Cô giáo 8X và bí quyết thành công tham vấn tâm lý học đường
GD&TĐ – Gần 15 năm kinh nghiệm giảng dạy, tham vấn tâm lý học đường, bí quyết thành công của cô Nguyễn Thanh Huyền chính là giáo dục bằng tình yêu thương.
Cô Thanh Huyền trong một giờ dạy Kỹ năng sống cho học sinh.
Giáo dục là làm cho con người tìm thấy chính mình
Cô Nguyễn Thanh Huyền có nhiều năm công tác tại Phòng tham vấn và hỗ trợ sinh viên – Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội). Công việc của cô là lắng nghe, sẻ chia, thấu hiểu và định hướng cho sinh viên vượt qua nỗi buồn, thử thách, những khủng hoảng đầu đời để tìm lại niềm vui, hạnh phúc. Cô đồng thời còn là giáo viên dạy kỹ năng sống; tham gia cố vấn, tham mưu xây dựng chương trình kỹ năng sống để thực sự phù hợp với các độ tuổi học sinh.
“Rất nhiều sinh viên sau này khi trưởng thành, gặt hái được thành công đã quay trở về gửi lời cảm ơn đến cô. Đó là món quà lớn nhất đối với tôi.” – cô Thanh Huyền chia sẻ.
Với nỗ lực hết mình vì học sinh, vì mục tiêu nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn thật “khỏe mạnh” cho học sinh, sinh viên, cô Thanh Huyền đã gặt hái được nhiều thành tích: Giáo viên dạy giỏi cấp quận Nam Từ Liêm; giáo viên truyền cảm hứng của hệ thống trường liên cấp, trường tư thục có tiếng tại TP. Hà Nội.
Gặp ở ngoài đời, khó ai nghĩ cô giáo thuộc thế hệ đầu 8X bởi sự trẻ trung, năng động và đặc biệt là nụ cười luôn nở trên môi.
Lý do được cô Huyền chia sẻ là việc giảng dạy kỹ năng sống không chỉ mang đến cho học sinh mà cả chính mình những năng lượng tích cực, hiệu quả để làm việc và công tác thật tốt. Khi tâm bình an, con người sẽ luôn vững vàng và sẵn sàng đón nhận mọi thứ, biến khó khăn thành cơ hội để rèn luyện bản thân.
Đó cũng là lý do mà cô lựa chọn Phenikaa là nơi gắn bó. Cô giáo 8X hiện là trưởng nhóm kỹ năng sống của khối THCS và THPT tại trường này.
Chia sẻ quan niệm “Giáo dục là làm cho con người tìm thấy chính mình”, theo cô Thanh Huyền, mục đích của những bài giảng không chỉ là mang đến kiến thức, trao gửi tri thức mà còn là giúp học sinh được “khai sáng” về chính bản thân mình, hiểu được mình thích gì, yêu gì, đam mê gì và xây dựng định hướng cho tương lai.
Để làm được điều này, chính thầy cô giáo phải là những người hiểu rõ mình nhất và không ngừng trau dồi kiến thức, sáng tạo để học sinh được trải nghiệm, thực hành thực tế, từ đó luôn bước vào đời với tâm thế vững vàng, bản lĩnh.
Video đang HOT
Cô Nguyễn Thanh Huyền.
Trăn trở với công tác tâm lý học đường
“Mỗi học sinh sẽ là chuyên gia giỏi nhất trong vấn đề của mình. Những nguyên tắc chấp nhận vô điều kiện, lắng nghe và bảo mật là chìa khóa mở cánh cửa nội tâm để học sinh thoát khỏi những rắc rối, bế tắc tìm được niềm vui và hạnh phúc”.
Cô Nguyễn Thanh Huyền
Công tác tư vấn tâm lý học đường có vai trò quan trọng, hỗ trợ học sinh, sinh viên rèn luyện kỹ năng sống, tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, có thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội và hoàn thiện nhân cách.
Đây cũng là công việc giúp phát hiện, tư vấn giúp học sinh có hướng giải quyết phù hợp các vấn đề xảy ra trong học tập, cuộc sống, giảm thiểu bạo lực học đường và các tác động tiêu cực khác có thể xảy ra.
