Có một khía cạnh ẩm thực Việt được ôm ấp bởi những đoá hoa sen thanh khiết
Dù không được xem là “quốc hoa” chính thức của đất nước, nhưng hoa sen vẫn luôn gắn liền với những nét đẹp văn hoá Việt Nam, trong đó có phương diện ẩm thực.
Hoa sen trong văn hoá Việt Nam là một loài hoa đồng quê mộc mạc, dân dã, tuy sống trong bùn mà vẫn vươn lên thẳng tắp, tươi sáng. Đây là loài hoa gần gũi với người Việt, đại diện cho nét đẹp trong tâm hồn người Việt Nam, “gần bùn mà chẳng hô tanh mùi bùn”, dẫu rằng hoàn cảnh thế nào thì dân tộc vẫn luôn hướng tới các giá trị ngay thẳng, đẹp đẽ. Dù chưa bao giờ được chính thức công nhân là “quốc hoa”, nhưng hoa sen vẫn luôn âm thầm trong vô thức đi vào nhiều khía cạnh đời sống người Việt, trong đó có phương diện ẩm thực.
Trong thực tế, Việt Nam không phải là dân tộc duy nhất dùng sen dể nấu ăn, song hầu hết ẩm thực các nước chỉ dùng hạt sen và một số ít bộ phận khác. Còn việc dùng cả lá, cả hoa sen và mùi hương thì phổ biến hơn với chúng ta, thể hiện rõ qua những món ăn truyền thống Việt Nam sau đây:
Một vai trò của hoa sen trong ẩm thực Việt Nam được thể hiện qua cơm sen cung đình Huế.
Ẩm thực cung đình Huế được biết đến với sự tinh tế, thanh tao, và cơm sen là món ăn thể hiện hoàn hảo hai điều này. Cơm sen được làm từ những hạt gạo dẻo thơm nhất, nấu chung với hạt sen thơm bùi. Không chỉ dừng lại ở đấy, để cơm có mùi thơm sâu, người Huế còn cho cơm vào lá, vào hoa mà gói lại. Bởi vì vốn là thức tiến vua nên mọi khâu chuẩn bị từ hương vị đến trình bày đều phải thật đẹp mắt, tao nhã. Hình ảnh cơm sen được bao bọc bởi những cánh hoa phớt hồng và bẹ lá xanh xanh tinh xảo đã mang đến một ấn tượng rất đỗi mộc mạc nhưng cũng không kém phần sang quý.
Trà sen là một nét đẹp trong khía cạnh trà Việt. Tuy nhiên cần phân biệt trà sen và trà tim sen. trà tim sen thì dễ hiểu, được làm từ tim sen đăng đắng, giúp dễ ngủ. Còn trà sen thường thấy là trà ướp hương sen, nổi tiếng nhất là trà ướp hương từ những bông sen Hồ Tây. Hồ Tây nằm ở đất địa linh, nhiều nghệ nhân làm trà cho rằng hoa sen ở hồ này hấp thu được nhiều linh khí đất trời nên có hương thơm hơn hẳn hoa sen của những nước khác.
Có nhiều cách ướp trà sen như ướp trà với gạo sen lấy từ nhuỵ hoa, ướp trong lá sen trong một thời gian dài dể lá trà thấm nhuần hương thơm ngát. Cũng có nhiều người thích dậy từ sáng sớm, mang trà ra hồ sen rồi chọn những đoá sen tươi nhất, đẹp nhất, nhẹ nhàng nâng niu tách ra những cánh hoa rồi cho trà vào trong nhuỵ. Đợi đủ một ngày một đêm thì trà đã ướp xong, chỉ việc cắt về những đoá sen rồi lấy trà ra. Trà sen mang về để uống, còn hoa sen mang về cắm trong lọ đẹp để chưng. Trà sen có gốc trà xanh bình thường, nhưng sau khi được ướp lại thêm hương thơm ngọt thanh, tinh khiết của hoa sen.
Video đang HOT
Chè nhãn lồng hạt sen thơm mát là món chè giải nhiệt được ăn vào mùa hè của người Huế. Nhỏ bé thay một bát chè nhưng lại lắm công phu. Thuở chưa có hạt sen bán sẵn, những người phụ nữ gia đình đã phải lấy hạt sen từ sen tươi, tách tim sen để không bị đắng. Nhãn thì phải dùng dao nhọn tách vỏ sao cho khéo, chỉ vừa đủ để cho hạt sen vào trong mà không rách. Chè nấu lên với đường phèn, vào những tiết trời nóng nực thì ăn vừa ngọt vừa thơm, lại còn có công dụng hạ nhiệt.
Cốm
Cốm và lá sen là có thể nói là một đôi “trời sinh”, ở đâu có cốm, ở đó hẳn phải có lá sen. Đây là một thức quà truyền thống của người Hà Nội vào trời thu. Lá sen xanh biếc gói cốm xanh hay được ví con như gói lại cả sắc thu Hà Nội. Không chỉ có cốm, mà các món như bánh cốm, chả cốm gần như phải luôn đi với lá sen. Cốm thơm đã đành, lá sen cũng thơm nốt, hai mùi hương hoà lẫn với nhau nghe mộc mạc và dễ thương, gắn liền với tuổi thơ của biết bao người con Thủ Đô.
