Con bỏng nước sôi, phụ huynh tự bôi thuốc khiến toàn bộ chân phải của bé hoại tử.
Bé bị bỏng nước sôi nhưng gia đình không đưa đến cơ sở y tế mà tự mua thuốc đỏ dạng dung dịch về bôi trực tiếp lên vết thương. Sau 5 ngày tự điều trị, bé sốt cao 39C, toàn bộ diện tích vết thương ở đùi và cẳng chân của trẻ phồng rộp, chảy dịch vàng, mủ và xuất hiện mùi hôi khó chịu, gia đình mới đưa đến BV thăm khám.
Ngày 29/4, BV Đa khoa Phú Thọ cho biết, BV vừa tiếp nhận và điều trị cho bé H.Đ.D (7 tuổi, trú tại xã Mỹ Thuận, huyện Tân Sơn, Phú Thọ) bị hoại tử toàn bộ chân phải do gia đình dùng thuốc sát khuẩn trị bỏng nước sôi.
Trước đó, bệnh nhi được gia đình đưa đến BV cấp cứu trong tình trạng hoại tử nặng vùng đùi và cẳng chân phải. Gia đình cho biết, khi trẻ bị bỏng nước sôi, gia đình chủ quan không đưa đến khám tại các cơ sở y tế mà tự mua một loại thuốc đỏ dạng dung dịch (chưa rõ là thuốc gì) về bôi trực tiếp lên vết thương. Sau 5 ngày tự điều trị, bé sốt cao 39C, toàn bộ diện tích vết thương ở đùi và cẳng chân của trẻ phồng rộp, chảy dịch vàng, mủ và xuất hiện mùi hôi khó chịu, gia đình mới đưa đến BV thăm khám.
Chân phải của bé bị hoại tử do cha mẹ tự bôi thuốc trị bỏng mà không đưa đến cơ sở y tế
Tại BV, qua thăm khám các bác sĩ xác vết thương do bỏng của trẻ đã hoại tử khá nặng, diện tích tổn thương khoảng 16%. Bệnh nhi đã ngay lập tức được điều trị bằng kháng sinh liều cao để khắc phục tình trạng nhiễm trùng, được bù dịch, cân bằng điện giải và thay băng cắt lọc vết thương.
Bác sĩ Nguyễn Đức Lân, Trưởng khoa Ngoại Nhi Tổng hợp cho biết, tổn thương bỏng của bệnh nhân D. nằm ở vị trí khoeo chân phải. Đây là vị trí có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng gấp duỗi của gối. Nếu không được điều trị đúng và kịp thời có thể dẫn tới tình trạng co da, cứng khớp do sẹo, ảnh hưởng xấu đến khả năng vận động của trẻ.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Lân, rất may mắn là bệnh nhi đáp ứng rất tốt với phác đồ điều trị, khả năng phục hồi của vùng da bị tổn thương rất nhanh. Bệnh nhi không cần thực hiện các can thiệp phẫu thuật vá da, ghép da mặc dù mức độ tổn thương khá nặng.
Trong quá trình điều trị, ngoài sử dụng thuốc, bệnh nhi còn được các điều dưỡng viên, kỹ thuật viên thường xuyên hướng dẫn tập phục hồi chức năng nên mọi vận động của cẳng chân, bàn chân đều được đảm bảo. Sau 2 tuần điều trị, vết bỏng của bệnh nhi khô ráo, da non lên tốt, vận động của gối, cẳng chân, bàn chân đều rất tốt nên được cho xuất viện.
Bác sĩ Nguyễn Đức Lân cho biết, việc sơ cứu ban đầu ở nhà khi trẻ bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho vết thương không bị ăn sâu vào bên trong và tránh tình trạng bội nhiễm. Do đó, khi trẻ không may bị bỏng, cần loại bỏ ngay tác nhân gây bỏng và đưa trẻ ra khỏi nơi có tác nhân; cởi bỏ ngay quần áo, rửa vùng da bị bỏng của trẻ bằng nước sạch ở nhiệt độ thường và dùng khăn sạch thấm khô. Thông thường, nếu không tiếp xúc với độ nóng quá cao và thời gian tiếp xúc ngắn, vết bỏng sẽ chỉ hơi đỏ và rát, phần da bỏng không đổi màu thành trắng hoặc đen, không có nốt phỏng nước và sẽ khỏi sau 2-3 ngày mà không để lại sẹo.
Nếu vết bỏng bị tổn thương, quan sát phần da bị bỏng đổi màu, xuất hiện nốt phỏng nước cỡ lớn, trẻ cảm thấy đau nhức hoặc vùng bị bỏng là da mặt hoặc bộ phận sinh dục thì cha mẹ cần cho trẻ đi khám để được điều trị ngay lập tức. Tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại thuốc nào bôi lên vết thương.
Để phòng tránh những tai nạn bỏng đáng tiếc xảy ra với trẻ, bác sĩ Nguyễn Đức Lân khuyến cáo, bố mẹ, người trông trẻ cần thường xuyên để mắt đến trẻ. Với các vật dụng nóng, các chất dễ cháy, các chất dễ phát sinh lửa, đồ điện cần để ở nơi an toàn, ngoài tầm với của trẻ nhỏ; kiểm tra độ nóng của nước trong các bồn tắm cho trẻ nhỏ, không để trẻ tự vặn vòi nước nóng. Riêng đối với trẻ em đã nhận thức được, các bậc phụ huynh cần thường xuyên nhắc nhở trẻ về cách phòng tránh tai nạn bỏng.
