Cô hạnh phúc dạy trò biết yêu thương
Bén duyên với ngôi trường tiểu học xinh xắn nằm bên bờ sông Hồng sau bước ngoặt lớn trong cuộc đời, cô Nguyễn Thị Hương Nhung – giáo viên Mỹ thuật Trường Tiểu học Giang Biên ( quận Long Biên, Hà Nội) luôn tâm niệm:
Cô Hương Nhung (ngoài cùng bên phải) bên học sinh đoạt giải thưởng Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng cấp thành phố năm 2020.
Hạnh phúc trong cuộc sống và trong công việc dạy học của cô có được là bởi được hòa mình trong mái trường hạnh phúc, giàu lòng yêu thương, nhân ái…
Bước ngoặt cuộc đời
Cô Hương Nhung từng là giáo viên công tác tại Khoa Công nghệ may và thiết kế thời trang, Trường Cao đẳng nghề số 17 – Bộ Quốc phòng.
Hơn 10 năm công tác tại trường, qua mỗi bài dạy, cô luôn cố gắng truyền cảm hứng, động lực đến với các thế hệ học trò nhằm giúp các em có được những định hướng rõ nghề nghiệp cho mình.
Miệt mài với công việc nhiều sáng tạo, cuộc sống của cô Hương Nhung trở nên xáo trộn kể từ khi cô sinh con thứ hai.
Như bao bà mẹ khác, cô đón con trai ra đời trong niềm hạnh phúc vô bờ, mừng vui khôn xiết của gia đình.
Nhưng “niềm vui ngắn chẳng tày gang”, khi nuôi bé, cô nhận thấy con mình chậm hơn những em bé bình thường khác, bé hành động vô thức, khác lạ…
Nước mắt người mẹ trẻ đã âm thầm chảy ngược vào trong, cô luôn ám ảnh suy nghĩ: Tương lai của con sẽ ra sao nếu như con chỉ là một đứa trẻ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ?
Cô mong muốn có phép nhiệm màu để con trai bé bỏng của mình trở nên bình thường, nhanh nhẹn, hoạt bát như những đứa trẻ cùng trang lứa.
Nhưng thời gian để chăm sóc và dạy dỗ con cứ hẹp dần theo năm tháng khi con trai ngày càng lớn mà cô vẫn phải đi làm cả ngày, đường sá xa xôi.
Mỗi khi về đến nhà, cô mong những bước chân nhỏ bé của con chạy ra cổng, líu lo chào mẹ và sà vào lòng mẹ để được nũng nịu, yêu thương… nhưng con chỉ nhìn mẹ và không hề có biểu cảm gì. Cô thương con và trăn trở, đau đáu những nghĩ suy…
Khi đến tuổi đi học, con may mắn được Ban giám hiệu Trường Tiểu học Giang Biên tiếp nhận vào học lớp Một theo diện “trái tuyến”, học “hòa nhập”.
Hiểu được hoàn cảnh, các cô giáo muốn tạo cho con cơ hội để được chơi, được học, hòa mình vào môi trường học tập như bao bạn nhỏ đồng lứa khác, chứ không bị kỳ thị hay e ngại ảnh hưởng đến hoạt động dạy, học của trường.
Ngày mới đến trường, con chậm chạp, nhút nhát, khả năng giao tiếp và tiếp thu rất hạn chế. Dù yên tâm gửi gắm con học tại ngôi trường thân thiện, nhưng cô Nhung luôn mong ước được làm người thầy của con ở mái trường nơi con đang học, sát cánh từng bước đi của con.
Video đang HOT
Cô đã mạnh dạn đề đạt nguyện vọng với Ban giám hiệu nhà trường và được tạo điều kiện tuyển hợp đồng dạy môn Mỹ thuật tại trường.
Cô quyết định xin thôi việc tại Trường Cao đẳng nghề số 17 – Bộ Quốc phòng để chuyên tâm công tác và có điều kiện dạy dỗ, chăm sóc con trai tại ngôi trường mới.
