Con bị ung thư máu vì chiếc tủ quần áo màu sắc bố mẹ tặng
Những vật dụng tưởng chừng rất đơn giản hàng ngày nhưng ẩn sâu trong đó là rất nhiều mối nguy hại đặc biệt với trẻ nhỏ khi hệ miễn dịch, sức đề kháng còn non yếu.
Câu chuyện xảy ra cách đây đã 5 năm nhưng hiện tại bé gái 7 tuổi vẫn đang ngày ngày chống chọi với căn bệnh quái ác chỉ vì một sơ suất nhỏ, sai lầm của cha mẹ lúc đó.
Ngày đó, sau khi được thăm khám tại một bệnh viện địa phương với các biểu hiện sốt đột ngột, thiếu máu, cô bé Xiaoying (lúc đó 2 tuổi ở Trung Quốc) được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính – ung thư máu. Cha mẹ của Xiaoying vô cùng bất ngờ với chẩn đoán này của bác sĩ và cho rằng một đứa trẻ 2 tuổi làm sao có thể mắc phải căn bệnh quái ác như thế? Lúc này, các bác sĩ đã cẩn thận làm các xét nghiệm và loại bỏ các yếu tố có nguy cao gây bệnh như nhiễm trùng và di truyền. Họ bắt đầu trò chuyện sâu hơn với thân nhân của Xiaoying.
Sau khi hỏi chi tiết, các bác sĩ biết được cô bé đang sống trong một căn nhà mới được cải tạo. Điểm đặc biệt, bố mẹ của em mới thay cho em một chiếc tủ quần áo được sơn nhiều màu sắc. Tất cả quần áo của em từ quần áo mặc ở nhà đến quần áo đi học đều được để trong chiếc tủ quần áo này.
“Vì là chiếc tủ mới nên mùi sơn của nó khá nặng”, mẹ của Xiaoying cho biết. Các bác sĩ xác định thứ mùi nồng nặc này chính là nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh cho cô bé. Cha mẹ của Xiaoying ngay sau khi nghe câu chuyện đã vô cùng hối hận về việc làm của mình. Họ nghĩ rằng họ ân hận cả đời nếu như con không thể khỏi bệnh.
Trước đó, một em bé khác ở Quảng Châu cũng đã từng được chẩn đoán mắc bệnh nặng sau khi sống trong căn nhà được sang sửa với nhiều thứ mùi.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư máu
Qua các cuộc nghiên cứu trực tiếp ở những người bệnh ung thư, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một số yếu tố nguy cơ nhất định gây ung thư máu:
- Yếu tố đầu tiên rất đang chú ý là ung thư máu thường gặp ở nam hơn ở nữ và những người da trắng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Việc nhiễm một lượng lớn phóng xạ trong một thời gian dài là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư cho bạn. Những người làm việc trong các nhà máy năng lượng hạt nhân rất dễ bị nhiễm phóng xạ nếu họ không được bảo hộ đúng quy tắc nghề nghiệp.
Video đang HOT
- Các loại hóa chất, đặc biệt là benzene đều có thể khiến bạn mắc căn bệnh này nếu như bạn phải thường xuyên tiếp xúc với nó.
- Nhiều trường hợp sau khi chống chọi thành công một căn bệnh ung thư nào đó một thời gian sau họ lại bị ung thư máu. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của việc hóa trị liệu khi điều trị loại bệnh ung thư kia. Tuy nhiên nguy cơ này rất nhỏ so với kết quả mà nó mang lại
- Nhiều cuộc nghiên cứu cũng cho thấy trẻ bị bệnh down bẩm sinh, hay có người trong gia đình từng bị ung thư máu cũng có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn những trẻ khác.
- Thói quen hút thuốc lá được cho là nguyên nhân của nhiều căn bệnh ung thư, trong đó có ung thư máu.
Việc tìm ra được các nguyên nhân gây bệnh ung thư máu sẽ giúp các nhà nghiên cứu nhanh chóng tìm ra được phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.
