Coi chừng thuyên tắc phổi do… bất động
Chấn thương nặng khiến một số bộ phận của cơ thể bị… bất động một thời gian. Điều này có thể gây ra bệnh lý thuyên tắc phổi nguy hiểm đến tính mạng nếu không xử lý kịp thời.
Bệnh nhân thuyên tắc phổi được bác sĩ Bệnh viện Trưng Vương chữa thành công – Ảnh CTV
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Phương Lan – phó trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Trưng Vương (TP.HCM) – cho biết thuyên tắc phổi thường do một loạt nguy cơ như người bất động trên ba ngày, cộng với các bệnh lý nội khoa như người bệnh lớn tuổi, suy tim, nhồi máu cơ tim và bệnh lý ác tính.
Bất động do té xe
Mới đây, khoa cấp cứu Bệnh viện Trưng Vương tiếp nhận bệnh nhân nam 30 tuổi nhập viện trong tình trạng khó thở, suy hô hấp cấp, tím tái môi và đầu các chi. Theo bệnh nhân này, khoảng 2 tuần trước khi đang chạy xe, bất ngờ bị té ngã. Lúc này, xe máy đè lên người, đập vào vùng cẳng, đùi của chân bên trái khiến sưng, đau nhức.
Bệnh nhân đi khám tại bệnh viện chuyên khoa về chấn thương chỉnh hình được chẩn đoán gãy mâm chày, chỉ định điều trị nội khoa, cố định chỗ gãy, cho uống thuốc.
Tuy vậy theo đánh giá của các bác sĩ Bệnh viện Trưng Vương, đây là ca bệnh rất nặng. Đo áp lực oxy mao mạch đầu ngón tay, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân thiếu oxy trầm trọng dẫn đến suy hô hấp cấp.
Ngay lúc này, các bác sĩ tiến hành hồi sức, cho bệnh nhân thở oxy với liều lượng tối đa thì bệnh nhân có chiều hướng ổn định, giảm bứt rứt, khó thở. Với độ tuổi trẻ như vậy, qua nhiều bước xét nghiệm các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị thuyên tắc phổi do bất động.
Kết quả chụp CT vùng ngực sau đó phát hiện bệnh nhân bị tụ huyết khối ở động mạch phổi, máu đông làm tắc luôn tĩnh mạch cánh tay. Chưa hết, khi chụp CT toàn thân các bác sĩ thấy rõ hình ảnh huyết đông gây tắc toàn bộ động mạch phổi bên phải, bám một phần động mạch phổi bên trái, tắc động mạch khoeo, hệ thống tĩnh mạch cẳng chân lên tới tĩnh mạch cánh tay đầu.
Theo BS Ngô Thị Phương Lan, bệnh nhân bị tụ huyết khối do chấn thương gây tổn thương mạch máu ở chân, từ đó hình thành cục huyết khối. Ngoài ra, việc bệnh nhân bất động gần hai tuần không đi lại cũng là lý do khiến cục huyết khối hình thành từ hệ tĩnh mạch theo dòng máu lên thuyên tắc phổi.
“Do bệnh nhân chưa tụt huyết áp, sinh hiệu vẫn còn nên chúng tôi nhanh chóng áp dụng phương pháp tiêu sợi huyết bằng đường tĩnh mạch. Đến nay, qua nhiều ngày điều trị bệnh nhân đã thoát khỏi nguy kịch, sức khỏe tốt và hoàn toàn hết đau ngực” – BS Lan nói.
Nhận diện nguy cơ
Video đang HOT
Theo đánh của BS Lan: bệnh lý thuyên tắc phổi trước đây không được chú trọng, nếu có chỉ nghiên cứu khi mổ tử thi người bệnh mới phát hiện tỉ lệ người tử vong do thuyên tắc phổi rất cao. Ngày nay, nhờ sự quan tâm của giới y khoa trong và ngoài nước, cộng với những tiến bộ về mặt chẩn đoán hình ảnh học như CT, DSA nên việc chẩn đoán được bệnh lý này khá phổ biến.