“Dạy và học tại Trường Tiểu học Giang Biên, điều mà mẹ con tôi thấy hạnh phúc chính là lòng nhân ái, tình yêu thương, sự sẻ chia của Ban giám hiệu và đồng nghiệp. Chính sự trao yêu thương ấy là “sức mạnh” để tôi muốn làm việc và cống hiến lâu dài tại nhà trường” – cô Nhung chia sẻ.
Em Đinh Đức Hùng – lớp 4A3 (con trai cô Hương Nhung) đoạt Huy chương Vàng Triển lãm nghệ thuật trực tuyến Quốc tế Nirantar Art Group (tại Ấn Độ) năm 2021.
Niềm vui bên học trò, niềm hạnh phúc bên con
Ngoài thời gian đi dạy học, cô Hương Nhung còn tích cực tự học, bồi dưỡng. Cô tham gia thêm lớp học can thiệp, học hỏi kinh nghiệm từ các giáo viên chuyên biệt để có phương pháp dạy học phù hợp, giúp con phát triển, thay đổi bản thân thích ứng với môi trường học tập, khả năng tự phục vụ. Cô đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm – Khoa Giáo dục đặc biệt.
Khó khăn không nản, “trái ngọt” đã đến với cô sau một hành trình dài đồng hành cùng con bên sự giúp sức của nhà trường, cô giáo chủ nhiệm…
Đến nay con trai cô đã hoàn thành lớp 4 và có tiến bộ rõ rệt. Khả năng giao tiếp và nhận thức của con gần như các bạn cùng trang lứa.
Luôn chuẩn bị chu đáo bài giảng khi lên lớp, cô Nhung tràn đầy nhiệt huyết, truyền cảm hứng cho học sinh qua mỗi giờ học, nét vẽ. Các em đón nhận kiến thức của cô trong niềm hứng khởi, say sưa.
Những sản phẩm học tập của học sinh cô nhận được sau mỗi tiết học đã tạo cho cô niềm vui và sự sáng tạo, cống hiến.
Cô trao niềm vui trong học tập đến với các em. Và thứ cô nhận lại là niềm hạnh phúc đang lớn lên từng ngày ở trò, đó là sự cảm nhận và thẩm thấu cái đẹp, tư duy thẩm mỹ.
Niềm vui trong lao động, học tập của cô Hương Nhung cùng các em nhỏ được nhân lên khi trong hai năm học qua, hưởng ứng cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động, học sinh của cô đã giành được những giải thưởng đáng khích lệ: 5 em đoạt giải Ba cấp Thành phố với tác phẩm “Sinh hoạt văn hóa cộng đồng Tây Nguyên” năm 2019;
Bốn em đoạt giải Khuyến khích cấp Thành phố với tác phẩm “Bộ sưu tập thời trang họa tiết, hoa văn dân tộc” năm 2020; Một học sinh đoạt Huy chương Vàng; Một học sinh đoạt Huy chương Bạc Triển lãm nghệ thuật trực tuyến Quốc tế Nirantar Art Group (tại Ấn Độ) năm 2021… Trong đó, Huy chương Vàng thuộc về con trai cô Hương Nhung – em Đinh Đức Hùng lớp 4A3.
Cô Nhung cho biết: “Dạy học sinh tiểu học về Mĩ thuật, cái đẹp, tôi đã tập trung vào việc đổi mới cách dạy và học. Mục tiêu của tôi là luôn chú trọng vào học sinh, giúp các con hiểu và nhận thức ra vấn đề cần truyền tải một cách hiệu quả, từ đó phát huy khả năng sáng tạo của mình.