Xôi gói lá sen
Trong ẩm thực Việt, lá sen không phổ biến bằng lá chuối hay lá dừa, tuy nhiên ở nhiều vùng miền, người ta lại ưa dùng lá sen để gói các món làm từ gạo nếp như xôi. Không có nguyên liệu làm từ sen, tuy nhiên ở công đoạn cuối, các miếng xôi nóng hổi thơm ngon được “ôm ấp” bởi chiếc lá sen có mùi dìu dịu, thanh thanh.
Theo Trí Thức Trẻ
Bánh handmade chấm dứt thời kỳ đơn điệu của bánh Trung thu
Bánh hoa nổi sặc sỡ, bánh Diên hi công lược, bánh thạch... đang chiếm lĩnh thị trường bánh Trung thu năm nay.
Không còn bó hẹp trong mẫu bánh nướng, bánh dẻo, nhân thập cẩm và đậu xanh truyền thống, bánh Trung thu homemade thực sự nở rộ trong mùa trăng năm nay, với hình thức bắt mắt, cầu kỳ và hương vị đa dạng mà giá cả chỉ nhỉnh hơn bánh truyền thống một chút.
Khoảng 2 năm trở lại đây, cùng với việc xuất hiện những khuôn silicon (khuôn 3d), phong trào làm bánh tại nhà bùng nổ. Chị Trần Thu Thủy, 27 tuổi, nhân viên văn phòng ở Hà Nội cho biết, từ các khuôn đó, mỗi người thợ lại tạo nên những mẫu bánh riêng cho mình.
Rằm tháng 8 năm nay, Thủy đã tạo ra cả trăm mẫu mã bánh khác nhau từ hoa sen, hoa đào, các tạo hình con vật, bộ chữ Phúc, Lộc, Thọ...
"Làm bánh hiện đại tỉ mỉ và tốn nhiều thời gian hơn bánh truyền thống. Mình sẽ dùng màu rau quả, như củ dền, nghệ, lá cẩm, trà xanh để tạo màu sắc cho bánh. Tuy nhiên màu rau quả lên không được sắc nét, nếu có khách yêu cầu riêng mình sẽ dùng màu thực phẩm của Mỹ, bánh lên màu đẹp hơn", Thủy cho biết.
Những chiếc bánh được kết hợp tinh bột mỳ và than tre. Để được màu nhũ đẹp, người thợ nướng bánh lần đầu, sau đó mới quét nhũ vàng lên và nướng tiếp.
Chị Nguyễn Hằng (Hải Phòng) bắt kịp nhiều trào lưu làm bánh Trung thu trên mạng chỉ để phục vụ các con mình. Ngoài các bánh 3d, chị còn làm các bánh hình thù lạ mắt, hoặc bánh điêu khắc wagashi của Nhật.
"Bánh wagashi có lớp vỏ bánh được làm bằng tinh bột đậu trắng và nếp Nhật. Còn nhân thì vẫn theo kiểu bánh Trung Thu thông thường", chị cho biết.
Người mẹ này còn làm bánh theo bộ phim đang ăn khách nhất hiện nay là "Diên hi công lược" với hình của lệnh phi, hoàng hậu...
Với vẻ ngoài hút mắt như vậy, nhiều người tiêu dùng chuyển sang mua các bánh homemade. Ghi nhận từ một số người bán đều cho thấy số lượng tiêu thụ tăng mạnh trong năm nay. Như chị Trần Thu Thủy, nếu năm ngoái bán khoảng 2.000 chiếc thì năm nay tăng 4 lần, lên đến 8.000 chiếc.
Đam mê làm bánh 3 năm nay, chị Lê Thanh Thúy (Hà Nội) cũng dần kiếm được tiền từ sự khéo tay của mình. Năm nay với khuôn silicon, chị Thúy sáng tạo ra những họa tiết riêng, cùng nhân đặc biệt.
Nhân thập cẩm giảm lượng mỡ, đường và mứt bí, tăng các loại hạt như điều, hạnh nhân, giúp thực khắc không còn sợ cái "ngọt khé như nhân ngày xưa mà rất thơm bùi".
Ngoài ra, có các nhân đậu xanh hạt điều, trà xanh chà là, chocolate rum nho, chuối nướng dừa, sen, mỗi nhân lại có hoa quả sấy, mứt hạt kết hợp cùng tăng hương vị độc đáo. Lượng bán ra của chị Thúy năm nay khoảng 2.000 chiếc.
Theo chị, người tiêu dùng thích bánh homemade không chỉ vì nó có nhiền vị nhân ngon lạ khác nhau, mà còn vì không có chất bảo quản nên người dùng cũng cảm thấy yên tâm hơn. "Mọi người mua qua giới thiệu, bánh chỉ sử dụng trong 1-2 ngày thôi", chị Thủy cho hay.
Một số người làm bánh Trung thu homemade cũng cho ra đời loại bánh làm từ vỏ thạch, dành cho những người ăn kiêng, bị tiểu đường hoặc thích sự mới lạ. Nhân bánh bên trong vẫn là đậu, hạt hoặc thập cẩm.
Phan Dương
Ảnh: NVCC
Theo Vnexpress
Chán thịt, Tiểu Dã chuyển qua ăn chay với hàng loạt món ngon làm từ hoa sen Bằng sự khéo tay hay làm của mình, Tiểu Dã đã chứng minh cho mọi người thấy chỉ một vài cánh sen thôi cũng có thể giúp bạn làm được cả bàn tiệc ngon lành, đẹp mắt. Lại là Tiểu Dã và những màn trổ tài nấu ăn vi diệu hơn cả phim đây! Đã lâu mới tái xuất nên lần này, Tiểu...