Chuyện nữ doanh nhân đi rửa bát thuê
Bà Thu (ngoài cùng bên phải) trong ngày được minh oan.
Hơn một năm đã trôi qua với biết bao lo toan bộn bề, khiến tôi tạm quên câu chuyện của người nữ doanh nhân “mười năm chờ một lời xin lỗi”. Đột ngột những ngày giáp Tết này, tôi lại nhận được điện thoại của bà Phùng Thị Thu (50 tuổi, ở xã An Bồi, huyện Kiến Xương, Thái Bình), người lĩnh án oan 16 năm tù. Tuy đã được minh oan nhưng bà Thu vẫn phải đi rửa bát thuê mưu sinh vì việc bồi thường oan sai vẫn “giẫm chân tại chỗ”…
Muốn quên ký ức buồn, làm lại từ đầu…
Hơn 10 năm trước, bà Phùng Thị Thu là Giám đốc Xí nghiệp May xuất khẩu Thành Công – một doanh nghiệp may mặc nổi tiếng ở Thái Bình với doanh thu mỗi năm hàng chục tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu hàng năm lên tới 2 triệu USD – một con số “khủng” so với thời điểm bấy giờ.
Bên cạnh sự nghiệp thành đạt, bà Thu có một mái ấm hạnh phúc bên chồng và hai người con thông minh, ngoan ngoãn. Hết mình với công việc nhưng bà Thu luôn dành thời gian quan tâm chăm sóc chồng con, không xao nhãng việc gia đình. Nào ai ngờ, lúc xảy ra khó khăn, tai họa thì bà Thu lại bị chồng phụ bạc.
Năm 1998, doanh nghiệp của bà Thu ký hợp đồng nhận may gia công cho một công ty của Đài Loan. Thiếu vốn, bà Thu đã phải thế chấp tài sản, nhà xưởng của xí nghiệp để vay tiền ngân hàng và huy động vốn của một số anh em bạn bè. Đến hạn phải trả nợ, bí quá nên bà Thu đã đem một số sản phẩm và nguyên liệu của công ty Đài Loan đi bán, gán nợ. Hết hạn hợp đồng, bà Thu không giao được cho phía công ty Đài Loan đủ số lượng sản phẩm như đã ký.
Tranh chấp hợp đồng kinh tế xảy ra, Công an tỉnh Thái Bình “vào cuộc”. Bà Thu bị khởi tố, bắt giam về hai tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Xã hội chủ nghĩa” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công dân”.
Video đang HOT
Quá trình điều tra, khám xét, cơ quan công an phát hiện nơi ở của bà Thu có một số lựu đạn (sau này giám định là vỏ lựu đạn giả, hỏng, không có giá trị sử dụng) nên bà Thu bị khép thêm tội “Tàng trữ vũ khí trái phép quân dụng”.
Với “hành vi phạm tội” như trên, bà Phùng Thị Thu bị TAND tỉnh Thái Bình xử sơ thẩm tuyên tổng cộng 16 năm tù (trong đó 15 năm tù về hai tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, 1 năm tù về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”).
Năm 2000, TAND tối cao xử phúc thẩm, tuyên hủy án sơ thẩm để điều tra xét xử lại vì không đủ căn cứ kết tội bà Thu. Sau nhiều lần ra cáo trạng tiếp tục buộc tội bà Thu vẫn thiếu căn cứ nên cuối cùng VKSND tỉnh Thái Bình đã “ban ơn” cho bà Thu bằng quyết định miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ra tù, bà Thu bàng hoàng trước cảnh sản nghiệp tan tành, gia đình tan nát. Trong thời gian bà bị bắt giam, người chồng đã bán hết tài sản, đơn phương ly hôn với bà Thu để theo người khác. Không nghề nghiệp, không tài sản, bà Thu lang thang ra Hà Nội rửa bát thuê để mưu sinh và kêu oan. Cuối cùng công lý đến với người phụ nữ này khi ngày 10/12/2009, VKSND tỉnh Thái Bình tổ chức công khai xin lỗi công dân Phùng Thị Thu sau 10 năm bà “cõng” án.
Vướng mắc đủ đường…
Hơn 1 năm đã trôi qua với biết bao lo toan bộn bề, khiến tôi tạm quên câu chuyện của người nữ doanh nhân “mười năm chờ một lời xin lỗi”. Đột nhiên trong dịp giáp Tết này, tôi lại nhận được điện thoại của bà Thu. Những lời tâm sự của bà Thu vẫn đong đầy nước mắt: “Ngày được xin lỗi, minh oan, tôi như người chết được sống lại. Tôi chỉ ước ao sẽ sớm thỏa thuận được việc bồi thường oan sai, để khỏi phải đi rửa bát thuê sống qua ngày, rồi còn ổn định lại cuộc sống, quên đi nỗi đau quá khứ. Thế nhưng…”.
Bà Thu cho biết, việc thương lượng bồi thường oan sai giữa VKSND tỉnh Thái Bình cho trường hợp của bà sở dĩ đến nay vẫn chưa thể tiến hành do hai bên chưa thống nhất được phần xác định tài sản thiệt hại về đất đai, nhà xưởng, máy móc, nguyên vật liệu của Xí nghiệp may Thành Công mà cơ quan tố tụng hồi đó đã tịch thu, kê biên trái phép.
Theo bà Thu, chỉ tính riêng khối tài sản trên thì số tiền bồi thường đã lên tới cả trăm tỷ đồng. Có lẽ lường trước được việc đòi bồi thường về tài sản thiệt hại quá phức tạp nên bà Thu quyết định tách riêng phần yêu cầu bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần trong những ngày bị khởi tố oan, giam giữ oan. Bà Thu muốn nhận được khoản tiền bồi thường đó trước, để chấm dứt cảnh đi rửa bát thuê như hiện tại. Nhưng đến nay, vì nhiều lý do mong ước giản dị đó vẫn chưa được giải quyết.