Cô Hứa Thu Huyền – nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học Giang Biên chia sẻ: Với lòng yêu thương của người mẹ, lòng yêu nghề, nhiệt tình tâm huyết của người thầy, cô Hương Nhung đã thổi vào tâm hồn học sinh tình yêu cái đẹp, chân, thiện, mỹ…
Cuộc hành trình cùng con đến với nghề dạy học sinh tiểu học của cô Nguyễn Thị Hương Nhung là những điều chúng tôi đã thấy và cảm nhận được từ cuộc sống luôn tiềm ẩn những điều kỳ diệu. Như một duyên lành, cô mang đến cho chúng tôi một cậu học trò nhưng ẩn sau đó là cả tấm lòng bao la, nghị lực vượt khó của một người mẹ…
Sau tất cả những hi sinh cho con, tận tâm cho nghề dạy học, cho học trò, cô Hương Nhung bộc bạch: Tất cả những gì tôi cố gắng thay đổi, nỗ lực cống hiến là để tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc bình dị nhất cho con trai mình và những học trò nhỏ thân thương. Các con xứng đáng được hưởng một cuộc sống an yên và một nền giáo dục đổi mới, sáng tạo, một môi trường hạnh phúc xuất phát từ tình yêu thương của mỗi thầy cô giáo và những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục nước nhà, đến sự phát triển của trẻ em.
Xây dựng trường học hạnh phúc: thầy Hiệu trưởng xin được làm bạn với học sinh
Theo quan điểm của thầy giáo Đinh Hồng Tiệp, để xây dựng trường học hạnh phúc, mọi hoạt động phải thiết thực và luôn hướng về đúng chủ thể.
Năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai cuộc vận động xây dựng "Trường học hạnh phúc".
Các nhà trường trên khắp cả nước dựa trên tiêu chí yêu thương, an toàn, tôn trọng để đưa ra nhiều cách làm sáng tạo nhằm lan tỏa giá trị hạnh phúc, mang tới niềm vui, sự thấu hiểu tới học trò và các thầy, cô giáo.
Bày tỏ quan điểm tới Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy giáo Đinh Hồng Tiệp, Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Lê Hồng Phong (Hải Phòng) chia sẻ: "Trường học hạnh phúc là một phạm trù rộng lớn. Chỉ với hai từ "hạnh phúc" nhưng vô vàn cách làm và không có khái niệm, định nghĩa tuyệt đối.
Theo tôi, khi đến trường, mỗi học trò đều có quyền học tập, được yêu thương, chia sẻ và tôn trọng.
Còn giáo viên có quyền được làm việc, yêu thương, chia sẻ, được tôn trọng và được chia sẻ tiếng nói riêng.
Vậy làm sao để đảm bảo quyền lợi của học trò và giáo viên trong môi trường học đường?".
Theo Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Lê Hồng Phong, trong môi trường các cơ sở giáo dục, người đứng đầu có tác động rất lớn tới không khí, hòa khí trong đơn vị.
Người đứng đầu phải biết lắng nghe, thấu hiểu và có tầm nhìn chiến lược mới có thể đảm bảo quyền lợi của học sinh, giáo viên.
Thầy giáo Đinh Hồng Tiệp cho biết: "Để đảm bảo học sinh được yêu thương, chia sẻ và tôn trọng, mọi hoạt động của nhà trường đều phải hướng về chủ thể.
Từ những việc làm nhỏ bé, thiết thực đối với học sinh như nhà xe của trường hiện nay được lắp thêm quạt, ổ điện và có cả nhạc bật vào đầu giờ, cuối giờ học.
Theo đó, khi học sinh lấy xe, nóng đã có quạt mát, tối có điện sáng, xe hết điện có ngay ổ để sạc, phát nhạc giúp tạo không khí hào hứng và học sinh có thể thư giãn trước và sau giờ học.
Ở đây, tôi muốn thể hiện sự quan tâm, chăm lo đến những điều nhỏ nhất của học sinh thông qua việc làm thực tế.
Tôi xin được trở thành bạn với học sinh!
Về quan hệ giao tiếp, tôi khuyến khích giáo viên thể hiện sự bình đẳng, dân dã, dùng những ngôn ngữ giản dị, trong sáng và dễ hiểu đối với học trò.
