Có những giáo viên “làm hộ” bài cho học trò!

Theo dõi VGT trên

Việc một số phụ huynh “nhờ” giáo viên này “vẽ hộ” cho con để đối phó với giáo viên kia cũng không bị phát giác bởi nó thường được thực hiện rất kín kẽ.

Chúng ta đều biết, khi đất nước bước vào hội nhập với các nước trên thế giới, không có nguồn lực nào khả quan hơn nguồn lực con người. Có con người giỏi, có nhân tài thật thì mới có thể hội nhập và sánh vai với các nước trên thế giới.

Muốn có nhân tài thật thì phải dạy thật, học thật, nhưng bên cạnh những thầy cô dạy thật, những học trò học thật thì chúng ta cũng bắt gặp một số hình ảnh người thầy chưa làm đúng chức trách, bổn phận của mình, có người bị đồng tiền chi phối và làm hoen ố hình ảnh.

Một số ít phụ huynh xem trọng thành tích, danh hiệu của con em mình mà đẩy con mình đến với gian dối khi còn ngồi trên trường tiểu học. Những hình ảnh không đẹp này tất nhiên là rất hiếm nhưng nó đã góp phần làm méo mó mục đích đào tạo của các nhà trường.

Có những giáo viên làm hộ bài cho học trò! - Hình 1

Có những phụ huynh và giáo viên “bắt tay nhau” làm điều nhau gian dối – (Ảnh minh họa: vov.vn)

Mấy hôm trước, một đồng nghiệp cũ dạy môn Mĩ thuật đã chuyển công tác từ nhiều năm trước về một trường tiểu học của thành phố ghé lại thăm trường.

Đồng nghiệp gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách nên mọi người xúm lại trò chuyện cùng nhau, hỏi han về công việc của người đồng nghiệp cũ giờ công tác ở môi trường mới có thuận lợi hơn không.

Người đồng nghiệp cũ hồ hởi kể về những thuận lợi khi về công tác gần nhà, lại dạy ở một trường chuẩn quốc gia ngay phường trung tâm của thành phố. Ngôi trường có tới hơn 60 lớp học và cô được phân công dạy Mĩ thuật ở khối 1 và khối 2 của trường.

Cô còn kể dạy ở đó, cô mở thêm lớp dạy năng khiếu tại nhà, có nhiều học sinh tham gia học nên ngoài lương thì mỗi tháng còn có thêm một khoản thu nhập từ việc dạy năng khiếu ở nhà.

Mọi người ai cũng khen cô đồng nghiệp của mình thuận lợi trong công tác mà có điều kiện để làm thêm chính đáng vì dạy năng khiếu ở tiểu học hiện nay không bị cấm như các môn văn hóa ở tiểu học.

Hào hứng, cô đồng nghiệp còn buột miệng tiết lộ thêm rằng ở trường cô đang công tác có nhiều phụ huynh có điều kiện họ không tiếc tiền bạc đầu tư cho con em mình. Vì thế, cô không chỉ dạy thêm cho học trò mà có một số phụ huynh còn “nhờ” cô vẽ các sản phẩm cho học trò lớp 4, lớp 5 sau mỗi chủ đề học tập trên lớp.

Mỗi sản phẩm “làm hộ” cho học trò mỗi khi giáo viên Mĩ thuật trong trường yêu cầu học sinh thực hiện sản phẩm học tập của mình thì phụ huynh thường cảm ơn từ 200 – 300 ngàn đồng và đây là khoản thu nhập khá ổn định trong những năm qua.

Theo hướng dẫn đánh giá, xếp loại, khen thưởng học trò tiểu học hiện nay đối với danh hiệu học sinh “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” thì điểm kiểm tra cuối kỳ những môn đánh giá bằng điểm số phải đạt 9 điểm trở lên.

Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét thì phải được đánh giá là “Hoàn thành tốt” (T) thì mới đủ điều kiện khen thưởng.

Nhưng, đối với những môn năng khiếu như Mĩ thuật không phải em nào cũng có thể đạt được mức T mà nếu không đạt mức T, chỉ đạt mức H (hoàn thành) thì đương nhiên không đạt danh hiệu “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.