Nguyên nhân của thuyên tắc phổi là do hình thành cục huyết khối từ hệ thống tĩnh mạch, đặc biệt tĩnh mạch sau và chi dưới. Khi đó, cục huyết khối nếu không được phát hiện sẽ di chuyển theo dòng máu chạy lên gây thuyên tắc phổi, nếu không kịp phát hiện xử lý đúng rất dễ bị đột tử. Do đó, khi có biểu hiện nêu trên, các bác sĩ cho bệnh nhân siêu âm mạch máu chi dưới để tìm ra nguyên nhân, từ đó việc điều trị khá đơn giản.
Trong khi đó, bác sĩ Nguyễn Văn An – Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM – cho biết những trường hợp bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sau thường hiếm gặp và khó có thể nhận diện được. Cụ thể khi người bệnh bị gãy, cột máu chảy làm gia tăng áp lực khoang trong xương, cùng với đó mỡ tủy xương được đẩy lên phổi khoảng vài ngày sẽ gây thuyên tắc phổi.
“Hiếm gặp nhưng khi gặp thì rất nguy hiểm. Đây là bệnh lý khiến các bác sĩ vô cùng lo sợ. Cách điều trị khi bệnh nhân gặp triệu chứng này hiện tại không có gì chuyên biệt, ngoài việc cho uống thuốc chống đông, nếu bệnh nhân khó thở phải cho thở máy” – bác sĩ An nói.
Vì vậy bác sĩ An khuyến cáo người bệnh khi bị gãy xương đơn thuần, không bị chấn thương bụng, ngực, đầu… nếu có biểu hiện khó thở phải tới bệnh viện chuyên khoa khám để kịp thời chẩn đoán, điều trị.
Tử vong vì trị gãy xương đùi
Ông T. (ngụ TP.HCM) cho biết con gái ông 34 tuổi, là giáo viên THCS qua đời sau một thời gian dài nhập viện điều trị do bị đụng xe gãy xương đùi.
Theo ông T., con gái ông “té xe nhưng không bị chấn thương sọ não nên cháu vẫn tỉnh táo, chỉ khó khăn do chân bị gãy nên phải nằm bất động, thậm chí không trở người được, phải thở bằng máy nhân tạo”. Và trong những ngày nằm viện, ông hỏi thăm bác sĩ rất nhiều về bệnh của con ông thì được trả lời con ông bị viêm phổi nặng. Bệnh lý cứ kéo dài và sức khỏe con ông ngày càng yếu đi rồi tử vong với kết luận… viêm phổi. Đến giờ ông T. chỉ biết chấp nhận kết luận ấy và không hiểu lý do tại sao.
20-30% bệnh nhân không có triệu chứng
ThS.BS Nguyễn Thị Phương Lan cho biết huyết khối tĩnh mạch sau nếu biến chứng cấp tính khiến người bệnh bị thuyên tắc phổi và tử vong cao. Với biến chứng mãn tính có thể không gây thuyên tắc phổi nhưng huyết khối tắc lâu ngày sẽ gây loét các chi rất khó điều trị, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của người bệnh.
Bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sau có triệu chứng rõ rệt như sưng tím, đau nhức vùng bị huyết khối. Đề tài nghiên cứu toàn quốc về huyết khối tĩnh mạch sau do chính BS Lan thực hiện cho kết quả đáng kinh ngạc bởi có khoảng 20-30% bệnh nhân có nguy cơ cao huyết khối nhưng không có triệu chứng. Đây là lý do khiến người bệnh, thậm chí bác sĩ chủ quan dễ bỏ qua dẫn đến việc điều trị không hiệu quả, nguy cơ tử vong cao.
HOÀNG LỘC
Theo tuoitre.vn
26 năm ghép tạng ở Việt Nam - Kỳ 6: Ân tình đáp trả
Những ngày này, các bác sĩ ở Bệnh viện Chợ Rẫy vui hơn khi thấy cậu bé Võ Sơn Lâm, 7 tuổi, ở Q.2, TP.HCM (em trai một người hiến tạng) có kết quả học tập tốt..
