Cô gái bị ung thư cổ tử cung muốn sinh con và cái kết bất ngờ
Sau khi phát hiện bị ung thư cổ tử cung, cô gái muốn có con, vì mới lập gia đình. Tuy nhiên, nếu không phẫu thuật điều trị bệnh ung thư cổ tử cung vào lúc này, chờ có bầu rồi sinh con thì tính mạng cô gái ấy sẽ không đảm bảo. Nhưng điều bất ngờ đã xảy ra với cô gái ấy…
Một ca phẫu thuật điều trị bệnh ung thư tại Bệnh viện Ung bướu (TP.HCM)- Ảnh: N.T
Ngày 6.7, Bệnh viện Ung bướu (TP.HCM) cho biết bệnh viện vừa thực hiện thành công môt ca phẫu thuật cắt cổ tử cung tận gốc và nạo hạch chậu 2 bên để điều trị căn bệnh ung thư cổ tử cung, nhưng vẫn bảo tồn được tử cung, giúp bệnh nhân mang thai bình thường.
Đây là một nữ bệnh nhân (30 tuổi, ngụ ở quận Bình Thạnh, TP.HCM) mới lập gia đình và dự định có con trong năm 2019 này. Mới đây trong một lần đi khám tầm soát cổ tử cung tại một bệnh viện quận trên địa bàn TP.HCM, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có một sang thương ở cổ tử cung và tiến hành làm sinh thiết. Sau đó bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Ung bướu.
Tại đây, sau khi khám và chụp MRI, các bác sĩ phát hiện sang thương cổ tử cung của nữ bệnh nhân này là 1cm, nhưng chưa xâm lấn vào cơ và các mô xung quanh.
Các bác sĩ thông báo để điều trị ung thư cổ tử cung trong trường hợp này phải phẫu thuật, từ cắt tử cung đơn giản đến cắt tử cung tận gốc và nạo hạch chậu, hóa – xạ trị triệt để. Tất cả những phương pháp này đều dẫn đến hậu quả cuối cùng là bệnh nhân sau khi khỏi bệnh sẽ không còn khả năng sinh con được nữa. Lúc này bệnh nhân tha thiết muốn có con, vì mới lập gia đình. Hơn nữa gia đình bên chồng là “con cầu con khẩn”.
Video đang HOT
Trước tình huống trên, các bác sĩ đã mời hai vợ chồng bệnh nhân vào tư vấn và giải thích cặn kẽ những nguy cơ tái phát cũng như những khó khăn để thụ thai, nhưng họ nói bằng mọi giá phải sinh con, nếu không thì chờ mang thai, sinh con rồi mới điều trị.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến – Trưởng khoa Ngoại 1 (Bệnh viện Ung bướu), người trực tiếp phẫu thuật nữ bệnh nhân cho biết nếu bệnh nhân ngưng điều trị căn bệnh ung thư cổ tử cung, điều này đồng nghĩa với nguy cơ tính mạng của bệnh nhân không được bảo toàn.
“Mặc dù ung thư cổ tử cung của bệnh nhân này chỉ mới ở sang thương nhỏ và ở giai đoạn sớm nhưng nếu để 1-2 năm sau điều trị thì không biết tới giai đoạn mấy. Và chắc chắn một điều là người mẹ sẽ không bao giờ nghe tiếng kêu “mẹ” từ đứa con mà mình “bán mạng” để sinh ra”, bác sĩ Tiến nói.
Tuy nhiên, trước ao ước thiêng liêng của bệnh nhân, các bác sĩ ở đây đã quyết định mổ để cứu bệnh nhân và điều bất ngờ đã đến.
“Tất cả diện cắt cũng như hạch, chúng tôi cho cắt lạnh tức thì đều âm tính. Sau 4 giờ mổ, chúng tôi đã cắt cổ tử cung tận gốc và nạo hạch chậu 2 bên thành công nhưng vẫn giữ được tử cung và buồng trứng hai bên để sinh đẻ.Thực hiện xong ca mổ, kíp mổ thở phào vui mừng”, bác sĩ Tiến chia sẻ.
Theo bác sĩ Tiến, bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung muốn phẫu thuật bảo tồn chức năng sinh sản thì bệnh nhân đó phải có nguyện vọng sinh con nhưng khối u loại mô học là carcinom tế bào gai, cacrcinom tuyến hoặc carcinom gai tuyến; kích thước bướu nhỏ hơn 2cm; giai đoạn IA1 có xâm lấn khoang mạch máu – bạch huyết, IA2, hoặc IB, bướu khu trú ở cổ tử cung, được xác định bằng MRI hoặc PET-CT..