Video đang HOT

Trong khi, nhiều sản phẩm môn Mĩ thuật được giáo viên yêu cầu thực hiện ở nhà vì thời gian trên lớp (mỗi tiết 35 phút) khó hoàn thành. Vì thế, một số phụ huynh sính thành tích, thích danh hiệu sẵn sàng bỏ ra một ít tiền để “nhờ” giáo viên “vẽ hộ”.

Là trường chuẩn, có trên 60 lớp học nên trường có tới 3 giáo viên Mĩ thuật, việc một số phụ huynh “nhờ” giáo viên này “vẽ hộ” để đối phó với giáo viên kia cũng không bị phát giác bởi nó được thực hiện rất kín kẽ.

Cô có tiền, học trò có thành tích, phụ huynh cũng hãnh hiện vì danh hiệu của con mình được khen thưởng vào cuối học kỳ, cuối năm học nên mọi người đều vui vẻ bởi ai cũng đều…có lợi.

Kết thúc buổi gặp lại người đồng nghiệp cũ, được nghe những câu chuyện “làm ăn” khá thuận lợi của người đồng nghiệp cũ khiên nhiều giáo viên chúng tôi hôm đó đều lắc đầu ái ngại. Dù không ai nói thẳng ra nhưng có lẽ trong đầu mỗi người ngồi nghe câu chuyện hôm đó của đồng nghiệp cũ đều không đồng tình.

Bởi, với cách kiếm tiền như vậy thì người đồng nghiệp cũ của chúng tôi không chỉ góp phần làm thêm sự gian dối về thành tích mà chính những việc làm này đang làm xấu đi hình ảnh của một nhà giáo.

Và, tất nhiên việc “học thật” sẽ khó được thực hiện khi có những giáo viên và phụ huynh như câu chuyện mà chúng tôi đã đề cập ở phần trên.

Chúng tôi chỉ mong trong ngành giáo dục chỉ duy nhất có trường hợp cá biệt bởi nếu có thêm những trường hợp như vậy nữa sẽ làm xấu đi hình ảnh người thầy- ảnh hưởng đến những người đang hết lòng vì sự nghiệp giáo dục của nước nhà.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện câu chuyện, góc nhìn của tác giả.

Trong giáo dục cần chấp nhận thực tế đa dạng, có em học giỏi có em học kém

Nếu gặp học sinh yếu, gia đình chưa thực sự quan tâm, cộng với quy định của ngành thì cho dù học sinh không biết gì nhưng đã lưu ban thì năm học sau sẽ lên lớp!

Thông thường, hết học kỳ I của năm lớp 1 thì đa phần học sinh đã đọc thông, viết thạo. Thậm chí có những em chưa vào lớp 1 cũng đã đọc và viết được vì phụ huynh đã dạy chữ cho con sớm. Nhưng, cũng có những học sinh học hết Tiểu học, lên đến cấp Trung học cơ sở vẫn chưa đọc thông, viết thạo.

Vì thế, sự việc 6 học sinh của trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Tân Mỹ (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) không đọc trôi chảy được một đoạn văn khiến dư luận bất ngờ nhưng thực tế tình trạng này báo chí đã từng phản ánh nhiều lần trong những năm gần đây.

Nhiều người cho rằng thầy cô chưa dạy hết trách nhiệm, vì thành tích nhưng thực ra chưa hẳn là vậy. Nếu gặp học sinh quá yếu, gia đình chưa thực sự quan tâm, cộng với quy định của ngành thì cho dù học sinh không biết gì nhưng đã lưu ban thì các năm học sau dở cỡ nào cũng vẫn được lên lớp.

Trong giáo dục cần chấp nhận thực tế đa dạng, có em học giỏi có em học kém - Hình 1

Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Tân Mỹ- nơi có tình trạng học sinh lớp 6 chưa đọc thông, viết thạo (Ảnh minh họa: Báo Giáo dục và Thời đại)

Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT trước đây đã hướng dẫn cho học sinh lưu ban như thế nào?

Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có hiệu lực từ ngày 01/11/2020 hướng dẫn: " Học sinh không được lưu ban quá 03 lần trong một cấp học ".

Còn trước ngày 01/11/2020 thì ngành giáo dục thực hiện theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT, theo hướng dẫn của Thông tư này thì " Học sinh không được lưu ban quá 02 lần trong một cấp học ".

Như vậy, những em học sinh lớp 6 của trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Tân Mỹ (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) thực hiện theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT trước đây. Vì Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT mới có hiệu lực từ cuối học kỳ I của năm học 2020-2021.

Và, thực tế thì trong số những học sinh này cũng đã có em ở lại lớp.

Khi thông tin này được báo chí phản ánh thì có ý kiến cho rằng giáo viên, nhà trường nặng thành tích mà đẩy học sinh lên lớp nhưng thử hỏi với quy định như vậy thì giáo viên sẽ rất khó có lựa chọn nào khả thi hơn là cho học trò...lên lớp.

Lên lớp, chưa hẳn là để hết trách nhiệm mà với nhiều quy định hiện nay thì giáo viên khó có lựa chọn nào khả thi hơn. Đó là chưa kể nếu những em học sinh này mà ở cấp Tiểu học, học ở trường chuẩn quốc gia thì còn ràng buộc vào tỉ lệ trường chuẩn, phổ cập của địa phương nữa.

Khi gặp những trường hợp như thế này, dư luận thường đặt nghi nghi vấn là thầy cô dạy chưa hết trách nhiệm, nhà trường vì muốn có thành tích đẹp mà "đẩy" học sinh lên lớp....

Đúng là có tình trạng này và những thầy cô giáo, nhà trường có một phần lớn trách nhiệm ở trong đó, nhưng nếu đẩy trách nhiệm cả cho thầy cô giáo và nhà trường thì cũng thật...tội nghiệp.

Bởi, trong số những học sinh trong mỗi lớp có những học sinh học rất nhanh nhưng cũng có những học sinh học rất chậm, thậm chí có những em không biết gì cả.

Giáo viên có tận tình dạy dỗ nhưng trong các lớp học vẫn có những em không tiếp thu được bài.

Thời gian trên lớp thì có giới hạn, hàng mấy chục học sinh nên giáo viên không thể lúc nào cũng kè kè kèm học sinh yếu được. Yếu mà học còn vào thì thầy cô cũng ráng kèm cặp nhưng nếu học không vào thì kèm cặp cũng như "nước đổ lá khoai" mà thôi.

Giải pháp nào cho những em học sinh học...không vào?

Tình trạng học sinh học đến lớp 6 mà vẫn không đọc thông, viết thạo như một số em ở trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Tân Mỹ (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) thực ra không phải là những trường hợp cá biệt mà trong các lớp học đại trà ở cấp Trung học cơ sở hiện nay vẫn có.

Bởi lý do từ cấp Tiểu học đến lớp 8 thì học sinh chưa phải trải qua một kỳ thi nào. Cấp Tiểu học thì mỗi học kỳ học sinh được kiểm tra 2 lần nhưng thông thường việc kiểm tra, đánh giá học trò không khó khăn. Vì thế, học sinh được lên lớp là tất yếu, rất hiếm học sinh phải ở lại lớp.

Muốn không lặp lại sự việc này, chúng tôi cho rằng cần phải có sự chung tay của nhiều người, nhiều lãnh đạo ngành.

Thứ nhất : giáo viên phải tận tâm với những em học sinh này, giúp đỡ trên lớp, phụ đạo cho học trò để các em có gốc ngay từ khi học lớp 1. Những em không đạt yêu cầu chuẩn kiến thức thì giáo viên mạnh dạn cho học sinh ở lại lớp.

Tuy nhiên, cái khó nhất là khi phụ đạo cho học trò trái buổi hiện nay ở các cấp học phổ thông thường rất khó khăn trong việc tính tiết dạy định mức của giáo viên. Phụ đạo cũng đồng thời sẽ phát sinh thừa tiết của giáo viên.

