Có thuốc nào chữa răng lung lay không?
Tôi năm nay 60 tuổi ở Tuy Hòa Phú Yên. Răng tôi thường lung lay chân răng. Hay bị viêm đau nhức. Tôi mua thuốc ở hiệu thuốc tây uống có giảm đau nhưng chân răng vẫn lung lay.
Sau khoảng 2 tháng thì răng tự rụng. Hiện tôi đã bị mất 6 răng cửa và 4 răng cấm. Xin BS tư vấn cho hoặc xin đơn thuốc giữ chân răng khỏi lung lay. Xin cảm ơn.
Ngọc Quế (Phú Yên)
Chào anh!
Con người thường có 28 răng (và 4 răng khôn). Tương ứng với mỗi răng là một hốc xương ổ răng. Răng ở trên miệng không phải là một khối dính liền với xương hàm, mà nó được giữ chắc chắn trong xương ổ răng bởi hệ thống dây chằng nha chu.
Bình thường, cấu trúc đó giúp giữ răng rất cứng chắc để phục vụ việc ăn nhai. Khi răng bị lung lay thường là do một số nguyên nhân sau:
Hệ thống dây chằng nha chu khỏe mạnh có nhiệm vụ giữ cho răng cứng chắc trong xương ổ răng. Khi hệ thống này bị viêm, hư hại thì đương nhiên là sẽ không còn làm tròn nhiệm vụ nữa. Răng khi đó sẽ lung lay.
Viêm nha chu có thể do vi khuẩn tạo lên một cách cấp tính. Hoặc cũng có thể diễn biến âm thầm, do chứng viêm nướu mạn tính gây ra.
Đây là một bệnh diễn biến âm thầm, với thời gian kéo dài, thường là do vệ sinh răng miệng kém gây ra. Một lượng vôi (cao) răng lớn để lâu tích tụ quanh chân răng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm nướu – nha chu.
Cùng với dây chằng nha chu, xương ổ răng khỏe mạnh giữ cho răng được cứng chắc. Khi xương ổ răng bị tiêu đi sẽ làm cho răng lung lay.
Xương ổ răng bị tiêu có thể do nhiễm trùng quanh chóp răng, ngoại tiêu chóp răng.
- Tai nạn, chấn thương
Video đang HOT
Răng bị lún, trồi, gãy do tai nạn; hoặc xương ổ răng biến dạng do chấn thương, tai nạn cũng là một trong những nguyên nhân làm cho răng bị lung lay
- Sinh lý lứa tuổi
Cũng giống như các bộ phận khác trên cơ thể, tới tuổi thì hệ thống xương ổ răng, dây chằng nha chu sẽ càng ngày càng bị lão hóa. Sự lão hóa này là nguyên nhân chính làm cho răng lung lay khi con người bước vào tuổi lão hóa.
Khi nướu bị viêm lâu ngày sẽ dẫn tới viêm nha chu. Khi hệ thống dây chằng nha chu này bị viêm sẽ dẫn đến hiện tượng răng bị lung lay.
Răng lung lay có chữa khỏi được không?
Câu trả lời là có thể chữa được nhưng việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn.
Với những nguyên nhân viêm nướu – viêm nha chu do vệ sinh răng miệng kém, bệnh nhân sẽ được làm sạch vôi răng – loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
Xương ổ răng bị nang, bị tiêu do nhiễm trùng chóp răng sẽ được điều trị thông qua điều trị tủy răng. Điều trị tủy răng sẽ loại bỏ sạch vi khuẩn gây nhiễm trùng chóp, tạo nang ở xương ổ răng.
Răng bị lung lay do tai nạn thường cũng được làm sạch. Sau đó, răng bị lung lay sẽ được gắn cố định với những răng bên cạnh. Kết hợp việc ăn uống giữ gìn trong một thời gian để chờ cho sự tổn thương được hồi phục.
Răng lung lay do sinh lý tuổi tác thì rất khó để điều trị hồi phục cứng chắc lại được. Ở lứa tuổi lão hóa, người bệnh chỉ nên ăn uống, giữ vệ sinh thật kỹ răng miệng theo hướng dẫn của nha sĩ để có thể kéo dài tuổi thọ của răng lên mà thôi.
Trong tất cả những trường hợp trên, thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ nhất định mà thôi.
Trường hợp của anh, chúng tôi nghĩ răng lung lay là do việc lão hóa gây ra. Tuy nhiên, anh nên đi khám nha sỹ càng sớm càng tốt.
Dựa trên việc khám lâm sàng, bác sỹ sẽ cho anh lời khuyên tốt hơn về việc phục hồi những răng đang lung lay cũng như dự phòng để những răng khác được cứng chắc trên cung hàm lâu hơn.