Thực tế, bản thân tôi hay giáo viên nhà trường đều có thể thoải mái trò chuyện, tâm sự hoặc tham gia các hoạt động thể thao với học trò.
Ngược lại, khi đến trường học trò cũng không ngại bày tỏ nguyện vọng, mong muốn của bản thân trực tiếp với tôi".
Theo thầy giáo Đinh Hồng Tiệp, mọi hoạt động trong nhà trường phải hướng về đúng chủ thể (Ảnh: HT)
Về việc đảm bảo quyền được học tập của học sinh, thầy giáo Đinh Hồng Tiệp chia sẻ: "Nhà trường tổ chức học tập phù hợp, dựa trên cơ sở nguyện vọng của học sinh.
Để tổ chức việc dạy và học hiệu quả, người đứng đầu cơ sở giáo dục phải có tính chiến lược để phân tích, định hướng cho học sinh.
Khi học sinh hiểu thế mạnh học tập của bản thân, nhà trường sẽ tổ chức dạy học phù hợp và có tính định hướng và phân luồng hướng nghiệp.
Bên cạnh đó, áp dụng hiểu biết về xu thế phát triển của xã hội để phân tích cho học sinh hiểu và có nguyện vọng học tập trên cơ sở một bao quát chung (đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình mà học sinh nào cũng phải đạt được).
Ngoài ra, tôi phân tích điều mà lớp trẻ ngày nay cần, xã hội cần và nhà trường cần chăm lo cho học trò những gì. Từ đó,nhà trường lựa chọn hướng đi và các giải pháp thực hiện giúp học trò thành công đáp ứng mục tiêu mà trường học hạnh phúc cần đạt được.
Cũng theo thầy Đinh Hồng Tiệp, học sinh hạnh phúc khi đến trường thì phụ huynh cũng cảm nhận được điều đó.
Học sinh vui vẻ, hào hứng khi được đến trường và đạt được nguyện vọng trong tương lai chính là sự hồi đáp của nhà trường đối với sự tin tưởng gửi gắm của phụ huynh nhà trường.
Không riêng đối với học sinh, Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Lê Hồng Phong còn quan tâm, đồng hành và có sự động viên kịp thời để tạo môi trường làm việc thân thiện, hạnh phúc cho cán bộ, giáo viên và nhân viên.
"Tập thể lãnh đạo nhà trường luôn ghi nhận và động viên kịp thời những thành tích, sự đóng góp của cán bộ, giáo viên và điều đó trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong trường học hạnh phúc.
Trong hoạt động giảng dạy tôi luôn đồng hành, chia sẻ với giáo viên thực hiện công tác đổi mới phương pháp giảng dạy.
Làm sao để mỗi giờ học luôn trở nên nhẹ nhàng và thân thiện với học trò với phương châm "Biến khó thành dễ, biến phức tạp thành đơn giản".
Bài học luôn hướng về giáo dục toàn diện cho học sinh, kết hợp "vừa dạy chữ vừa dạy người".
Mỗi thầy, cô giáo cần biết chia sẻ và đặt mình vào vị trí của học trò trong mỗi bài giảng để biết những khó khăn của các em.
Từ đó, động viên, giúp đỡ các em và tìm giải pháp thực hiện bài giảng để tháo gỡ những khó khăn của các em khi đó mỗi bài giảng vừa chứa đựng kiến thức và tính nhân văn" thầy giáo Đinh Hồng Tiệp nói.
Hiểu đúng về trường học hạnh phúc Giáo sư Peck Cho, người Hàn Quốc, chuyên gia về trường học hạnh phúc đã tới làm việc ở Việt Nam một thời gian dài, quá nửa năm 2019. Ảnh minh họa Ông đã say mê đi thực tế, chủ trì nhiều buổi nói chuyện, nhiều hội thảo khoa học, đặc biệt kết hợp cùng VTV7 tổ chức cuộc vận động thầy cô...