Trong khi, phát sinh thừa giờ theo kiểu phụ đạo học sinh yếu kém hiện nay rất khó trong việc chi trả tiền thừa giờ cho giáo viên vì gần như cấp trên không phê duyệt khoản kinh phí này.

Giải pháp của các nhà trường thường là bố trí một số giáo viên thiếu tiết đi phụ đạo cho học trò. Nhưng, nhiều khi giáo viên vào trường thì học sinh lại không đến học- đây là thực trạng xảy ra nhiều ở nhiều trường học.

Những em học giỏi thì lại rất siêng năng nhưng những em yếu kém thì giáo viên có yêu cầu vào trường trái buổi để phụ đạo thì các em cũng tìm cách lẩn tránh.

Vì thế, giáo viên, nhà trường cần báo cho phụ huynh biết để cùng phối hợp cho học sinh học phụ đạo khi nhà trường có kế hoạch.

Thứ hai : phụ huynh cũng cần chung tay với giáo viên, với nhà trường trong việc dạy dỗ, kèm cặp học trò. Để xảy ra tình trạng học sinh học đến lớp 6 nhưng đọc không thông, viết không thạo thì phụ huynh mới phát hiện ra cũng là một điều đáng...băn khoăn.

Chẳng lẽ gần 6 năm qua phụ huynh lại không một lần lật vở hay kiểm tra xem con mình học hành như thế nào hay sao?

Chẳng lẽ trong một gia đình có ông bà, cha mẹ, chú bác...mà đều không một lần để ý đến khả năng học tập của con em mình?

Vì thế, phụ huynh cũng cần đóng một vai trò quan trọng kèm cặp, dạy dỗ hoặc ít nhất là nhắc nhở con em mình học tập khi ở nhà.

Thứ ba : các nhà trường tiểu học cần thay đổi thói quen phân công giáo viên dạy lớp cố định. Chẳng hạn, năm nay lớp 2A thì sang năm vẫn lớp 2A nên giáo viên họ thừa biết là nếu để học sinh quá yếu ở lại thì sang năm học sau lại...khổ mình. Vì thế, việc học sinh lên lớp đều đều cũng là một lẽ thường.

Thay vì cứ phân công cố định như vậy, Ban giám hiệu các nhà trường cần luân chuyển giáo viên chủ nhiệm giữa các lớp. Năm nay lớp A thì sang năm có thể là lớp C, lớp D...để giáo viên họ không ngán ngại và cũng không thể né được học trò yếu kém.

Đồng thời, nhà trường cũng mạnh dạn, yêu cầu giáo viên cho học sinh ở lại lớp nếu quá yếu. Hiện nay, Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT đã có hiệu lựa và học sinh có thể ở lại đến 3 lần/ cấp học.

Cùng với nhà trường thì các Phòng Giáo dục cũng không nên quá đề cao thành tích hoặc ra chỉ tiêu cao ngất ngưởng khiến cho một số nhà trường, giáo viên họ phải đối phó, phải đẩy học trò yếu, kém lên lớp.

Khi mọi người chung tay vì giáo dục, lãnh đạo ngành không quá trọng vào thành tích, chỉ tiêu thì ít nhất cũng giúp cho những em học sinh dù yếu nhưng lên đến lớp 2, lớp 3 cũng có thể đọc thông, viết thạo.

Giáo dục phổ thông còn rất nhiều việc phải làm và có lẽ đã đến lúc người lớn cần chung tay trong việc giáo dục con trẻ. Đừng để tình trạng con học giỏi là tại cháu nó thông minh nhưng con học yếu là tại...thầy cô chưa dạy dỗ đến nơi đến chốn.

