Cô giáo tiếng Anh gợi ý ôn tập cho kỳ thi vào lớp 10
Cô Đặng Huyền Trang, giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, hướng dẫn làm các dạng bài tiếng Anh cho kỳ thi vào 10 công lập sắp tới.
Bài thi Tiếng Anh gồm 40 câu trắc nghiệm và có thể kiểm tra kiến thức dưới các dạng bài như: Kiến thức ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, tìm lỗi sai, ngữ pháp tổng quát, ngôn ngữ đối thoại, tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa (có ngữ cảnh cụ thể), kỹ năng đọc và viết.
1. Kiến thức ngữ âm
- Chọn một từ có cách phát âm khác những từ còn lại.
Ở dạng này, các em chú ý cách phiên âm đuôi es, s, ed, hoặc những chữ cái có nhiều cách phiên âm như s, th, e, i, u…
Ví dụ : Âm “s” có thể có 3 cách đọc sure, six, visit.
- Chọn một từ có trọng âm khác những từ còn lại.
Dạng bài này có một số mẹo. Ví dụ, danh từ, tính từ 2-3 âm tiết thường có trọng âm 1, động từ hai âm tiết thường trọng âm 2, hay một từ nếu có nhiều nguyên âm thì trọng âm sẽ không rơi vào âm //…
Ví dụ: A. remember B. company C. technical D. interview
Câu này đáp án là A. remember, trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2. Các từ còn lại là tính từ và danh từ. Tuy nhiên, mẹo này chỉ đúng với phần lớn chứ không áp dụng được với tất cả trường hợp. Các em phải phân biệt được các loại từ mới áp dụng mẹo trên và lưu ý trường hợp đặc biệt.
Tốt nghiệp khoa Sư phạm tiếng Anh, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2013, cô Đặng Huyền Trang trở về làm giáo viên tiếng Anh trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. Ảnh: NVCC.
2. Từ vựng và ngữ pháp
Chữa lỗi sai : Lỗi sai thường nằm ở động từ (chia đã đúng thì chưa), liên từ nối hai vế câu (đã đúng ý nghĩa câu muốn truyền đạt chưa), từ (đã đúng dạng chưa: danh từ, động từ, tính từ, trái nghĩa…).
Ví dụ: Mark the letter A,B,C or D on your answer sheet to indicate the underlined part that needs correction in each of the following questions.
Video đang HOT
After living (A) in London for (B) two months, my brother got used (C) to drive (D) on the left.
Sau “get used to” (quen với việc gì) V-ing. Đáp án là D, sửa thành driving.
3. Ngôn ngữ đối thoại
Dạng này đòi hỏi các em nắm được những câu giao tiếp thông thường trong đời sống (câu mời, cách đáp lại câu cảm ơn, xin lỗi…).
Ví dụ: David: “Thanks for your help, Mary”.
Mary: “_______”.
A. with all my heart B. It’s my pleasure C. Never mind me D. Wish you
Để đáp lại lời cảm ơn, chúng ta dùng câu: B. It’s my pleasure (Tôi rất hân hạnh được giúp bạn).
4. Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa
Các em dựa vào ngữ cảnh đưa ra trong đề bài để đoán nghĩa của từ in đậm, sau đó xem 4 đáp án đề bài đưa ra, dùng phương pháp loại trừ hoặc nếu trong 4 đáp án có những đáp án nào đồng nghĩa sẽ không phải câu trả lời đúng.
Ví dụ: The lost hikers stay alive by eating wild berries and drinking spring water.
A. revived B. survived C. surprised D. lively
Những người leo núi bị lạc đường____ bằng cách ăn quả dâu rừng và uống nước suối. Vậy chúng ta có thể đoán từ cần điền vào chỗ trống phải mang nghĩa “tồn tại” hoặc “sống sót”. Đáp án sẽ là câu B. survived.
5. Kỹ năng đọc
- Chọn một từ điền vào chỗ trống của đoạn văn:
Các em xác định rõ chỗ trống cần điền là loại từ gì (danh từ, động từ, tính từ, trạng từ…). Nếu là động từ, từ đó cần phải chia ở thì nào. Các em cũng chú ý những từ đứng trước hoặc sau chỗ trống để tìm từ thích hợp.
Ví dụ:
Sau chỗ trống ở câu hỏi 27 là the Nobel Prize (giải Nobel), vậy từ cần điền sẽ mang nghĩa thắng giải. Đáp án là C. won.
- Trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc bằng cách chọn phương án A,B,C, D.
Các em nên đọc câu hỏi trước, sau đó tìm từ khóa (key words) trong câu hỏi và tìm từ này (hoặc từ đồng nghĩa với nó) trên bài đọc. Đáp án sẽ nằm gần những từ khóa đó. Riêng với câu hỏi về ý chính (main idea) của cả bài, các em làm sau cùng, mặc dù câu này thường được hỏi đầu tiên.