Chúc anh sớm có một chất lượng sức khỏe răng miệng thật tốt.
Thân chào anh,
Bs Trần Mừng
Theo SK&ĐS
Đột nhiên chảy máu nướu răng hãy làm ngay những việc này để khắc phục
Tình trạng chảy máu nướu răng không hiếm gặp trong cuộc sống nhưng nếu bạn gặp phải thì nên "dắt túi" một số cách sơ cứu sau đây.
Chảy máu nướu là dấu hiệu đầu tiên của rất nhiều bệnh về nướu như viêm nướu, viêm nha chu... Tuy nhiên, tin tốt là bạn hoàn toàn có thể tự khắc phục và chữa khỏi bệnh ngay tại nhà. Cùng xem thử Bright Side đã chia sẻ những phương pháp điều trị tình trạng chảy máu nướu như thế nào bạn nhé!
Dùng gạc
Giống như bất kỳ vết thương nào khác, khi bị chảy máu, bạn nên giữ một miếng gạc ẩm vào khu vực chảy máu nướu để giúp cầm máu. Nhưng nếu tình trạng chảy máu nướu diễn ra quá thường xuyên thì bạn nên đến gặp nha sĩ sớm.
Sử dụng một miếng gạc lạnh để giảm sưng và một miếng gạc ấm để giảm đau
Giữ một miếng gạc lạnh hoặc một viên đá lạnh để cầm máu vùng nướu đang bị tổn thương. Nhưng nếu máu vẫn chảy ra ngay cả khi bạn đã chườm đá 10 phút thì nên chủ động tới gặp bác sĩ ngay. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm một miếng gạc ấm sau đó để giảm đau. Tuy nhiên, cần nhớ chỉ sử dụng sau khi hết viêm.
Sử dụng nước muối súc miệng
Cho một thìa nhỏ muối biển vào một cốc nước ấm, sau đó khuấy đều lên cho muối hòa tan. Bạn ngậm một ngụm nước muối trong miệng khoảng 30 giây rồi nhổ ra. Làm điều này khoảng 4 - 5 lần và thực hiện vào buổi sáng với buổi tối.
Nước muối sẽ làm giảm sưng ở nướu răng và ngăn chặn tình trạng chảy máu nướu. Đồng thời, nó cũng tạo ra môi trường kiềm cao bên trong miệng để đẩy bỏ vi khuẩn khó tồn tại ra ngoài.
Dùng máy tăm nước
Máy tăm nước là một thiết bị bắn tia nước giúp làm sạch bên trong khoang miệng của bạn. Bạn có thể cho thêm nước súc miệng vào trong máy tăm nước để tăng hiệu quả kháng khuẩn tốt hơn. Khi dùng máy tăm nước để làm sạch nướu thì khả năng nhiễm trùng hay bị chảy máu nướu sẽ không còn tái diễn nữa.
Sử dụng nước súc miệng không chứa cồn
Nước súc miệng là một thứ tuyệt vời giúp loại bỏ tình trạng viêm nướu gây chảy máu chân răng. Đồng thời, nó cũng sẽ giúp bạn loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng.
Dùng túi trà
Bạn nhúng túi trà vào trong nước sôi, sau 2 phút thì bỏ túi trà ra ngoài và để nguội. Tiếp đó, bạn đặt túi trà lên vùng nướu bị chảy máu và giữ nguyên trong vòng 5 phút.
Do trong trà có chứa axit tannic nên giúp giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng nướu hiệu quả.
Ăn rau giòn
Những loại rau giòn như cần tây, cà rốt... sẽ giúp bạn loại bỏ cặn thức ăn trên răng, từ đó ngăn ngừa những bệnh về nướu. Việc ăn loại rau này cũng giúp tạo ra nước bọt làm sạch miệng. Và vì chúng chứa lượng đường và carbs thấp nên góp phần giảm bớt nguy cơ gây sâu răng.
Sử dụng mật ong
Bạn có thể súc miệng bằng nước ấm và dùng mật ong để xoa bóp nướu trong vòng 10 phút mỗi sáng. Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và khử trùng tự nhiên nên bạn chỉ cần bôi mật ong lên nướu chứ không cần bôi trực tiếp vào răng.
Source (Nguồn): Brightside
Theo Helino
Khi mang thai các mẹ bầu sẽ phải đối mặt với hàng loạt vấn đề nguy hiểm này về răng miệng Mang thai cơ thể không chỉ mệt mỏi, đau nhức mà kéo theo đấy là hàng loạt vấn đề về răng miệng. Khi gặp vấn đề về răng miệng, có một số điều các mẹ bầu cần phải lưu ý để không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. 1. Viêm nướu Trong thời kỳ mang thai, cơ thể của người mẹ sẽ...