“Khi cắt bỏ cổ tử cung, bệnh nhân phải đợi ít nhất từ 6 đến 12 tháng mới được mang thai. Ngoài ra, bệnh nhân có nguy cơ cao bị sẩy thai ở tháng thứ 3 và sinh non, nên cần phải được siêu âm thường xuyên để theo dõi chiều dài của cổ tử cung. Bệnh nhân cũng nên tránh sinh ngả âm đạo vì nguy cơ rách cổ tử cung lan rộng đến mạch máu tử cung, gây xuất huyết ồ ạt rất nguy hiểm”, bác sĩ Tiến khuyến cáo.
Hồ Quang
Theo motthegioi
Bác sĩ xót xa trước bé gái 14 tuổi bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối
Bé gái 14 tuổi ở Bình Dương có kinh nguyệt song kéo dài nhiều ngày. Em được phát hiện bệnh giai đoạn cuối và không thể điều trị.
Trước đó, em T.T.B.T (14 tuổi, ngụ Dĩ An, Bình Dương) lần đầu có kinh nguyệt song kéo dài suốt 2 tuần, kèm theo mệt mỏi, đau nhức.
Khi em T. ngày càng xanh xao, tái nhợt, ngày một đau bụng nhiều hơn, gia đình đưa em vào viện tỉnh để thăm khám, bác sĩ nghi em bị ung thư cổ tử cung nên chuyển em vào Bệnh viện Ung bướu TP.HCM.
Sau khi thực hiện xét nghiệm và thăm khám, bác sĩ phát hiện em T. bị ung thư cổ tử cung, lan ra chu cung 2 bên, xâm lấn bàng quang, và xuống gần hết âm đạo trên 10 cm, gây dãn niệu quản, thận ứ nước.
Em T. đang được điều trị tại BV Ung bướu TP.HCM. Ảnh: P.A
Em được chỉ định mổ khẩn cấp nhưng thất bại do bệnh em phát hiện quá trễ, khối bướu to không chỉ chiếm hết tử cung, mà còn bám vào vách chậu, hạch chậu, kể cả hạch cạnh động mạch chủ bụng tạo thành khối. Bác sĩ đã chuyển sang xử lý bằng sinh thiết.
Theo Nguyễn Văn Tiến, Trưởng khoa Ngoại 1, em T. là trường hợp hiếm gặp, bệnh nhi quá nhỏ tuổi song khối u to gây chèn ép, di căn bám chặt vào nhiều cơ quan, bệnh không đáp ứng điều trị. Bệnh nhi còn quá nhỏ nên tập thể bác sĩ cảm thấy rất xót xa trước trường hợp này.
Bác sĩ Tiến cho biết thêm, tai Mỹ ung thư cổ tử cung trong đô tuôi từ 15- 19 chỉ có 14 trương hơp/năm, với tỉ lệ 0,15/100.000 phu nữ. Thủ phạm chính có thể là các bệnh nhân nhiễm HPV, nhiều khả năng lây từ mẹ, còn hiện chưa xác định được yếu tố di truyền trong ung thư cổ tử cung.
Chuyên gia khuyên cáo, ung thư phụ khoa không chừa bất kỳ phụ nữ nào và bất kỳ độ tuổi nào. Nên, phụ nữ cần trạng bị kiến thức phòng ngừa chẩn đoán ung thư phụ khoa sớm. Các em gái từ 12 tuổi cần được tiêm ngừa vắc xin HPV để phòng bệnh.
Các phụ huynh nên chú ý thấy con em có những dâu hiệu kinh nguyệt bất thường, rong kinh, mệt mỏi, đau bụng cần phải đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra phát hiện bệnh kịp thời.
Phan Nhơn
Theo vietnamnet
42 viện vệ tinh giúp Bệnh viện K giảm quá tải bệnh nhân ung thư Công suất giường bệnh của Bệnh viện K Hà Nội hiện 106% so với trước đây hơn 300%, nhờ hệ thống bệnh viện vệ tinh. Sau 5 năm triển khai dự án bệnh viện vệ tinh nhằm giảm tải cho tuyến trên, cả nước có 8 bệnh viện ung bướu, 72 trung tâm, khoa, đơn vị nằm ở các bệnh viện tuyến tỉnh,...