Cồn Cỏ – hòn đảo xinh đẹp của Quảng Trị với nhiều đặc sản vừa ngon, vừa quý hiếm
Đến Cồn Cỏ, ngoài chiêm ngưỡng thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp, bạn còn được thưởng thức những món ngon đặc trưng của vùng biển nơi đây như: tôm, cá biển, ốc mắt ngọc, ốc đồi, ốc thổ,…ngoài ra có rong biển.
1. Ốc Cồn Cỏ
Cũng giống như các món ốc trong đất liền, ốc Cồn Cỏ có thể chế biến theo hai cách là xào hoặc luộc, dĩ nhiên dù có làm theo cách nào thì gia vị không thể thiếu là sả, gừng và ớt. Riêng tôi thì khoái món ốc luộc hơn vì như thế còn được “khuyến mãi” thêm vị ngọt lành của nước ốc.
Theo “các tay sành ốc”, để thưởng thức món ốc luộc sả ớt, các công đoạn khá đơn giản, không cứ gì phải là một đầu bếp khéo tay mới làm được. Chỉ cần nấu một nồi nước, cho lần lượt ốc, sả, ớt tươi, gừng giã nhuyễn, một ít riềng vào rồi đậy kín nắp. Đến lúc nước sôi sùng sục thì cho vào thêm một ít lá chanh và một ít ớt màu để món ăn thêm sinh động. Cũng cần phải nói thêm rằng, khoảng thời gian chờ đợi để ốc chín rất “khổ sở” với người thưởng thức bởi mùi thơm cứ xộc thẳng vào mũi đầy kích thích, bắt bí nhiều kẻ phải nuốt nước bọt ừng ực.
2. Cua đá Cồn Cỏ
Cua đá là một loài cua sống ở ven biển, vỏ màu tím sậm, mình rắn chắc, càng cái ngắn và to, con nặng trung bình từ 100 – 200gr. Loài cua này thường đi ăn vào ban đêm, ngày trú ẩn trong các hang đá dọc theo các bờ biển, nhiều nhất là vùng biển miền Trung và Tây Nam bộ, nổi tiếng ngon là cua đá Cù lao Chàm.
Bộ phận ngon nhất của cua đá là càng cái, thịt vừa săn chắc vừa ngọt. Càng cua đá hấp dẫn nhất là nướng, luộc, rang muối tiêu. Trước khi rang người ta đập giập càng rồi ướp gia vị cho thấm đều. Mình cua đá có thể cháy tỏi, rang me, hấp bia hoặc hấp sả, vị béo, ngọt thanh, không tanh như các loài cua khác, đặc biệt là gạch cua đá thơm lừng. Do vậy nhiều nhà hàng, quán ăn đã săn tìm càng cua đá với giá từ 150.000 – 170.000đ/kg, coi như một đặc sản quý hiếm. Khách sành điệu ẩm thực mỗi lần ra biển, đảo thường tìm mua cho được cua đá để thưởng thức. So với ghẹ và cua biển, thịt cua đá dai và đậm đà hơn, mùi vị thơm đặc trưng nên ai cũng muốn khám phá một lần cho biết.
3. Hải sâm
Hải sâm được xem như một nguyên liệu quý để làm nên những món ngon độc đáo của địa phương, mà từ xưa hải sâm cũng đã được liệt vào hàng “tứ đại danh thái”, như một loại thần dược từ biển. Về hương vị, những món ngon chế biến từ hải sâm Phú Quốc có nhiều như hải sâm xào rau củ, hải sâm tiềm chim cút, hải sâm nấu đu đủ, hải sâm xào cải thìa,…đặc biệt phổ biến và được nhiều thực khách ưa dùng là cháo hải sâm, đều có hương vị độc đáo rất riêng.
Video đang HOT
Để chế biến món hải sâm ngon, khâu xử lý hải sâm rất quan trọng. Nếu là hải sâm tươi, phải được làm sạch và rất kỹ trước khi chế biến khá lâu, khi làm sạch có dùng rượu và muối hoặc giấm để rửa kỹ để giàm mùi tanh. Nếu là hải sâm khô, thì sau khi ngâm mềm, cũng được xào qua với chút rượu, gừng và tõi để giảm tối đa vị tanh nồng của hải sâm.
Nếu bạn yêu thích các món xào, thì sau khi sơ chế, có thể xào chung với các nguyên liệu, rau củ mà mình yêu thích, như các món xào hải sản thông thường. Hay với những món om hoặc hầm, cách nêm nếm cho hải sâm cũng như các món hải sản khác. Điều đặc biệt là các món ăn từ hải sâm, đều có hương vị rất riêng không giống với bất kỳ món ăn chế biến từ hải sản nào khác, cho dù cách nêm nếm của bạn là cùng một cách đi chăng nữa.
Về giá trị dinh dưỡng, ngoài giá trị dinh dưỡng thông thường, còn có những món ăn có tác dụng đặc biệt về sức khỏe, chữa bệnh. Những món ăn này được kết hợp hải sâm với một số nguyên liệu theo đúng bài thuốc, để phát huy hết tác dụng của hài sâm.