Mình giáo viên thôi chưa đủ mà rất cần sự chung tay, góp sức của nhiều người, đặc biệt là phụ huynh học sinh chung tay kèm cặp, quản lý, nhắc nhở, tạo động lực cho con em mình học tập lúc ở nhà.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Án mạng vợ chồng tử vong: Nghi tranh chấp mảnh đất hàng chục tỷ đồng của mẹÁn mạng vợ chồng tử vong: Nghi tranh chấp mảnh đất hàng chục tỷ đồng của mẹ
21:17:51 11/01/2025
Hành động của đứa trẻ 14 tuổi trong thang máy khiến ai nấy nổi da gà: Kiểu gia đình nào nuôi dạy nên đứa con thế này?Hành động của đứa trẻ 14 tuổi trong thang máy khiến ai nấy nổi da gà: Kiểu gia đình nào nuôi dạy nên đứa con thế này?
17:07:42 11/01/2025
Diễn biến gây phẫn nộ vụ nam diễn viên bị kiện gần 1 tỷ vì ngoại tình với phụ nữ có gia đình: Lợi dụng cả con trai để vụng trộm!Diễn biến gây phẫn nộ vụ nam diễn viên bị kiện gần 1 tỷ vì ngoại tình với phụ nữ có gia đình: Lợi dụng cả con trai để vụng trộm!
17:11:41 11/01/2025
Siêu thảm đỏ Cbiz: Triệu Lệ Dĩnh gợi cảm át Bạch Lộc - Baifern, đôi Dương Tử và Vương Hạc Đệ skinship đại náo MXHSiêu thảm đỏ Cbiz: Triệu Lệ Dĩnh gợi cảm át Bạch Lộc - Baifern, đôi Dương Tử và Vương Hạc Đệ skinship đại náo MXH
20:22:40 11/01/2025
HOT: Cú trượt tay rồi xóa vội khiến Rosé (BLACKPINK) lộ chuyện hẹn hò bí mật?HOT: Cú trượt tay rồi xóa vội khiến Rosé (BLACKPINK) lộ chuyện hẹn hò bí mật?
17:05:12 11/01/2025
Đam mê giúp nam ca sĩ 5 con của showbiz Việt giữ phong độ ở tuổi 46Đam mê giúp nam ca sĩ 5 con của showbiz Việt giữ phong độ ở tuổi 46
17:23:56 11/01/2025
Đèn đỏ quá 5 phút, người dân dắt xe qua ngã tư hay được quyền đi tiếp?Đèn đỏ quá 5 phút, người dân dắt xe qua ngã tư hay được quyền đi tiếp?
17:56:22 11/01/2025
Người dân TPHCM than trời vì kẹt xe cả ngày lẫn đêmNgười dân TPHCM than trời vì kẹt xe cả ngày lẫn đêm
18:27:24 11/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phim Hàn quá hay có rating tăng 201% chỉ sau 2 tập, cặp chính nhìn nhau cũng bùng nổ chemistry

Phim Hàn quá hay có rating tăng 201% chỉ sau 2 tập, cặp chính nhìn nhau cũng bùng nổ chemistry

Phim châu á

22:31:47 11/01/2025
Love Scout mới lên sóng đến tuần thứ 2 nhưng đã chứng minh được mình thực sự là một hắc mã trên đường đua phim cuối tuần khi khi cần đến 3 tập đã vượt mốc rating 2 chữ số.
"Nữ hoàng nước mắt" Hoa ngữ khóc đẹp nao lòng nhưng lên phim bị cắt đầy tiếc nuối, netizen bất lực gào thét khắp MXH

"Nữ hoàng nước mắt" Hoa ngữ khóc đẹp nao lòng nhưng lên phim bị cắt đầy tiếc nuối, netizen bất lực gào thét khắp MXH

Hậu trường phim

22:29:39 11/01/2025
Dù là clip hậu trường, tuy nhiên rất nhiều netizen sau khi xem cảnh khóc của Bạch Lộc đều phải thốt lên rằng nó quá ấn tượng.
Ô tô 7 chỗ lạng lách, ép xe khác trên đường gây ùn tắc ở Bình Dương

Ô tô 7 chỗ lạng lách, ép xe khác trên đường gây ùn tắc ở Bình Dương

Netizen

22:25:15 11/01/2025
Nam tài xế không mặc áo, có biểu hiện không tỉnh táo, lái ô tô lạng lách, chèn ép một xe khác trên đường ĐT746, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Hộp đen máy bay Jeju Air ngừng hoạt động 4 phút trước khi gặp nạn

