Có nên dùng xilanh bơm nước muối rửa mũi cho bé?
Giai đoạn trẻ nhỏ từ 6 tháng đến vài tuổi thường bị sổ mũi, ngạt mũi, thậm chí là bị liên tục. Nếu không có viêm nhiễm mà chỉ là sổ mũi dị ứng, thì giải pháp phổ biến để giải phóng đường thở là rửa mũi bằng nước muối.
Bé nhà tôi 10 tháng tuổi, thời tiết ẩm thấp, nên cháu hay bị sổ mũi, ngạt mũi. Tôi đưa cháu đi khám, bác sĩ không cho dùng thuốc mà chỉ cho dùng nước muối sinh lý dạng xịt. Tôi tìm hiểu trên mạng, thấy hướng dẫn cách dùng xilanh bơm nước muối từ bên này cho chảy sang mũi bên kia sẽ nhanh khỏi ngạt mũi. Xin hỏi tôi có nên làm theo không?
Hoàng Hương Thủy (Hải Phòng)
Giai đoạn trẻ nhỏ từ 6 tháng đến vài tuổi thường bị sổ mũi, ngạt mũi, thậm chí là bị liên tục. Nếu không có viêm nhiễm mà chỉ là sổ mũi dị ứng, thì giải pháp phổ biến để giải phóng đường thở là rửa mũi bằng nước muối.
Nếu bạn đã cho con đi khám thì chỉ nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, từ từ con sẽ hết sổ mũi, bạn không nên quá sốt ruột. Khi tình trạng ngạt mũi ảnh hưởng đến việc nuốt (gây sặc khi bú, khi nuốt) hoặc khiến trẻ không ngủ được, quấy khóc… bác sĩ sẽ có toa thuốc co mạch phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ.
Nếu bạn lên mạng gõ từ khóa rửa mũi, vệ sinh mũi sẽ ra một biển kết quả hướng dẫn bơm hút mũi cho trẻ vô cùng trực quan, sinh động. Nhưng việc làm này đa phần dựa vào kinh nghiệm cá nhân, sáng tạo ra rất nhiều tư thế súc rửa mũi cho trẻ: Từ hút xilanh bơm mạnh vào mũi cho tới đè ngửa ra xịt thẳng nước vào xoang…
Việc làm này chưa kể đến khiến trẻ sợ hãi, đau dẫn đến stress, mà khi dùng sai dung dịch, sai cách, sai tư thế… sẽ nhiều khả năng dẫn đến viêm tai giữa nặng, tai chảy mủ… và hệ lụy khó lường.
Hơn nữa, trong mũi xoang có lớp niêm mạc liên tục tiết ra dịch, đây là các dịch sinh lý không ngừng đào thải ra khỏi xoang, hốc mũi, đóng vai trò vệ sinh, làm ẩm, giữ ấm, hạn chế tối đa tác động tiêu cực của dị vật (bụi, phấn hoa), bảo vệ hệ thống mũi xoang.
Ngoài ra, trong môi trường dịch nhầy luôn cân bằng vi khuẩn có lợi và có hại. Nếu vệ sinh sai cách, vô tình có thể làm mất đi sự cân bằng này, dẫn đến các bệnh liên quan đến đường hô hấp cho trẻ. Việc vệ sinh quá mức cũng khiến niêm mạc mũi khô rát rất dễ bị viêm, trẻ có nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm mạn tính.
Vì thế, bạn không nên tự ý rửa mũi cho con khi chưa có chỉ định và hướng dẫn cách làm cụ thể. Bạn cần giữ ấm, vệ sinh tay chân sạch sẽ thường xuyên, không cho con ngậm đồ chơi, dị vật… Như vậy sẽ giúp giảm khá nhiều nguy cơ viêm mũi.
Chữa sổ mũi bằng tỏi và sự thật đáng sợ!
Tỏi có nhiều công dụng đặc biệt. Tuy nhiên nếu dùng sai cách, tỏi có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Chữa sổ mũi bằng tỏi tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đáng sợ.
Video đang HOT
Bài thuốc chữa sổ mũi bằng tỏi thần tốc khỏi dứt điểm chỉ sau 2 ngày đang được nhiều bà mẹ truyền tay nhau và áp dụng cho con. Tuy nhiên, phương pháp này liệu có an toàn cho sức khỏe của trẻ hay không, hãy cùng lắng nghe chuyên gia giải đáp.
1. Mẹ bỉm sữa "tự hào khoe thành quả chữa sổ mũi bằng tỏi ngâm nước muối sinh lý" khỏi cho con!
Theo đó, cách chữa sổ mũi cho trẻ nhỏ rất đơn giản chỉ bằng hai nguyên liệu: tỏi và nước muối sinh lý. Chị T.M.N chia sẻ, con của chị (21 tháng tuổi) bị sổ mũi chị đã dùng tỏi và nước muối sinh lý nhỏ và đã dứt triệu chứng sau 2 ngày. Đồng thời, chị khẳng định đây là cách chữa sổ mũi an toàn cho trẻ nhỏ vì tỏi là kháng sinh tự nhiên, nước muối sinh lý rất lành tính, không nguy hại ngay cả khi dùng nhiều.