Khi trẻ không may bị bỏng, đặc biệt đối với các tổn thương trên diện rộng, vết thương sâu, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Chuyển vạt da cuống mạch 'lấp đầy' vết thương khuyết hổng gót chân cho trẻ
Trong thời gian được nghỉ học ở nhà để phòng chống lây nhiễm Covid-19, D. bị tai nạn. Các bác sĩ đánh giá vết thương khuyết hổng vùng gót chân của bệnh nhi khá nghiêm trọng, đã lộ gân và xuất hiện tình trạng viêm, chảy dịch...
Vết thương lõm sâu ở gót chân của trẻ.
Trung tâm Sản Nhi (BV Đa khoa Phú Thọ) vừa thực hiện thành công phương pháp chuyển vạt da cuống mạch liền trong điều trị khuyết hổng phần mềm vùng gót chân do tai nạn.
Bệnh nhi N.Đ.D (10 tuổi, trú tại Đoan Hùng - Phú Thọ) được đưa đến Trung tâm Sản Nhi trong tình trạng gót chân bên trái có một vết thương khuyết hổng phần mềm kích thước 4x5cm, lộ gân Achilles, sưng đau và chảy dịch.
Theo thông tin từ phía gia đình, trong thời gian được nghỉ học ở nhà để phòng chống lây nhiễm Covid-19, D. bị tai nạn chấn thương mất vạt da phần gót chân trái do đưa gót chân vào nan hoa xe đạp khi xe đang chạy nhanh xuống dốc.
Tại Trung tâm Sản Nhi, qua thực hiện khám lâm sàng và tổng hợp các kết quả xét nghiệm, chiếu chụp, các bác sỹ đánh giá vết thương khuyết hổng vùng gót chân của bệnh nhi khá nghiêm trọng, đã lộ gân và xuất hiện tình trạng viêm, chảy dịch. Sau khi hội chẩn, các bác sỹ quyết định phẫu thuật che phủ vết thương bằng phương pháp chuyển vạt da cuống mạch liền.
Theo ThS.BS chấn thương chỉnh hình Trần Thanh Hoàn - Trung tâm Sản Nhi, phẫu thuật chuyển vạt da cuống mạch liền là phương pháp có ý nghĩa quan trọng trong điều trị các khuyết hổng phần mềm, nhất là các vị trí ít phần mềm như ở 1/3 dưới cẳng chân, gót chân hay mu bàn chân.
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhi.
Đối với trường hợp bệnh nhi N.Đ.D, các bác sỹ đã lấy một vạt da cân vùng giữa bắp chân, có mạch nuôi đi từ dưới cổ chân lên quay xuống che phủ cho vùng gót chân. Với kỹ thuật này, vạt da không sống bằng nguồn nuôi tại chỗ mà sẽ được nuôi sống bằng mạch máu theo vạt, do đó đòi hỏi phẫu thuật viên phải nắm rất rõ và chính xác về mạch máu, thần kinh để thiết kế vạt và cuống vạt.
Đồng thời quá trình phẫu thuật cần hết sức tỉ mỉ, cẩn thận, không được làm tổn thương hay đụng dập mạch máu trong vạt và trong cuống vạt; khi xoay vạt không để gập góc mạch máu cuống vạt gây tắc mạch dẫn đến hoại tử vạt da mới được chuyển.
Vết lõm ở gót chân của trẻ đã được "lấp đầy"
Đáng lưu ý, việc chăm sóc vạt da sau phẫu thuật cũng là vấn đề hết sức quan trọng. Bác sỹ sẽ phải theo dõi liên tục để đánh giá mức độ sống của vạt, từ đó có những xử lý can thiệp kịp thời khi cần thiết. Phẫu thuật được đánh giá là thành công khi tình trạng sức khỏe bệnh nhân được ghi nhận có tiến triển tốt; vạt da che phủ vết thương hồng hào; vết mổ khô; mọi vận động của cơ chân được đảm bảo hoạt động bình thường. Sau 6 ngày điều trị hậu phẫu, bệnh nhi D. được đánh giá có đầy đủ các yếu tố trên nên được cho xuất viện.
Chuyển vạt da cuống mạch liền là một kỹ thuật khó và phức tạp, đặc biệt khi thực hiện trên trẻ em bởi mạch máu nhỏ và thường bị co lại trong quá trình phẫu thuật.
N. Huyền
Xà phòng hay thuốc sát khuẩn hiệu quả hơn trong phòng chống dịch Covid-19 ? Các chuyên gia đồng ý rằng, rửa tay nói chung là sự lựa chọn tốt hơn vì rửa tay có hiệu quả hơn trong việc loại bỏ những loại bụi bẩn "cứng đầu", những thứ có thể giúp virus bám vào và sinh sống, đồng thời việc rửa tay sẽ giúp tiêu diệt một số mầm bệnh nhất định. Bọt xà phòng cũng...