa tin.
Sau khi kiểm tra cho bé gái 7 tháng, các bác sĩ kết luận đứa trẻ bị tổn thương não bộ do hội chứng rung lắc ở trẻ. Cô Trần không khỏi sững sờ khi biết nguyên do. Lúc này cô mới nhận ra, những hành vi dỗ dành bé của các thành viên trong gia đình không ngờ lại mang lại nguy hiểm cho đứa trẻ. Nhất là chồng cô Trần còn thường tung con lên cao để bé cười vui và nín khóc. Đồng thời, dạo gần đây cô thấy con có biểu hiện lờ đờ, chậm chạp, tinh thần không được tốt.
Thực tế còn rất nhiều trường hợp tương tự như cô Trần, khi mà cha mẹ không trang bị cho mình đủ kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ, vô tình biến những hành động yêu thương, dỗ dành con trở thành tác nhân gây nguy hiểm cho bé. Chính vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu để nắm chắc kiến thức về hội chứng rung lắc ở trẻ để tránh tuyệt đối hành vi rung lắc trong quá trình chăm sóc con.
Hội chứng rung lắc ở trẻ em và những nguy hiểm đối với trẻ
- Hội chứng rung lắc thường xuất hiện ở trẻ em dưới hai tuổi, tập trung ở độ tuổi từ sơ sinh đến 8 tháng. Khi hội chứng rung lắc xuất hiện ở độ tuổi sơ sinh được gọi là hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh.
Ở độ tuổi này, khối lượng đầu trẻ chiếm tỉ trọng lớn, khoảng 1/4 trọng lượng cơ thể, các cơ cổ còn yếu chưa giữ được sức nặng của đầu. Não bộ trẻ chưa phát triển, xương sọ mềm, màng não mỏng, có khoảng trống giữa não và xương sọ nên khi trẻ bị rung lắc, nhất là khi bị tung hứng, quay tròn mạnh, khối não sẽ di chuyển theo quán tính và va đập vào xương sọ gây tổn thương não nặng nề. Lực va chạm này sẽ đột ngột tăng lên nếu đầu trẻ bị va chạm vào bề mặt cứng.
Hội chứng rung lắc ở trẻ em được so sánh tương tự như người lớn bị tai nạn chấn thương sọ não.
Video đang HOT
- Chỉ cần rung lắc trong 5 giây trẻ đã có thể gặp nguy hiểm. Tùy theo tình trạng tổn thương sẽ ảnh hưởng đến trẻ ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên phần lớn đều hết sức nặng nề. Nếu nặng trẻ có thể tử vong do hậu quả của xuất huyết não, tăng áp lực nội sọ thứ phát sau phù não hoặc xé rách mô não. Các di chứng thần kinh do hội chứng rung lắc có thể gặp như bại não, liệt, xuất huyết võng mạc, giảm thị lực, mù, điếc, động kinh, co giật…
Ngay cả tổn thương nhẹ cũng có thể làm trẻ chậm phát triển tinh thần, giảm khả năng học tập, không nói năng được lưu loát, trong đó có một số tổn thương chỉ phát hiện khi trẻ đã lớn, đòi hỏi phải điều trị chuyên sâu, lâu dài.
Mẹ 2 con 20 tuổi ra đi mãi mãi sau sinh mổ 3 tuần, ai biết chuyện cũng thương
Bà mẹ trẻ 20 tuổi phát triển khối tĩnh mạch sâu (viêm tắc tĩnh mạch) chỉ 3 tuần sau khi sinh con gái- đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp hàng đầu gây tử vong cho mẹ sau sinh ở Anh.
Cửa sinh là cửa tử không chỉ với những người sinh thường, không chỉ để nói trong ca sinh mà ngay cả những tuần đầu sau sinh, người phụ nữ cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ nguy hiểm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, như bà mẹ xấu số Jasmine Donkin ở Anh.
Jasmine Donkin, 20 tuổi, bị phát triển các huyết khối tĩnh mạch sâu sau ca phẫu thuật sinh mổ - đây là tình trạng dẫn đến các cục máu đông trong phổi của sản phụ, gây tổn thương não và khiến bà mẹ ngừng tim.
Jasmine có thai kỳ khỏe mạnh và ca sinh mổ thành công.
Huyết khối tính mạch sâu là nguyên nhân trực tiếp hàng đầu gây tử vong cho sản phụ ở Anh và nguy cơ phát triển biến chứng này cao hơn đối với những người đẻ mổ.
Trước đó, sau ca sinh, các bác sĩ đã chủ quan cho rằng Jasmine có nguy cơ mắc tình trạng này rất thấp nên họ đã quyết định không cho cô uống thêm một liều thuốc làm loãng máu sau ca sinh. Nhưng bà mẹ trẻ đã ngã quỵ tại nhà và qua đời chỉ 22 ngày sau khi sinh con gái Callie-Grace.
Chỉ 3 tuần sau sinh mổ, cô đã ra đi mãi.
Kết quả khám nghiệm tử thi sau đó cho thấy các cục máu đông đã hình thành trong phổi của Jasmine khiến não cô ấy bị thiếu oxy, khiến tim ngừng đập 2 lần trước khi qua đời.
Mẹ của Jasmine, bà Kim Connolly, xót xa chia sẻ rằng, con gái bà là một người mẹ tuyệt vời. Cô chăm sóc con cái vô cùng chu đáo và bà đang vô cùng lo lắng, thương xót khi hai đứa trẻ của Jasmine từ nay sẽ không có hơi ấm của người mẹ nữa.
