Cơ thể bạn sẽ thay đổi như thế nào vào mùa đông?
Khi nhiệt độ giảm, cơ thế con người có xu hướng biến đổi để thích nghi với thời tiết lạnh. Đây cũng là thời điểm phát sinh một số vấn đề sức khỏe có thể bạn chưa biết.
1. Môi khô nứt nẻ
Ảnh: BrightSide
Khi nhiệt độ và độ ẩm xuống mức thấp, môi sẽ có cảm giác khô căng, khiến bạn muốn liếm môi thường xuyên. Mặc dù có thể làm ẩm tạm thời, tuy nhiên thói quen này thực sự không tốt, Nước bọt bay hơi nhanh có thể khiến môi khô và nứt nẻ trầm trọng hơn. Nước bọt cũng chứa nhiều enzyme, gây tác động xấu đến da môi mỏng manh.
2. Dễ bị đau răng
Ảnh: BrightSide
Nếu răng bạn nhạy cảm, thời tiết lạnh mùa đông có thể là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đau buốt. Lý do là không khí lạnh có thể tác động đến các dây thần kinh sâu bên trong răng. Các nha sĩ khuyến cáo, bạn nên thở bằng mũi khi ra ngoài trời, đồng thời giữ ấm vùng quanh miệng bằng khăn hoặc khẩu trang.
3. Lượng đường trong máu có thể tăng lên
Ảnh: BrightSide
Thời tiết lạnh giá khiến cơ thể tiết ra các hormone căng thẳng, nguyên nhân gián tiếp có thể làm tăng lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, trời lạnh khiến nhiều người trở nên lười vận động thể chất. Các chuyên gia khuyến khích mọi người nên duy trì thói quen tập thể dục vào mùa đông để tăng cường sức đề kháng, đồng thời giữ mức đường huyết trong tầm kiểm soát.
4. Có nhiều “cơ hội” hơn để giảm cân
Ảnh: BrightSide
Video đang HOT
Nhiều người nhận thấy cơ thể dễ dàng tăng cân vào mùa đông, tuy nhiên thực tế bạn có thể giảm cân dễ hơn vào mùa đông nếu có chế độ tập luyện đúng cách. Cơ thể dễ đốt cháy calo hơn khi trời lạnh do phải sản sinh ra nhiệt, giải phóng năng lượng để giữ ấm.
5. Dễ xuất hiện nếp nhăn hơn
Ảnh: BrightSide
Nếp nhăn xuất hiện do nhiều nguyên nhân, trong đó thời tiết lạnh cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng làn da. Nhiệt độ thấp và không khí khô khiến làn da dễ bị tổn thương. Nếu không cấp nước đủ, các vấn đề về da sẽ nghiêm trọng hơn, dẫn đến hình thành nếp nhăn sớm.
6. Thị lực có thể giảm sút
Ảnh: BrightSide
Đôi mắt của con người có thể gặp nhiều rủi ro hơn vào mùa đông so với mùa hè. Lớp màng nước mỏng bao phủ mắt rất nhạy cảm với không khí khô và gió, nếu không được bảo vệ có thể khiến mắt bị khô rát. Các bác sĩ khuyên bạn nên sử dụng nước mắt nhân tạo, đồng thời đeo kính chắn gió vào mùa đông khi phải ra ngoài trời.
7. Dễ bị mất nước hơn
Ảnh: BrightSide
Trong những tháng mùa đông, con người hiếm khi cảm thấy khát nên thường quên uống đủ nước mỗi ngày. Do không đổ mồ hôi, bạn có thể cảm thấy không khát nhưng thực tế các cơ quan trong cơ thể vẫn cần nước trong hoạt động. Vì vậy, bạn luôn phải uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung hoa quả giàu vitamin để cải thiện sức khỏe vào mùa đông.
Tại sao dễ ốm khi trời lạnh, mối liên hệ giữa thời tiết lạnh và nguy cơ bị ốm
Thông thường, virus gây cảm cúm, cảm lạnh ở người dễ lây nhiễm vào những ngày mùa đông hơn. Đây cũng là nguyên nhân trời lạnh sẽ làm tăng nguy cơ bị ốm.
Cảm cúm hay cảm lạnh đều là bệnh do virus gây ra. Bệnh đều có thể lây lan từ người sang người thông qua hắt hơi và ho. Các triệu chứng có thể xuất hiện như sốt, ớn lạnh và đau nhức cơ thể hay chảy nước mũi, đau họng, nhức đầu đến kiệt sức.
Đối với một vài đối tượng như người suy giảm miễn dịch, trẻ nhỏ và người cao tuổi thì bệnh cảm lạnh và cảm cúm đe dọa đến sức khỏe nghiêm trọng.
1. Tại sao dễ ốm khi trời lạnh?
Hầu hết mọi người đều cảm thấy mình dễ bị ốm hơn khi trời lạnh. Điều này cũng cho biết rằng, thời tiết lạnh và nguy cơ bị ốm có mối liên quan đến nhau. Thời tiết lạnh làm suy yếu hệ miễn dịch và kèm theo đó là khiến các vi khuẩn, virus hoạt động mạnh mẽ hơn.