Hộp đen máy bay Jeju Air ngừng hoạt động 4 phút trước khi gặp nạn

Thế giới

22:23:02 11/01/2025
Các nhà điều tra Hàn Quốc đang tìm hiểu tại sao hộp đen của máy bay Jeju Air ngừng hoạt động 4 phút trước khi gặp nạn cuối tháng trước khiến 179 người thiệt mạng.
Á hậu có bằng thạc sĩ ở tuổi 26 mới nghỉ việc BTV tại VTV là ai?

Á hậu có bằng thạc sĩ ở tuổi 26 mới nghỉ việc BTV tại VTV là ai?

Sao việt

22:15:58 11/01/2025
Á hậu Phương Anh xác nhận đã nghỉ việc ở VTV để tập trung cho sự nghiệp giảng viên đại học, dù từng coi việc làm MC là cơ hội trau dồi kiến thức, nắm bắt xã hội và cải thiện giao tiếp.
Nam diễn viên Điều Kỳ Diệu Ở Phòng Giam Số 7 qua đời

Nam diễn viên Điều Kỳ Diệu Ở Phòng Giam Số 7 qua đời

Sao châu á

21:58:40 11/01/2025
Sự ra đi đột ngột của diễn viên quen mặt trong Điều Kỳ Diệu Ở Phòng Giam Số 7 khiến công chúng vô cùng bàng hoàng và đau xót.
Can thiệp mạch giúp nữ sinh 15 tuổi tránh nguy cơ vỡ mạch máu não

Can thiệp mạch giúp nữ sinh 15 tuổi tránh nguy cơ vỡ mạch máu não

Sức khỏe

21:35:02 11/01/2025
Dị dạng mạch máu là một căn bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm, đó là xuất huyết não. Sự chủ quan trong nhận biết và điều trị có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
NSND Tự Long cảnh báo việc mua vé xem ghi hình 'Táo quân 2025'

NSND Tự Long cảnh báo việc mua vé xem ghi hình 'Táo quân 2025'

Tv show

21:34:35 11/01/2025
Chương trình Táo quân 2025 sẽ lên sóng tối 29 Tết Nguyên đán 2025 nhưng thời gian ghi hình chương trình vẫn chưa được tiết lộ.
Giáo sư bị chỉ trích vì nói "phụ nữ sẽ sống đến 100 tuổi nếu sinh 10 con"

Giáo sư bị chỉ trích vì nói "phụ nữ sẽ sống đến 100 tuổi nếu sinh 10 con"

Tin nổi bật

21:32:35 11/01/2025
Một giáo sư Trung Quốc bị chỉ trích trên mạng xã hội vì tuyên bố phụ nữ có thể sống đến 100 tuổi nếu sinh 10 người con . Ông cho rằng phụ nữ theo đuổi sự nghiệp thường có tuổi thọ ngắn hơn.
Trót sống thử với bạn trai, tôi xấu hổ khi bị mẹ anh bắt gặp và nói một câu

Trót sống thử với bạn trai, tôi xấu hổ khi bị mẹ anh bắt gặp và nói một câu

Góc tâm tình

21:27:26 11/01/2025
Bạn trai từng nói, đợi dịp thích hợp sẽ dẫn tôi về nhà chơi. Không ngờ, tôi lại ra mắt mẹ anh trong tình cảnh như thế này...
Người mẹ ở Hà Nội mất 1,1 tỷ đồng khi đăng ký tập bóng rổ cho con

Người mẹ ở Hà Nội mất 1,1 tỷ đồng khi đăng ký tập bóng rổ cho con

Pháp luật

21:14:04 11/01/2025
Thời gian qua, Facebook xuất hiện các tài khoản giả mạo Liên đoàn bóng rổ Việt Nam VBF thông báo tuyển sinh các lớp bóng rổ, nhằm lôi kéo người dân đăng ký rồi chiếm đoạt tài sản.