Anh Nguyễn Ngọc Khiêm lúc còn sống. Trái tim của anh đã cứu sống một người bệnh. Vợ con anh - những người còn sống - cần được đáp trả bằng ân tình - Ảnh: GĐCC
Cuộc sống rất ngắn ngủi nên hãy làm điều tốt nhất khi đang sống
Ông Mai Hồng Bàng (giám đốc Bệnh viện 108)
"Quà" cho người hiến tặng sự sống
Cách đây gần ba năm, anh trai của Lâm bị tai nạn giao thông và được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị. Do người này bị đa chấn thương nặng, chết não nên các bác sĩ đã báo cho TS.BS Dư Thị Ngọc Thu, đơn vị điều phối ghép tạng Bệnh viện Chợ Rẫy.
Bác sĩ Thu khi ấy đã đến gặp mẹ của bệnh nhân để tư vấn cho bà về việc hiến tạng con trai mình có thể sẽ có cơ hội cứu sống được nhiều người bệnh khác.
Bà P., mẹ của Lâm, là một người phụ nữ mộc mạc, lam lũ. Nghe tin con trai không thể cứu được nữa, bà rất đau buồn. Nhưng khi bác sĩ đề cập đến việc con trai bà có thể sẽ cứu sống được nhiều người nếu anh ấy hiến tim, gan, thận, giác mạc của mình thì bà đã đồng ý.
Sau khi hiến tạng xong, bà đưa con về nhà để làm đám tang. Nơi gia đình bà ở là một phòng trọ nhỏ ở Q.2, TP.HCM. Hằng ngày bà P. đi bán nước ở một công trình xây dựng để kiếm tiền nuôi cậu con trai nhỏ là Lâm. Kinh tế gia đình khó khăn, chạy ăn từng bữa nên bà P. chưa từng cho Lâm đi học mẫu giáo và cũng chưa nghĩ đến việc sẽ cho Lâm đi học lớp 1.
Hoàn cảnh ngặt nghèo như vậy nhưng chưa khi nào bà mẹ mở lời đòi hỏi bệnh viện giúp đỡ. Khi chứng kiến gia đình người hiến tạng nghèo quá, bác sĩ Thu và ThS Lê Minh Hiển, trưởng phòng công tác xã hội của bệnh viện, đã quyết định phải làm điều gì đó cho gia đình người hiến. Đó là việc giúp em trai của người hiến tạng được đi học.
Đơn vị đã nhờ người kết nối và xin cho bé được vào học lớp 1 tại Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, sau đó liên lạc với một nhà hảo tâm chu cấp toàn bộ tiền học cho bé Lâm. Cũng từ đó, bác sĩ Thu thường xuyên liên lạc với giáo viên của trường để đóng học phí và theo dõi tình hình học tập của cậu bé này.
Những ngày đầu đến trường của Lâm là những ngày đầy lo lắng của giáo viên và các y bác sĩ ở Bệnh viện Chợ Rẫy. "Lâm chưa từng đi học mẫu giáo nên hoàn toàn không biết gì hết". Đó là nhận xét đầu tiên của cô giáo chủ nhiệm về Lâm. Lâm ngồi trong lớp nhưng không hiểu được những điều cô dạy. Khi cô giáo dạy đọc, Lâm chỉ đứng cắn môi đến chảy máu chứ không thể đọc. Nhiều lần như thế khiến Lâm ngày càng sợ học. Không những không chịu học mà nhiều lúc cậu bé còn bỏ trốn.
Có lúc bác sĩ Thu nhận được điện thoại từ cô giáo ở trường báo: "Lâm nó đi đâu mất tiêu rồi, bác sĩ ạ. Bây giờ tụi tôi kiếm không ra. Nó không học được nên chạy trốn...".
Thấy cô giáo nào cũng than phiền về cậu học trò chẳng giống ai này, bác sĩ Thu phải nhờ người kèm thêm cho Lâm ngoài giờ học ở trường. Đó là cô Đinh Thị Kim Thoa, một giáo viên đã nghỉ hưu. Cô Thoa tận tâm dạy từng chữ A, B, C... cho cậu bé nhưng cũng không đạt kết quả vì cậu không nhớ, không tiếp thu được những gì các cô đã dạy. Cô chủ nhiệm thông báo là cuối năm bé thi lại cả môn toán lẫn môn tiếng Việt và khó lòng lên lớp 2.