Mối liên quan giữa thời tiết lạnh và nguy cơ bị ốm ở con người xảy ra như sau:
- Do thời tiết lạnh, mọi người ở trong phòng nhiều hơn, đồng nghĩa với việc khi tiếp xúc với mầm bệnh, người bệnh nhiều hơn cũng làm tăng nguy cơ bị lây nhiễm bệnh.
- Thời tiết lạnh khiến các mạch máu có thể co lại, điều này cũng làm các tế bào bạch cầu mất nhiều thời gian hơn khi di chuyển đến niêm mạch. Vì vậy, khả năng phòng ngừa hay chống lại các loại virus, vi khuẩn cũng giảm đi.
Trẻ nhỏ và người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ bị ốm cao khi thời tiết lạnh - Ảnh Internet
- Điều kiện thời tiết lạnh, không khí hanh khô khiến màng nhầy bị khô và cứng. Điều này cũng khiến các triệu chứng cảm lạnh hay cảm cúm trở nên tồi tệ hơn trong mùa lạnh.
- Thời tiết lạnh làm suy yếu hệ miễn dịch của con người, từ đó làm tăng nguy cơ bị ốm.
Ngoài ra còn có một số lý do khác làm suy giảm khả năng miễn dịch trong mùa lạnh như: Cơ thể thiếu vitamin D trực tiếp từ ánh nắng mặt trời. Chưa kể các tế bào đường hô hấp cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp.
Kèm theo đó là vác loại virus cảm lạnh, cảm cúm có thể sinh tồn và dễ dàng nhân lên khi thời tiết lạnh.
2. Mối liên hệ giữa nguy cơ bị ốm và thời tiết
Thời tiết lạnh, không khi khô và nguy cơ mắc cảm cúm tăng cao. Nhiều người thắc mắc rằng liệu thời tiết lạnh có làm bạn bị ốm không? Thực tế, thời tiết lạnh là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ bị ốm ở người.
Để bảo vệ sức khỏe mùa lạnh người già, trẻ nhỏ cần ngồi ở những nơi kín gió, đội mũ và giữ ấm các bộ phận cơ thể như cổ, đầu, tay, chân và không ra ngoài khi tóc còn ướt để bảo vệ sức khỏe.
- Virus cảm lạnh và cảm cúm là bệnh truyền nhiễm
Bởi vì virus cúm là bệnh truyền nhiễm, vi trùng gây bệnh cho con người. Do đó, thời tiết lạnh, không khí hanh khô không phải thủ phạm khiến con người bị cảm cúm. Chỉ khi tiếp xúc với virus cúm thì mới bị cảm cúm, cảm lạnh.
Mối liên hệ giữa việc cơ thể bị lạnh và cảm cúm do không khí lạnh gây ra cũng góp phần trở thành điều kiện làm tăng nguy cơ bị ốm ở con người - Ảnh Internet
Do đó, muốn bảo vệ sức khỏe cần phòng ngừa hoặc tiêm vaccine phòng cúm. Trong khi đó, virus gây cảm cúm ở người đạt đỉnh điểm vào mùa đông.
Dù cảm lạnh, cảm cúm không phải là lý do duy nhất. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa việc cơ thể bị lạnh và cảm cúm do không khí lạnh gây ra cũng góp phần trở thành điều kiện làm tăng nguy cơ bị ốm ở người.
- Hệ thống miễn dịch của con người và virus cảm cúm
Thực tế, virus có nhiều khả năng lây lan hơn khi thời tiết lạnh. Tuy nhiên, các yếu tố được đề xuất có khả năng gây ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch gồm thay đổi nhiệt độ đột ngột và các tác động của chu kỳ tối và sáng.
Dù thời tiết lạnh không gây bệnh ở con người. Tuy nhiên, thời tiết lạnh hoặc các yếu tố khác có thể làm suy yếu khả năng chống lại bệnh tật. Vì thế, muốn bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh con người cần chủ động phòng tránh.
3. Làm gì để không bị ốm khi trời lạnh?
Thời tiết lạnh, nhiệt độ giảm sâu muốn bảo vệ sức khỏe cần chú ý một số vấn đề sau:
- Giữ cơ thể ấm áp, ăn uống đồ ấm, đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Cẩn chú ý đến chế độ ăn uống giúp bảo vệ sức khỏe mùa lạnh - Ảnh Internet
- Chú ý đến độ ẩm, thông gió trong nhà.
- Đặc biệt lưu ý khi bị hạ thân nhiệt, đây là trường hợp khẩn cấp và người bị hạ thân nhiệt cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
- Giữ thói quen vệ sinh tay để phòng nhiễm virus cảm cúm, cảm lạnh gây ốm.
- Tăng cường bổ sung dinh dưỡng, tập luyện thể thao trong mùa lạnh.
Cách kiểm soát bệnh tim mạch mùa lạnh Nhiều nghiên cứu đã kết luận thời tiết lạnh có thể làm tăng nguy cơ cơn đau tim. Đặc biệt là khi lao động ngoài trời trong mùa đông giá rét càng làm tăng nguy cơ phát triển cơn đau tim cấp tính. Thời tiết lạnh, đặc biệt tác động tiêu cực tới trái tim do cơ chế tự bảo vệ bằng cách...