Co giật mí mắt không hẳn là triệu chứng an toàn như mọi người vẫn nghĩ
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng co giật mí mắt, có trường hợp là dấu hiệu bình thường nhưng cũng có khi là dấu hiệu bệnh cần chữa ngay.
Co giật mí mắt hay còn gọi là Myokymia là một sự co thắt lặp đi lặp lại trên các cơ của mí mắt. Tình trạng co giật thường xảy ra nhiều ở mí mắt trên nhưng cũng có khi xuất hiện ở mí mắt dưới.
Đối với hầu hết các trường hợp thì việc mí mắt co giật chỉ xuất hiện nhẹ, không đau và không kéo dài. Có khi cơn co giật chỉ xuất hiện vài lần, có khi kéo dài vài phút, vài tiếng nhưng cũng có khi kéo dài vài ngày.
Mặc dù hầu hết các cơn co giật mí mắt đều tự khỏi, tuy nhiên trong một số trường hợp thì việc co giật mí mắt là dấu hiệu cảnh báo sớm của nhiều bệnh nghiêm trọng. Do đó, nếu bạn thường xuyên bị co giật mí mắt thì nên lưu ý các dấu hiệu bác sĩ cảnh báo sau.
Nguyên nhân gây co giật mí mắt
Nguyên nhân phổ biến gây co giật mí mắt là do sự kích thích các tế bào thần kinh kích thích cơ mí mắt. Có một số nguyên nhân thường gặp khiến mí mắt của bạn bị co giật như sau:
- Căng thẳng quá mức.
- Thiếu ngủ.
- Tiêu thụ quá nhiều caffeine.
Video đang HOT
- Cơ thể bị mất nước.
- Cơ thể mệt mỏi.
- Mắt làm việc quá sức.
- Mắt bị khô.
- Sử dụng đồ uống có cồn, thuốc lá.
Cách khắc phục tình trạng mắt bị co giật
Mặt dù co giật mắt không quá nguy hiểm nhưng nó gây phiền toái cho bạn trong mọi hoạt động hàng ngày. Và với các nguyên nhân thường gặp kể trên thì việc khắc phục tình trạng co giật mắt cũng không quá khó khăn. Dưới đây là một vài cách khắc phục tình trạng mắt bị co giật.
- Ngủ đủ giấc hàng ngày.
- Cắt giảm bớt thức uống nhiều caffeine.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Hạn chế căng thẳng.
- Nếu làm việc máy tính thì nên chớp mắt thường xuyên để mắt đỡ bị khô.
- Không nên sử dụng điện thoại quá lâu mà không cho mắt nghỉ ngơi, nếu mắt bị khô rát thì có thể dùng thuốc nhỏ để mắt được dịu mát hơn.
Trường hợp mắt co giật cần đi khám bác sĩ
Co giật mắt vẫn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nghiêm trọng, điển hình như một số bệnh liên quan đến thần kinh như bệnh Parkinson, bệnh liệt mặt Bell’s Paslsy, loạn trương lực cơ Dystonia, hội chứng Tourette…
Bác sĩ Hardik Soni, giám đốc của Ethos Spa cho biết rằng, mặc dù khả năng mắt co giật do các rối loạn não và thần kinh là không thường xảy ra, nhưng bất cứ khi nào bạn bị co giật mắt thì cũng không nên chủ quan mà cần chú ý theo dõi để nếu có dấu hiệu bất thường sau là phải đi khám ngay.
- Mắt của bạn co giật liên tục trong một thời gian dài, khoảng 1 – 3 tuần.
- Tình trạng co giật xảy ra ở các điểm khác trên gương mặt.
- Mắt đỏ, sưng tấy hoặc tiết dịch lạ.
- Mí mắt trên bị rũ xuống.
- Mí mắt bị đóng lại hoàn toàn mỗi khi xuất hiện cơn co giật.