Thấu hiểu tầm quan trọng của điều này, cô giáo 8X luôn trăn trở, làm sao để học sinh “mở lòng”, sẻ chia và thấu hiểu cũng như mang đến cho các em nguồn năng lượng lạc quan nhất.
Bí quyết được cô chia sẻ là cảm hóa học sinh cá tính, giáo dục bằng tình yêu thương, chấp nhận và dành thời gian chia sẻ cùng học sinh. Khơi gợi, động viên học sinh thực hiện mục tiêu và chinh phục những thử thách.
“Tôi từng gặp học trò trầm cảm khá nặng. Đã có lúc gia đình xác định con phải ngừng học một năm để đi điều trị tâm lý. Với việc yêu thương và chấp nhận vô điều kiện cả những phần gai góc của con, qua những buổi trò chuyện tâm lý, học sinh đó đã tìm lại chính mình.” – cô Thanh Huyền kể lại.
Trong hoạt động tham vấn học đường cô Huyền luôn tin rằng: Mỗi học sinh sẽ là chuyên gia giỏi nhất trong vấn đề của mình. Những nguyên tắc chấp nhận vô điều kiện, lắng nghe và bảo mật là chìa khóa mở cánh cửa nội tâm để học sinh thoát khỏi những rắc rối, bế tắc tìm được niềm vui và hạnh phúc.
Phải sớm có giáo viên chuyên trách tâm lý học đường
Nhà trường cần có giáo viên chuyên trách tư vấn tâm lý để hỗ trợ học sinh.
Trong tuần qua, bài viết "Gấp rút có giáo viên chuyên trách tham vấn tâm lý học đường" đăng trên Pháp Luật TP.HCM đã nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc.
Nhiều bạn đọc nêu ý kiến ủng hộ đề xuất mỗi trường nên có một giáo viên chuyên trách về công tác tham vấn tâm lý học đường tại các trường ở TP.HCM.
Trước sự tác động của môi trường mạng xã hội hiện nay các em ít nhiều sẽ ảnh hưởng bởi lối sống, cách suy nghĩ tiêu cực. Để kịp thời nắm bắt và định hướng hỗ trợ phát triển tâm sinh lý cho học sinh (HS) thì rất cần người làm công tác tâm lý chuyên nghiệp trong nhà trường.
Học sinh cần được hỗ trợ về tâm lý
Ông Phạm Đăng Khoa, Trưởng phòng GD&ĐT quận 3, cho biết sau đại dịch COVID-19, có nhiều trẻ em khó khăn, rơi vào cảnh mồ côi cha mẹ. Các em bị rơi vào sang chấn tâm lý nhưng hiện nay ở các trường chưa có biên chế nhân viên tâm lý học đường. Điều này khiến các trường gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận, phát hiện và hỗ trợ cho các em.
Ông Khoa kiến nghị TP cần tính toán cấp biên chế, đào tạo giáo viên tâm lý chuyên nghiệp để có nguồn lực, hỗ trợ kịp thời cho HS trong quá trình theo học.
Học sinh Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, quận 12 trong một hoạt động ngoại khóa ở trường. Ảnh: PHẠM ANH
Lãnh đạo một trường THCS tại TP Thủ Đức cũng bày tỏ cần thiết phải có giáo viên tâm lý chuyên trách ở trường học cấp tiểu học và THCS. Trong đó cấp THCS là cấp thiết nhất vì đây là lứa tuổi các em bước vào giai đoạn dậy thì, phát triển tâm sinh lý, xa rời dần vòng tay cha mẹ.
Thực tế đã có nhiều vụ bạo lực học đường hay tự tử, tự hành hạ bản thân... chủ yếu rơi vào lứa tuổi 14-15. Việc học ở giai đoạn này cũng bắt đầu áp lực vì những kỳ thi cuối cấp, trong khi cha mẹ bận rộn với công việc và đặt những kỳ vọng lên con cái khiến các em bị áp lực, ít được vui chơi, sinh hoạt ngoại khóa.
Theo vị này, qua thời gian dịch bệnh phải học online, nhiều HS có tâm lý bị ảnh hưởng, học thiếu tập trung và sống nội tâm hơn.