Mẹ bỉm sữa chia sẻ cách chữa sổ mũi cho trẻ bằng tỏi ngâm nước muối sinh lý đang "hot rần rần" trên mạng xã hội (Ảnh: FBNV)
Cách chữa sổ mũi bằng tỏi được mẹ bỉm sữa nói trên chia sẻ như sau:
- Cho 2 miếng tỏi cắt mỏng như cây tăm vào lọ nước muối sinh lý.
- Để dung dịch phát huy tác dụng phải đợi khoảng 2 giờ mới nhỏ cho trẻ nhỏ, ngày nhỏ 3-4 lần, sau 2 ngày sẽ khỏi bệnh hoàn toàn.
Cách chữa sổ mũi bằng tỏi ngay lập tức đã được lan truyền nhanh chóng, nhiều bà mẹ áp dụng vì cho rằng đây là những nguyên liệu từ tự nhiên, không gây nguy hại, dễ thực hiện. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo rằng, tỏi tuy có chứa kháng sinh tự nhiên nhưng tuyệt đối không nhỏ nước ép tỏi vào mũi trẻ.
2. Chuyên gia cảnh báo: Chữa sổ mũi bằng tỏi cho trẻ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm!
Ths. Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam cho biết: "Trong Đông y, tỏi có tính cay, ấm, được sử dụng điều trị cảm cúm, ho, tuy nhiên thường dùng với mật ong, đường phèn và sử dụng đường uống. Tỏi có tính nóng, nếu dùng nước ép tỏi nhỏ trực tiếp vào mũi để chữa sổ mũi sẽ rất nguy hiểm vì sẽ gây bỏng, phù nề niêm mạc mũi do niêm mạc mũi rất mỏng. Do đó, tuyệt đối không dùng nước ép tỏi hay hành để nhỏ vào mũi trẻ".
Tỏi có tính nóng, nếu dùng nước ép tỏi nhỏ trực tiếp vào mũi để chữa sổ mũi sẽ rất nguy hiểm vì sẽ gây bỏng (Ảnh: Internet)
Còn theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, trẻ bị sổ mũi (viêm đường hô hấp trên) thường là do virut gây ra, chỉ cần chăm sóc trẻ đúng cách, nhỏ nước muối sinh lý trẻ sẽ tự khỏi không cần phải áp dụng các biện pháp "cao siêu" như nhỏ nước tỏi, nước hành rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Chữa sổ mũi bằng tỏi nguy hiểm hơn những gì người ta thấy.
Bác sĩ Dũng cũng khuyến cáo thêm: "Hiện nay, trên mạng xã hội lan truyền rất nhiều phương pháp chữa bệnh khác nhau. Tuy nhiên, 10 phương pháp chia sẻ thì có 8 phương pháp sai, một nửa đúng nửa sai, một có thể dùng được. Có thể các mẹ áp dụng phương pháp đó với con mình khỏi nhưng không có nghĩa là sẽ phù hợp với mọi người dùng sẽ khỏi" .
GS.TS Võ Thanh Quang, Giám đốc Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung ương cho hay không nên tùy tiện áp dụng các phương pháp dân gian như chữa sổ mũi bằng tỏi, nhỏ mũi, rửa mũi bằng xi lanh khi trẻ bị sổ mũi, hay chữa sổ mũi bằng tỏi. Tất cả các phương pháp dân gian chưa có kiểm chứng khoa học nếu tùy tiện thực hiện sẽ rất nguy hiểm.
Chữa sổ mũi bằng tỏi hay các phương pháp dân gian khác đều cần phải được kiểm chứng mới áp dụng (Ảnh: Internet)
Theo GS. Quang ngay cả việc dùng nước muối sinh lý cho trẻ nhỏ cũng phải dùng đúng cách, tránh lạm dụng. Việc lạm dụng nước muối sinh lý cho trẻ nhỏ sẽ gây ra tác động ngược. Cơ chế sinh lý của mũi và họng luôn sinh ra một lượng dịch tự nhiên để bôi trơn niêm mạc. Chất nhầy này được coi là hàng rào bảo vệ cho vi khuẩn bụi bẩn không thể xâm nhập vào cơ thể.
Nếu dùng nước muối sinh lý lạm dụng có thể ảnh hưởng tới có chế tiết dịch tự nhiên khiến cho trẻ rát mũi, kích ứng, chảy nước mũi. Nước muối sinh lý về bản chất không gây hại cho cơ thể vì từ "sinh lý" để chỉ sự tự nhiên. Vì vậy, chỉ dùng nước muối sinh lý khi trẻ ngạt mũi, sổ mũi, trẻ đi ra ngoài môi trường bụi bặm về, sau khi vào bệnh viện chơi...
Trẻ đang khỏe mạnh thì không nhất thiết phải dùng!