6. Kỹ năng viết
Các em phải đọc thật kỹ và nắm được ý nghĩa chính xác của câu gốc, sau đó mới đọc 4 đáp án đưa ra. Chúng ta có thể đọc theo hàng dọc để nhận ra 4 câu này khác nhau ở chỗ nào.
Ví dụ:
Khi đọc theo hàng dọc, các em có thể loại ngay câu B, C vì sai chủ ngữ, còn câu A và D chỉ khác nhau ở 2 từ “following” và “next”. Vì đây là câu trực tiếp chuyển sang gián tiếp nên ta chọn “following”. Đáp án sẽ là A.
Ngày 10-11/6, gần 91.000 học sinh Hà Nội sẽ tham dự kỳ thi vào lớp 10 công lập với 4 môn thi gồm Văn, Toán (mỗi môn 120 phút, thi tự luận); Ngoại ngữ, Lịch sử (mỗi môn 60 phút, thi trắc nghiệm).
Khoảng 62% được tuyển vào các trường THPT công lập, 22% vào trường ngoài công lập và trường THPT công lập tự chủ tài chính, 8% vào trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên và 8% tham gia học nghề.
Sốt ruột khi con chưa kiểm tra xong học kỳ II
Nhiều phụ huynh lo lắng khi Covid-19 lan rộng, con chưa kiểm tra học kỳ II, trong khi kết quả này quyết định có đủ điều kiện vào trường top đầu hay không.
Từ ngày 3/5, khi Hà Nội quyết định học sinh dừng đến trường, chuyển sang học trực tuyến để phòng Covid-19, chị Nguyễn Thúy, 38 tuổi, ở quận Bắc Từ Liêm, đứng ngồi không yên vì năm nay con gái chị vào lớp 6. Thanh Hà, con gái chị Thúy, mơ ước vào lớp 6 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, còn bố mẹ muốn con vào trường THCS Cầu Giấy. Cả hai trường thuộc top đầu của thành phố, tuyển sinh không theo tuyến mà học sinh phải khảo sát đánh giá năng lực.
Hà là học sinh một trường công lập ở quận Bắc Từ Liêm, mới kiểm tra được vài môn phụ. Theo kế hoạch, tuần này bé xong học kỳ II các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh theo chương trình, nhưng phải lùi lại và không biết đến bao giờ. "Nhìn con sáng học online, chiều làm bài tập trên lớp, ôm máy tính cả ngày, không có thời gian ôn luyện cho kỳ thi quan trọng sắp tới, tôi rất sốt ruột", chị Thúy nói.
Chị Thúy phân tích, kết quả năm học này rất quan trọng, quyết định con có đủ điều kiện nộp hồ sơ vào các trường top đầu hay không. Để vào được vòng sơ tuyển trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, con phải qua vòng sơ tuyển. Điểm sơ tuyển được tính bằng điểm học tập cấp tiểu học và điểm ưu tiên.
Như năm ngoái, điểm học tập là tổng điểm kiểm tra định kỳ cuối năm môn Toán, Tiếng Việt ở cả 5 năm tiểu học và môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý ở lớp 4, 5 (tối đa 140 điểm). Những học sinh có điểm sơ tuyển từ 137 mới được tham gia vòng 2 là kiểm tra đánh giá năng lực ba môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh. Tỷ lệ chọi ở vòng 2 năm ngoái là 1:6,7, cao hơn nhiều trường đại học tên tuổi.
Trường Cầu Giấy xét tuyển kết hợp với kiểm tra đánh giá năng lực. Đạt 10 điểm/môn kiểm tra định kỳ cuối năm các môn toán, tiếng Việt (từ lớp 1 đến lớp 5), tiếng Anh (từ lớp 3 đến lớp 5), con sẽ được quy đổi thành 2 điểm/năm học; đạt 9 điểm/môn thì điểm quy đổi trừ 0,5 điểm/môn/năm học và đạt 8 điểm/môn thì điểm quy đổi trừ 1 điểm/môn/năm học.
Nhiều học sinh có nguyện vọng thi trường chuyên và chất lượng cao hiện vừa phải học trực tuyến, chờ kiểm tra học kỳ II, vừa phải ôn luyện môn chuyên. Ảnh: CTV.
Để chuẩn bị cho Hà, gia đình chị Thúy đầu tư bài bản từ năm bé học lớp 1. Ba năm đầu tiểu học, chị Thúy đẩy mạnh luyện các kỹ năng nghe, nói tiếng Anh để lớp 4-5 nâng cao ngữ pháp và làm quen với các dạng bài đánh giá năng lực. Hai năm cuối cấp, con tập trung ôn luyện Toán và Tiếng Việt.
Ở trường, Hà học giỏi đều các môn nhưng nổi trội hơn ở môn Văn và Tiếng Anh. Mới đây, Hà đỗ trường THCS Archimedes và nằm trong top 10 bạn có điểm cao nhất nhưng không có ý định theo học. Mục đích con thi là có cơ hội cọ xát và chuẩn bị tâm lý.