Đồng thời, bà cũng đang kêu gọi tất cả phụ nữ sinh mổ cần được kê đơn thuốc làm loãng máu chứ không chỉ dành cho những người có nguy cơ cao. "Tôi muốn chia sẻ với mọi người rằng vấn đề này cần được nhìn nhận cẩn thận và giải quyết triệt để. Nếu Jasmine được dùng thuốc làm loãng máu thì có lẽ con tôi vẫn đang ở đây, bên hai đứa con nhỏ dại của nó. Con gái tôi hoàn toàn khỏe mạnh. Suốt thời gian mang bầu và ca sinh không hề có rủi ro gì, vậy mà đến lúc sinh xong rồi thì lại mất mạng."
Ngay khi câu chuyện về sự ra đi của Jasmine được chia sẻ rộng rãi trên mạng, mọi người đặc biệt là cộng đồng các mẹ bỉm sữa đã rơi nước mắt xót xa. Họ thương cho bà mẹ trẻ và cả thương cho 2 em bé từ nay sẽ không còn được mẹ ôm ấp, vỗ về.
Viêm tắc tĩnh mạch (huyết khối tĩnh mạch sâu) sau đẻ - tai biến thường gặp
Nguy cơ xuất hiện viêm tắc tĩnh mạch kéo dài suốt thai kỳ, đặc biệt cao điểm ở giai đoạn hậu sản.
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của thuyên tắc tĩnh mạch là thuyên tắc phổi (tỷ lệ tử vong 12 - 15%) , xuất phát từ huyết khối tĩnh mạch sâu. 3 nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch sâu ở phụ nữ mang thai là huyết khối tĩnh mạch nông, huyết khối tĩnh mạch do viêm nhiễm vùng sinh dục và huyết khối tĩnh mạch buồng trứng. Hầu hết huyết khối tĩnh mạch sâu xuất hiện từ tuần 15 - 20 của thai kỳ.
Các nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu gồm cả yếu tố bẩm sinh và yếu tố mắc phải (béo phì, nằm bất động lâu, chấn thương, bệnh viêm nhiễm, đa hồng cầu, hồng cầu hình liềm, giãn tĩnh mạch chi dưới,...). Nếu những yếu tố này xuất hiện ở thời kỳ hậu sản thì nguy cơ huyết khối tĩnh mạch dẫn tới viêm tĩnh mạch sau đẻ sẽ tăng cao. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh liên quan đến sản khoa là ứ trệ tuần hoàn, đa sản, tuổi mẹ cao, tuổi thai dưới 36 tuần, sinh với hỗ trợ thủ thuật hoặc sinh mổ, tiền sản giật, xuất huyết, chuyển dạ kéo dài, lưu thông mạch máu (hệ tĩnh mạch) bị cản trở, tăng sinh sợi huyết,...
Triệu chứng viêm tắc tĩnh mạch sau sinh
- Các triệu chứng thường xuất hiện muộn, sau đẻ khoảng 12 - 15 ngày
- Sốt nhẹ, rét run, mạch nhanh
- Nếu viêm tắc tĩnh mạch chi dưới thì sản phụ có biểu hiện phù chân, màu trắng, nóng, ấn vào thấy đau, gót chân không nhấc được khỏi giường
- Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến viêm tắc động mạch phổi, thận và gây tử vong.
Phòng ngừa viêm tắc tĩnh mạch sau đẻ
Để phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu gây viêm tắc tĩnh mạch trong sản khoa, sản phụ cũng như nhân viên y tế cần chú ý tới những vấn đề sau:
- Sản phụ có tiền sử huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi, có huyết khối tĩnh mạch sâu trước khi mang thai cần được điều trị bằng thuốc kháng đông ngay từ khi mang thai;
- Điều trị các ổ viêm trong khi mang thai như viêm đường tiết niệu, sinh dục;
- Sản phụ cần nâng cao chân và mang vớ áp lực;
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh tăng cân quá mức;
- Tránh mất nước và bất động lâu trong suốt giai đoạn trước sinh, giai đoạn chuyển dạ và hậu sản;
- Phòng ngừa nhiễm khuẩn ối và chuyển dạ kéo dài;
- Trong khi sinh: Không để sót rau, tuân thủ đúng các chỉ định kiểm soát tử cung và chế độ tiệt trùng, vệ sinh;
- Sau khi sinh: Tránh bế sản dịch, vệ sinh và chăm sóc tầng sinh môn đúng quy trình
Viêm tắc tĩnh mạch sau đẻ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Vì vậy, phụ nữ có tiền sử huyết khối tĩnh mạch, có nguy cơ mắc bệnh hoặc đang có biểu hiện bệnh cần ngay lập tức đi khám để nhận được lời khuyên từ bác sĩ trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh.
Lối sống lành mạnh giúp giảm đến 40% nguy cơ mất trí nhớ ây là khẳng định mà 28 chuyên gia hàng đầu thế giới về chứng mất trí nhớ vừa đưa ra trên Tạp chí y khoa The Lancet, sau khi nhận diện 12 yếu tố lối sống làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh này. Ảnh: Glbnews.com Cụ thể, nhóm chuyên gia cho biết một trong những yếu tố nguy cơ có thể sớm...