Theo www.phunutoday.vn
Dịch cúm A/H1N1 hoành hành, nhiều người nguy kịch
Hàng chục người được xác định nhiễm cúm A/H1N1 hiện đang phải điều trị tại các bệnh viện trong tình trạng nặng. Ít nhất 2 trường hợp nhiễm cúm đã tử vong, bác sĩ khuyến cáo cộng đồng cần tăng cường các biện pháp phòng ngừa.
Thai phụ nguy kịch vì nhiễm cúm
Sau 5 ngày sốt cao liên tục, suy hô hấp, thai phụ Nguyễn Thúy V. (35 tuổi, ngụ tại Đồng Tháp) được gia đình đưa đến bệnh viện địa phương thăm khám. Các kết quả xét nghiệm xác định bệnh nhân bị nhiễm cúm A/H1N1 tình trạng nặng phải chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, TPHCM điều trị.
Nữ bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới
BS Dương Bích Thủy, Phó trưởng khoa Cấp cứu Hồi sức Tích cực Chống độc Người lớn, cho hay: Bệnh nhân được bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp đặt nội khí quản và chuyển đến Nhiệt Đới ngày 17/6. Khi vào viện bệnh nhân trong tình trạng tím tái nên được gắn máy thở. Người bệnh đang mang thai ở tuần 32 nên bệnh viện hội chẩn chuyên môn cùng Bệnh viện Từ Dũ. Sau khi đánh giá tim thai còn nhưng bệnh người mẹ bệnh nặng nguy cơ gây tử vong cả mẹ và con.
Sức khỏe của bệnh nhân sau 24 giờ theo dõi diễn tiến xấu, tình trạng suy hô hấp không cải thiện, bệnh nhân phải thở máy thông số rất cao. Các bác sĩ của 2 bệnh viện đã hội chẩn và chỉ định phẫu thuật bắt con.
Sức khỏe của bệnh nhân không cho phép chuyển sang bệnh viện phụ sản nên cuộc mổ được tiến hành ngay tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới (ngày 18/6). Bé gái với cân nặng 1,6kg được bắt ra khỏi bụng mẹ sau đó nhanh chóng chuyển sang khoa Sơ sinh Bệnh viện Từ Dũ tiếp tục chăm sóc.
Nhiều người trong gia đình chị Thúy V. phải đến bệnh viện theo dõi, điều trị dự phòng
Sau cuộc mổ, hô hấp của người mẹ chậm cải thiện, bệnh nhân ngoài tổn thương phổi, còn xuất hiện thêm tình trạng viêm cơ tim (bệnh cảnh có thể gặp ở cúm mùa H1N1). Bệnh nhân phải sử dụng kháng sinh, kháng siêu vi, thuốc trợ tim, thở máy. Sau gần 1 tuần điều trị, người bệnh đã ngưng được thuốc điều trị cúm, giảm thuốc trợ tim, giảm được thông số máy thở nhưng bác sĩ chưa thể nói trước diễn tiến bệnh trong những ngày tới.
Ngoài chị Thúy V. trong gia đình còn có 4 người khác gồm mẹ bệnh nhân, 2 đứa con, 1 đứa cháu cũng có biểu hiện mắc bệnh cúm phải đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới theo dõi, điều trị dự phòng bằng Tamiflu. Sau nhiều ngày được chăm sóc, theo dõi tích cực các bệnh nhân đã ổn định sức khỏe, xét nghiệm cho kết quả âm tính với cúm A/H1N1.
Nhiều bệnh viện bị cúm tấn công, 2 ca tử vong
Cùng với thai phụ bị nhiễm cúm nêu trên, tại khoa Cấp cứu Hồi sức Tích cực Chống độc Người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới hiện đang điều trị cho 2 ca bệnh khác, trong đó có 1 ca ngụ tại Bình Phước, 1 ca ngụ tại Sóc Trăng. Cả 2 trường hợp trên đều trong tình trạng nặng phải thở máy. Từ đầu năm đến nay, tại bệnh viện đã có 1 trường hợp mắc cúm A/H1N1 tử vong.