Chị Thúy chia sẻ, gia đình mong muốn con có cơ hội học tập và rèn luyện trong môi trường có các bạn cùng trình độ, được phát huy sở trường, không quá đặt nặng phải học trường chuyên hay lớp chọn. Ngoài trường Ams và trường Cầu Giấy, chị cũng chuẩn bị phương án cho con vào trường THCS Phú Diễn, theo đúng tuyến tuyển sinh.
Cũng có con thi lớp 6 trường chất lượng cao, chị Phương Linh, ở quận Nam Từ Liêm, khá lo lắng khi chưa biết khi nào con mới kiểm tra học kỳ II do dịch bệnh vẫn căng thẳng. Con gái chị định thi trường chất lượng cao THCS Cầu Giấy và THCS Nam Từ Liêm. "Hai năm nay dịch bệnh, việc học tập liên tục gián đoạn, các con phải cố gắng rất nhiều. Ngoài học trực tuyến theo chương trình trên lớp, con ôn theo bộ đề online chuẩn bị cho kỳ thi vào hai trường", chị Linh nói.
Con gái chị Linh được tuyển thẳng vào trường THCS Đoàn Thị Điểm và THCS Lômônôxốp do được giải quốc gia Trạng nguyên Toán tiếng Việt và Violympic, nhưng để vào lớp chọn, con vẫn cần thi. Trước dịch, bé đi học các ngày trong tuần và cuối tuần ôn luyện ở trung tâm. Khi chuyển sang học online cả trên lớp và học thêm, lịch học của con không bị xáo trộn. Chị Linh cho rằng học trực tuyến giúp con chủ động về thời gian hơn, nhưng không hiệu quả bằng trực tiếp.
Thời gian này, chị bận Linh rộn hơn, luôn phải để ý tin nhắn báo bài vở, thông tin của các thầy cô, in bài cho con làm kịp gửi đúng thời hạn. Chị dành nhiều thời gian hơn cho con vào buổi tối để kèm cặp với hy vọng giành kết quả cao năm cuối cấp, có hồ sơ đẹp ứng tuyển vào trường chất lượng cao.
Không có nhiều lựa chọn như ở thành phố, chị Tố Như, 36 tuổi, ở Vĩnh Phúc, cho con thi vào trường THCS Vĩnh Tường, một trường chất lượng cao ở tỉnh. Con trai chị Như chưa kiểm tra học kỳ môn nào ở trường và học online từ 4/5. Do có sự chuẩn bị nên lần này, con không quá sốc khi phải học online như hai lần đầu. Tuy nhiên, con chán nản khi mỗi giờ học bây giờ chỉ ngồi nghe, giơ tay nhưng không được gọi và không biết làm đúng hay sai.
"Học online không hiệu quả nên tôi băn khoăn liệu có đảm bảo chất lượng để kiểm tra hay không. Việc này không biết bao giờ mới diễn ra nên giờ con vừa học để kiểm tra trên lớp, vừa phải ôn thi vào trường chất lượng cao", chị Như nói.
Bà mẹ phân tích, đề thi vào trường Vĩnh Tường khó, có nhiều dạng bài vượt cấp. Các con phải đạt trung bình 8 điểm mỗi môn (Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh) mới mong vào được. Con trai chị đăng ký hai nguyện vọng vào lớp Toán và tiếng Anh ở trường này.
Ngay từ đầu năm, cô giáo dạy thêm một tiết ôn vào mỗi cuối buổi học cho những bạn thi vào lớp chất lượng cao. Nhưng không trông chờ vào học trực tuyến, cậu bé chủ động ôn luyện ở nhà, làm các bài tập cô gửi qua mail và zalo. Chị Như lo việc lùi kiểm tra đến thời điểm nắng nóng khiến các con mệt mỏi, làm bài không tốt. Tuy nhiên, do dịch bệnh nên vấn đề an toàn phải đặt lên hàng đầu.
Từ ngày 4/5 đến nay, 24 tỉnh thành đã cho học sinh nghỉ học, chuyển sang học online do Covid-19 lan rộng. Theo kế hoạch năm học, nhà trường kết thúc kiểm tra học kỳ II trước 22/5 và kết thúc năm học trước 31/5. Tuy nhiên, nhiều tỉnh thành có dịch như Hà Nội, Vĩnh Phúc phải hoãn kiểm tra, chuyển sang ôn tập online. Nhiều tỉnh thành chưa có dịch đã tăng tốc, kiểm tra cả vào thứ bảy, chủ nhật để sớm hoàn thành năm học, cho học sinh nghỉ hè.
Ôn thi vào lớp 10 tại Hà Tĩnh: Vượt nỗi sợ môn Tiếng Anh Còn gần 2 tháng nữa, học sinh khối 9 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh sẽ bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2021 - 2022. Các trường THCS tại huyện Hương Sơn tập trung ôn luyện thi cho học sinh khối lớp 9. Các trường THCS đang chủ động ôn luyện, điều chỉnh chương trình dạy học chuẩn bị...