Nhưng thật kỳ lạ, nhờ chịu khó học kèm suốt mùa hè với cô Thoa, đầu năm học sau đó tất cả cô giáo đều bắt đầu khen Lâm. Nào là Lâm viết chữ đẹp, tiếng Việt đã có những điểm 8, 9, còn toán nhiều điểm 10. Lâm còn không chịu nghỉ tết vì "con nhớ cô giáo lắm, con chỉ muốn được đi học". Không chỉ mẹ Lâm, các cô giáo mà những bác sĩ ở Bệnh viện Chợ Rẫy biết chuyện của gia đình Lâm đều vui mừng đón nhận những thông tin tốt đẹp về Lâm của ngày hôm nay. Anh trai của Lâm nơi chín suối chắc cũng yên lòng về đứa em trai của mình.
Chuẩn bị cho bác sĩ tiến hành ghép tim - Ảnh: THÚY ANH
Dành điều tốt nhất cho người ở lại
Cuối tháng 3 vừa rồi, hơn một tháng sau khi chồng ra đi, chị Tạ Thị Kiều, 38 tuổi, vợ cố thiếu tá Lê Hải Ninh, đã có dịp trở lại Bệnh viện T.Ư quân đội 108, nơi hơn một tháng trước chồng chị đã qua đời và dành tặng lại tim, gan, giác mạc, thận để cứu sáu người. Bệnh viện 108 đã tổ chức một buổi lễ long trọng để tri ân người đồng đội đã ra đi. Và trong phút mặc niệm, ông Mai Hồng Bàng, giám đốc Bệnh viện 108, cho biết ông đã nghĩ mãi đến hình ảnh một rừng nến đang cháy và khi nến tắt thì vẫn còn một ngọn nến tiếp tục cháy.
"Cuộc sống rất ngắn ngủi nên hãy làm điều tốt nhất khi đang sống" - ông Bàng chia sẻ. Với thiếu tá Ninh, anh đã dành sự sống và ánh sáng cho sáu người khác. Họ đều đã về nhà, đã khỏe và vui trở lại. Với gia đình họ, niềm vui vừa có được là sự sum họp và hi vọng. Nhưng gia đình thiếu tá Ninh từ ngày anh mất, họ vắng đi người chồng, người cha, vắng đi trụ cột. Trong bộ quần áo đen, hơn một tháng sau khi chồng mất, chị Kiều dường như vẫn chưa gượng dậy được...
Phải làm gì để đền đáp nghĩa cử ấy? Các cán bộ, chiến sĩ, bác sĩ Bệnh viện 108 luôn trăn trở về điều đó. Và họ đã quyết định trao cho chị Kiều bản cam kết sẽ nhận hai con chị vào làm việc tại bệnh viện nếu như hai cháu có nguyện vọng. Nhìn hai cậu con trai nhỏ xíu bê tấm bảng, sẽ còn hàng chục năm nữa đến khi cam kết ấy có thể thành hiện thực, nhưng dường như chị Kiều đã yên lòng được một chút khi có người chia sẻ khó khăn của một bà mẹ góa chồng có hai con nhỏ, như ở đâu đó anh Ninh đang dang tay chia sẻ với chị.
Tri ân
Tại buổi lễ tri ân thiếu tá Ninh, rất nhiều người đã khóc. Sự chia ly bao giờ cũng đem đến cho người ta những cảm xúc đau buồn. Ở đây lại là chia ly vĩnh viễn, và người ở lại thật chông chênh bởi gánh nặng cha mẹ già, con thơ. Không có kỹ thuật y khoa nào mang lại những xúc cảm đặc biệt như kỹ thuật ghép tạng, đặc biệt là ghép tạng từ người hiến đã chết não, bởi khi có một người được sống là có một người vừa ra đi. Người hiến đã dành những điều tốt nhất cho người ở lại, và những người ở lại cũng phải dành những gì tốt đẹp nhất để tri ân gia đình họ.
Theo tuoitre.vn
Ám ảnh "người đẹp phiên bản lỗi" từ... spa Khi tham gia vào hành trình làm đẹp không ít người rơi vào tình trạng dở khóc, dở cười, nhẹ thì đeo khẩu trang cả trong phòng làm việc do ngại muốn giấu đi sự thay đổi không thể khoe, nặng thì khuôn mặt trở nên khác lạ tới mức "chó nhà cũng chẳng nhận ra", hay tệ hơn nữa là phải đi...