Cúm A/H1N1 được xem là cúm mùa nhưng rất nguy hiểm với phụ nữ mang thai, người bệnh mạn tính...
Sau khi gây bệnh cho 28 người tại Bệnh viện Từ Dũ, cúm A/H1N1 tiếp tục tấn công hàng chục bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Thông tin từ bệnh viện (ngày 23/6) cho hay, từ ngày 11/6 đến nay Chợ Rẫy đang theo dõi và điều trị cho 24 ca phát hiện có biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng phù hợp giống dịch cúm A/H1N1 với các triệu chứng như cảm, ho, sốt.
Trong đó có 17 ca được tiến hành xét nghiệm PCR (xét nghiệm để xác định chủng loại cúm). Kết quả có 12 ca dương tính với cúm A /H1N1 (8 ca của khoa Nội thận, 4 ca từ phòng khám và Cấp cứu) 5 ca âm tính. 1 trường hợp nhiễm cũm đã tử vong do viêm phổi nặng, suy hô hấp trên nền bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối. Tính đến ngày 23/6 trong số 12 ca dương tính được điều trị tại bệnh viện có 2 ca xuất viện, 6 ca điều trị tại khoa Bệnh Nhiệt đới, 4 ca còn lại được chuyển đến khoa Nội thận.
Bé gái sau khi được bắt ra khỏi bụng mẹ đang được chăm sóc tại Bệnh viện Từ Dũ
Trước những diễn biến của chùm ca bệnh cúm A/H1N1 Bệnh viện Chợ Rẫy đã phối hợp cùng Viện Pasteur, TPHCM theo dõi và giám sát dịch. Bệnh viện thực hiện cách ly các bệnh nhân nghi ngờ, tăng cường công tác nhiễm khuẩn tại các khoa có bệnh nhân đang theo dõi, thực hiện tiêm phòng cúm cho nhân viên các khoa có nguy cơ cao và khuyến cáo người nhà bệnh nhân nên chích ngừa.
Cúm A/H1N1 có thể tấn công mọi đối tượng ở những nhóm tuổi khác nhau. Tuy nhiên, lứa tuổi dễ mắc bệnh nhất là trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 65 tuổi. Những đối tượng khác như: Phụ nữ mang thai; người mắc các bệnh mạn tính (bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn, béo phì, ung thư, HIV/AIDS hay các hội chứng suy giảm miễn dịch khác...) thuộc nhóm nguy cơ cao.
Để tránh nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng, bác sĩ khuyến cáo người mắc bệnh cúm cần nghỉ ở nhà, không đi học, đi làm trong vòng 7 ngày sau khởi phát vì đây là khoảng thời gian vi rút cúm đào thải ra môi trường. Không nên đi đến những nơi tập trung đông người, trường hợp bất khả kháng thì phải mang khẩu trang che kín miệng và mũi, cần thay khẩu trang ngay khi bị ướt. Rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng. Che miệng, mũi khi ho, hắt hơi.
Người bệnh cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể; sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc kháng vi rút; theo dõi sát các biểu hiện của bệnh và đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay khi có các triệu chứng nặng.
Để tránh nguy cơ mắc bệnh cúm mọi người cần chủ động các phương án dự phòng: Che miệng, mũi khi ho, hắt hơi; rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng; giữ nhà cửa sạch sẽ thông thoáng; tăng cường sức khỏe bằng vận động và nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung rau củ và vitamin C trong chế độ ăn uống; tiêm vắc xin phòng bệnh cúm mùa.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Những dấu hiệu trong ngày nắng nóng mẹ cần đưa con đi gặp bác sĩ ngay Trẻ gặp vấn đề về sức khỏe và có những dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên đưa ngay trẻ đến gặp bác sĩ đặc biệt là trong mùa hè nắng nóng này. Sốt đột ngột Sốt là biểu hiện của cơ thể giúp chống lại những virus gây bệnh. Sốt có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau và cũng...