3. Hướng dẫn cách vệ sinh mũi cho trẻ bị sổ mũi
3.1. Sai lầm khi rửa mũi cho trẻ bị sổ mũi
- Sử dụng xi-lanh để rửa mũi
Rất nhiều các mẹ bỉm sữa hay dùng ống xi-lanh để rửa mũi, bơm nước muối trực tiếp mỗi khi bé bị sổ mũi. Cách làm này hoàn toàn sai lầm, đặc biệt là có nguy cơ gây tổn thương niêm mạc mũi rất cao do ống xi-lanh gây ra áp lực lớn, rất khó để điều chỉnh.
Chưa kể tới, khi niêm mạc mũi bé bị tổn thương sẽ khiến cơn nghẹt mũi không những không giảm mà còn dẫn tới viêm tai giữa hay sặc nước muối vào phổi trẻ.
- Để bé nằm ngừa rửa mũi
Không phải trẻ nào cũng nằm im ngoan ngoãn cho bố mẹ rửa mũi. Nhiều trẻ sẽ phản kháng, gào khóc do sợ hãi trong khi cha mẹ sẽ đè ép bé nằm ngửa để đưa nước rửa mũi vào. Chính điều này dễ làm trẻ bị sặc ngược vào phổi gây viêm nặng hơn.
Hoặc trẻ sẽ có phản xạ nuốt hoặc có các cơn ho khi bị sặc nước muối. Lâu dần sẽ khiến dịch mủ ở tai hình thành gây bệnh viêm tai giữa. Bệnh viêm tai giữa đặc biệt nguy hiểm nếu như không có can thiệp đúng cách.
- Không hút mũi mà chỉ rửa mũi
Rửa mũi với mục đích giúp loại bỏ chất nhầy đường mũi cho trẻ nhưng nhiều phụ huynh lại chỉ rửa mũi rồi lấy giấy thấm hoặc lau ở bên ngoài. Dịch mũi không được hút ra hết sẽ làm tình trạng nghẹt mũi nghiêm trọng hơn.
3.2. Cách rửa mũi cho trẻ khi bị sổ mũi đúng
Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên, mẹ tuyệt đối không nên tự chẩn đoán bệnh thông qua màu sắc nước mũi là nhiễm khuẩn hay virus mà chữa trị theo phương pháp dân gian truyền miệng như chữa sổ mũi bằng tỏi hay nhỏ bạc hà,.. Trước đây, BS viện Nhi cũng đã từng cảnh báo: "Không có chuyện dựa vào màu sắc nước mũi để biết được trẻ bị nhiễm khuẩn hay virus".
Để rửa mũi cho trẻ đúng cách, nếu thấy nước mũi có màu trắng trong thì mẹ chỉ cần sử dụng nước muối nồng độ 0,9& để nhỏ, một ngày từ 4 - 5 lần, mỗi bên mũi khoảng 3 - 4 giọt. Mẹ thực hiện các bước rửa mũi cho trẻ như sau:
- Bước 1: Để cho bé nằm ngửa, đầu hơi ngửa nhẹ ra phía sau.
- Bước 2: Chuẩn bị nước muối sinh lý ấm, sau đó nhỏ vào từng bên mũi. Lưu ý, với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi thì nhỏ khoảng 2 - 3 giọt; với trẻ lớn hơn thì nhỏ từ 4 - 5 giọt. Giữ khoảng 30 giây để nước muối ấm có thể thấm vào và làm loãng đi dịch nhầy trong hốc mũi.
- Bước 3: Làm sạch hốc mũi
Tùy vào trẻ lớn hay trẻ nhỏ, đã biết xì mũi hay chưa mà mẹ cho trẻ ngồi dậy và xì mũi ra khăn sạch. Với trẻ còn nhỏ thì có thể sử dụng dụng cụ hút dịch mũi chuyên dụng. Sau khi dùng sau thì cần làm sạch dụng cụ hút mũi dưới vòi nước sạch.
Khi nào thì nên cho trẻ bị sổ mũi tới bệnh viện?
Nếu mẹ thấy tình hình sổ mũi của trẻ không được cải thiện, bé vẫn bị nghẹt mũi, thở khó khăn. Quan sát dịch mũi thấy có màu vàng xanh thì cần đưa trẻ tới viện hoặc cơ sở y tế để được tư vấn và thăm khám nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ cũng như có phương pháp điều trị phù hợp.
Đừng chủ quan nếu bé dưới ba tuổi có những biểu hiện này Rất nhiều ca bệnh ở trẻ nhỏ đều có những biểu hiện ban đầu rất thông thường nhưng sự chủ quan và thiếu kiến thức của cha mẹ thường là nguyên nhân khiến bệnh biến chứng nặng nề. Chủ quan và thiếu kiến thức khi nuôi con nhỏ Ngày 03/11 vừa qua, bệnh nhi N.Q.Đ (2,5 tuổi thường trú tại Hà Nội) đến...