4. Rong nho
Rong nho có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, nhưng đơn giản nhất là nấu canh, làm gỏi với tôm cùng cà chua và bắp cải xắt nhuyễn; ăn kèm với đậu hũ om như người Nhật hoặc chỉ đơn giản dùng như một loại rau sống rồi chấm kèm với nước sốt rồi thưởng thức.
Rong nho sau khi thu hoạch, trước khi cần chế biến nên nhẹ nhàng rũ hết cát rồi thả vào nước ngọt cho bớt vị mặn rồi ngâm vào nước đá cho giòn là có thể thưởng thức. Rong nho là thứ “rau xanh” rất được ưa chuộng ở các nước như Nhật Bản, Philipinnes,…
Tuy nhiên, ở Việt Nam, rong nho vẫn chưa được phổ biến rộng rãi, nên rất nhiều người sau khi mua về không biết cách xử lý đúng để giữ chúng được lâu mà không mất đi vị ngon tự nhiên. Thế nên, bạn cần lưu ý rằng, rong nho sau khi thu hoạch chỉ có thể bảo quản tươi được 7 – 10 ngày.
Ở Viện Hải dương học, rong nho tươi có thể bảo quản từ 8 – 10 ngày nhờ phương pháp sục khí, hoặc ướp nước muối bão hòa có thể bảo quản tới 3 – 4 tháng.
Trổ tài làm món bún ốc mang đậm hương vị Hà Nội
Bún ốc là một trong những 'đặc sản' mang đậm bản sắc Hà Thành mà chắc chắn ai đã từng thưởng thức cũng không thể nào quên.
Trổ tài món bún ốc mang đậm hương vị Hà Nội. Ảnh: Internet.
Bún ốc được làm từ những nguyên đơn giản, phổ biến nhưng hoà quyện với vị ngọt của xương ống, mùi thơm ngọt của ốc và vị chua nhẹ của giấm bỗng, đây là món ăn rất thu hút đấy nhé.
Nguyên liệu:
- Ốc nhồi: 1-2kg loại vừa, không to quá hay nhỏ quá
- Xương ống heo: kg
- Bún rối: 1kg
- Đậu hũ: 2 - 3 miếng
- Cà chua chín: 3 - 4 trái
- Giấm bỗng: lít
- Bột nghệ: thìa
- Các gia vị: dầu ăn, nước mắm, hạt tiêu, muối, đường...
- Các loại rau sống: xà lách, rau muống chẻ, bắp chuối thái...Hành lá, tía tô, rau thơm
- Chanh, ớt
- Hành: 2 củ
- Tỏi: 1 củ
Cách làm bún ốc
Ốc nhồi (nên mua trước 1-2 ngày và ngâm ốc với nước vo gạo để ốc nhả hết bẩn. Lưu ý thường xuyên thay nước vo gạo vào mỗi tối).
Rửa sạch ốc rồi luộc chín, lấy ruột ốc ra, bỏ hết phần phân ở ruột ốc, đem rửa sạch và bóp với giấm một lần. Đem ruột này ướp với nước nắm, bột nghệ, kèm hành, tỏi đã đập vỏ và băm nhuyễn khoảng 30 phút cho thấm gia vị.
Nước luộc ốc để 'im lặng' cặn rồi lọc lấy phần nước trong để nấu bún.
Với cá chua rửa sạch, bổ miếng cau, ớt bỏ hạt và băm nhỏ
Xương ống heo rửa sạch và trần qua với nước sôi.
Đậu chiên ngập dầu và cắt miếng vuông vừa ăn
Cho xương ống vào nồi kèm với 2 lít nước, thêm chút muối, hạt tiêu, thành tím thái mỏng. Lưu ý không đậy vung và thường xuyên vớt bọt nhé. Sau khoảng 40-1 tiếng thì vớt xương ra, lấy nước.
Dùng một nồi khác, phi thơm hành, tỏi băm rồi cho ruột ốc vào xào cho thấm dầu đến khi săn lại và thơm. Khi ốc chín, tắt bếp rồi trộn với lá tía tô xắt nhỏ, vớt ốc ra chén riêng.
Tiếp tục phi thơm hành tỏi với chút dầu ăn, cho cà chua vào xào chín rồi đổ nước luộc ốc, nước hầm xương và nước xào ốc vào nấu sôi, thêm chút giấm bỗng để nước dùng có vị chua dịu.
Nêm nếm gia vị vừa ăn, hạ lửa liu riu giữ nóng. Lúc này cho thêm đậu hũ vào nhé.
Trần bún qua nước sôi rồi cho vào tô với lượng vừa ăn. Cho nhân ốc lên, rắc hành lá, rau thơm rồi chan nước nóng ở trên. Thêm vài miếng đậu hũ, cà chua cho đẹp mắt là có một tô bún ốc đậm đà rồi đó.
Không đến Singapore, cả nhà vẫn bắt kịp trào lưu cua xốt trứng muối Ai từng đến Singapore hẳn đều vấn vương món cua xốt trứng muối thơm lừng đậm đà. Không cần đến tận đảo quốc sư tử, bạn vẫn có thể đãi cả nhà đặc sản này với hướng dẫn dưới đây. Cua xốt trứng muối phong cách Singapore là món ăn vô cùng hấp dẫn. Bẻ chiếc càng cua đưa lên miệng, vị xốt...