Vì vậy, việc sớm phát hiện biến đổi tâm lý ở các em là cần thiết nên rất cần bổ sung chuyên viên tâm lý. Chuyên viên này sẽ có chuyên môn để nhận biết cũng như tiếp cận chứ trông chờ giáo viên chủ nhiệm là rất khó vì khối lượng công việc nhiều và thiếu nghiệp vụ tiếp cận. Thế nhưng TP hiện nay không có biên chế này, trường nào muốn có cũng tuyển dụng rất khó vì nguồn tuyển ít, chế độ lương và đãi ngộ hạn chế.
"Tôi nghĩ cần có chính sách phù hợp và đặt hàng nguồn đào tạo lực lượng này. Nếu sức khỏe tâm thần của HS không được hỗ trợ kịp thời sẽ ảnh hưởng nhiều vấn đề khác" - vị này chia sẻ.
Cần người có chuyên môn
ThS tâm lý Lê Minh Huân phân tích: Giáo viên chuyên trách tâm lý ở trường học đóng vai trò quan trọng, họ vừa là nhà tư vấn tâm lý vừa là nhà giáo dục, có kỹ năng tiếp cận HS, giải quyết vấn đề tốt.
Họ còn có thể là trợ thủ đắc lực cho ban giám hiệu nhà trường lên kế hoạch dã ngoại giúp cho HS tiếp cận, trải nghiệm giáo dục thông qua thực tế; hỗ trợ cho phụ huynh giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đến nhà trường...
"Vai trò của giáo viên chuyên trách tâm lý gắn bó mật thiết với ba lực lượng là gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, HS là trung tâm" - ThS Huân ý kiến.
ThS Huân nêu: Thực tế Bộ GD&ĐT đã ra Thông tư 31/2017 về việc hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý trong trường phổ thông.
Theo thông tư thì người làm tư vấn tâm lý học đường trong trường tốt nhất vẫn là người có chuyên ngành tâm lý, tư vấn học đường.
Trường hợp nhà trường không đủ lực lượng chuyên trách thì có thể tổ chức cho các giáo viên được lựa chọn tham gia lớp bồi dưỡng. Những giáo viên được lựa chọn sẽ được bồi dưỡng, đào tạo thông qua một khóa học tại trường đại học. Sau khi được đào tạo, giáo viên sẽ làm việc một cách bài bản hơn.
"Trên thực tế, có một số trường không có giáo viên chuyên trách tư vấn tâm lý mà chỉ là một giáo viên bộ môn kiêm nhiệm. Dù nhà trường có sự quan tâm, giáo viên bộ môn có lòng nhiệt tình nhưng người làm tư vấn học đường mà không có chuyên môn thì có thể để lại hậu quả không tốt cho người được tư vấn tâm lý" - ThS Huân ý kiến.
Phụ huynh cần sự hỗ trợ từ giáo viên tham vấn tâm lý
Từ bài viết "Gấp rút có giáo viên chuyên trách tham vấn tâm lý học đường", nhiều bạn đọc đã quan tâm bình luận:
- "Con tôi đang là học sinh cấp II. Ở nhà cháu vẫn sinh hoạt bình thường nhưng kết quả học tập lại sa sút, chỉ nói rằng không thích học nữa. Tôi hỏi thăm cô chủ nhiệm cũng không tìm ra được nguyên nhân. Nếu như có giáo viên tâm lý trong trường học tốt biết mấy" - bạn đọc Thanh Hà.
- "Đọc mấy vụ HS bị trầm cảm rồi tự tử trong thời gian gần đây, tôi thấy lo quá. Thời của tôi không bị ảnh hưởng bởi mạng xã hội nên cách suy nghĩ về cuộc sống cũng rất đơn giản. Giờ suy nghĩ bọn trẻ không thể đoán được nên bên cạnh gia đình thì cần sự quan tâm của giáo viên tâm lý, vì thời gian các con ở trường hết hai buổi/ngày rồi" - bạn đọc Trần Khoa.
Tư vấn tâm lý học đường: Thử thách thực sự với người trong cuộc Tư vấn tâm lý học đường mang lại nhiều giá trị to lớn về mặt tinh thần, giúp học trò biết cách cân bằng cảm xúc, bảo đảm sức khỏe tâm thần. Mỗi học sinh đều cần có nơi tư vấn để giải tỏa. Tham vấn tâm lý học đường đang được chú trọng hơn để phòng tránh nguy cơ và các vấn...