Source (Nguồn): Healthline, RD
Con trai 6 tháng tuổi đột nhiên bị bại não, bác sĩ kiểm tra và phát hiện do hành động này của bố mẹ, hầu hết ai cũng từng làm
Có một điều không thể phủ nhận rằng, trẻ con nào cũng thích cảm giác mạnh, giống như việc bố mẹ hay bế chúng lên cao cho có cảm giác như đang bay. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng đây lại là hành động vô cùng nguy hiểm cho trẻ.
Gần đây, một người phụ nữ họ Trần sống ở Quảng Tây, Trung Quốc đã phải trải qua khoảng thời gian kinh hoàng khi phát hiện đứa con nhỏ 6 tháng tuổi bị bại não chỉ vì hành động của mình. Được biết, cô Trần và chồng năm nay cũng lớn tuổi, phải khó khăn lắm họ mới sinh được đứa con trai đầu lòng. Mỗi ngày, hai vợ chồng đi làm về đều tranh thủ chơi cùng con, đặc biệt cậu con trai rất thích được bố đưa lên cao và xoay vòng vòng. Mỗi lần như thế, cậu bé cười không ngừng, thấy con thích nên anh Trần thường xuyên làm và càng lúc càng mạnh hơn.
Tuy nhiên đến một ngày, con trai 6 tháng tuổi đột nhiên bị sốt co giật, kèm theo ói mửa. rối loạn vận động. Quá sợ hãi, hai vợ chồng cô Trần đã đưa con đến bệnh viện địa phương để kiểm tra thì bác sĩ nói rằng cậu bé đã mắc hội chứng rung lắc ở trẻ em. Sau khi chia sẻ với bác sĩ, anh Trần thừa nhận rằng mình thường xuyên bế con và rung lắc vì nghĩ rằng cậu bé thích cảm giác mạnh. Sự việc đau lòng xảy ra khiến anh Trần vô cùng đau đớn và hối hận. Các bác sĩ cho biết, điều duy nhất bây giờ có thể làm là tiến hành điều trị một cách triệt để.
Câu chuyện của gia đình cô Trần là bài học cảnh tỉnh cho nhiều bậc phụ huynh khác. Nhiều người vì muốn chơi với con và muốn chúng vui nên bằng lòng làm mọi thứ mà chúng thích. Nhưng trên thực tế, mọi người cần biết rằng có những điều cần phải tìm hiểu nếu không sẽ gây ra hậu quả khôn lường. Các bác sĩ cho biết, hội chứng rung lắc ở trẻ em là một dạng bạo hành nghiêm trọng lên trẻ em. Nó thường xảy ra khi bố mẹ hoặc người chăm trẻ rung lắc để trẻ giải tỏa sự cáu gắt, thường là để dỗ trẻ ngừng khóc. Nhưng đây là cách dỗ hoàn toàn sai và cực kỳ nguy hiểm.
Chuyên gia nói thêm, nhóm cơ cổ của trẻ còn rất yêu và không đủ sức nâng đỡ đầu. Vì vậy, việc rung lắc mạnh sẽ làm đầu trẻ di chuyển mạnh từ trước ra sau, gây tổn thương não nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Hội chứng này chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là nhiều ca xảy ra với trẻ trước 1 tuổi.
Những triệu chứng thường không tìm thấy rõ rệt ở bên ngoài, nhưng chủ yếu xuất phát từ bên trong. Một số biểu hiện mà phụ huynh có thể nhận ra trẻ có hội chứng rung lắc là: Rối loạn vận động ở nhiều mức độ, sốt co giật hay thậm chí hôn mê, đồng tử giãn, chán ăn, nôn mửa, thở bất thường,... Khi thấy trẻ có những biểu hiện này bố mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện để kiểm tra gấp, nếu không trường hợp xấu nhất sẽ xảy ra.
Nguồn: Sohu
Người phụ nữ 42 tuổi có u nang ở mắt do đeo thứ này khi chơi thể thao Chủ quan sau ca chấn thương mắt khi chơi thể thao khiến người phụ nữ này bị mắc kẹt chiếc kính áp tròng trong mắt tới 28 năm. Đôi mắt vốn là nơi rất nhạy cảm trên khuôn mặt nên dù chỉ là một tác động nhỏ cũng có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Đặc biệt là khi bạn chơi...