Chúng tôi chỉ biết động viên bà Thu gắng chờ đợi thêm chút thời gian nữa, cuộc đời luôn nhân hậu và công bằng với những người ngay thẳng, có nhân tâm. Câu nói vô tình lại khiến bà Thu nghẹn ngào tủi phận…
Ở cái tuổi trẻ chưa qua, già chưa tới như của bà, sẽ vô cùng khó khăn khi bà phải chênh vênh đơn độc một mình bắt đầu lại cuộc sống sau những nỗi đau, tan vỡ. Và chúng tôi cũng mong muốn rằng, VKSND tỉnh Thái Bình cần xúc tiến việc giải quyết bồi thường oan sai cho bà Thu bằng sự công tâm và trách nhiệm để bù đắp những mất mát mà 10 năm trước do sự nóng vội, tắc trách, họ đã giáng xuống cuộc đời nữ doanh nhân Phùng Thị Thu.
Theo Pháp Luật VN
Vác đơn xin làm vợ người đã chết (?!)
Đến bao giờ nỗi oan của chị mới được minh oan? (Hình minh họa)
Phiên tòa đã kết thúc, nhưng những ai có mặt hôm ấy không thể quên được nước mắt của Hương.
Những giọt nước mắt đắng cay, uất ức vì công sức bao nhiêu năm làm vợ, làm dâu chỉ trong chớp mắt đã bị chính người thân của mình "đổ ra sông, ra biển".
Ngày ấy, trên dải đất miền Trung cát trắng, Hương là cô thôn nữ đẹp nhất làng chài. Trai làng ngấp nghé rất nhiều nhưng Hương vẫn chưa ưng ai. Thế rồi, đùng một cái cô lên xe hoa với một anh quê Đồng Nai, người có gần 3 năm bám trụ ở quê Hương để xây cây cầu vượt biển.
Dự đám cưới của Hương, mỗi người một ý. Người mừng cho cô lấy được tấm chồng có công ăn việc làm đàng hoàng, lại khéo ăn nói, kẻ thì lo cô lấy chồng xa, sau này lỡ có chuyện gì biết bám víu vào đâu, nhất là khi nhà chồng gồm mẹ và 3 cô em gái chồng phải đến tận ngày cưới Hương mới tường mặt, còn tính nết ăn ở chưa kịp hiểu gì.
Sau đám cưới, Hương theo chồng về Đồng Nai, bước vào ngôi nhà của bố mẹ chồng, chưa hết mệt sau chuyến đi dài, cô đã nghe mẹ chồng tuyên bố rằng bà không chấp nhận cô là dâu vì cô không phải người Nam bộ, lại càng không phải người bà đã chọn sẵn cho con trai. Người đứng ra tổ chức đám cưới rước cô về chính là ông bà nội của anh Minh, chồng cô, do xuất phát từ tình yêu thương đứa cháu.
Vì không đồng ý nên mẹ chồng Hương miễn cưỡng tham gia chuyện cưới hỏi cho phải phép để vui lòng bố mẹ chồng của bà. Trước sự phản đối của mẹ chồng, vợ chồng Hương được ông bà nội đưa về sống với ông bà tại một xã kế bên.
Khi hai cậu con trai kháu khỉnh ra đời, mẹ chồng Hương không còn khắt khe như trước, thỉnh thoảng vẫn sang nhà chơi đùa với các cháu. Nhưng, mối quan hệ đó đã quay sang một hướng khác từ khi anh Minh, chồng Hương không may bạo bệnh qua đời, ngay sau sự ra đi của ông bà nội anh không lâu.
Ngày ra Tòa, Hương khóc nức nở vì không có một bằng chứng pháp lý nào chứng minh cô và anh Minh là vợ chồng. Gần 5 năm chung sống, hai vợ chồng không hề nghĩ đến chuyện phải đi đăng ký kết hôn. Họ cho đó cũng là lẽ thường vì ở cái vùng quê heo hút đó, mấy ai quan tâm đến việc chuyện đăng ký. Vì sơ suất đó, nên khi anh Minh qua đời, ba cô em gái chồng đã viện cớ ngôi nhà là tài sản của ông bà nội để lại cho mẹ mình mà thẳng tay đuổi mẹ con Hương ra khỏi nhà.
Tàn nhẫn hơn, lúc gia đình đang rối ren việc ma chay, mẹ chồng chị đã tự ý làm giấy chứng tử cho con kèm theo giấy ủy quyền của anh Minh cho bà. Sau đó, bà đã dùng những giấy tờ này chuộc lại giấy tờ nhà đất vợ chồng anh đang thế chấp để lấy vốn làm kinh tế mua giống, phân cho vườn cây ăn trái, đem về cất giấu.
Ra Tòa, do chị Hương không có giấy đăng ký kết hôn nên Tòa không công nhận chị và anh Minh là vợ chồng, mà chỉ công nhận và chia một phần tài sản cho hai con của Hương vì giấy khai sinh của hai con có tên anh Minh là cha. Thế nên 2 năm qua, Hương vẫn cầm trên tay lá đơn đến các cơ quan công quyền, nhưng không phải để đòi lại tài sản, mà chỉ mong giải tỏa được nỗi uất ức vì không được công nhận là vợ hợp pháp của chồng mình.
Ngủ thì thôi chứ cứ hễ thức đậy là Hương lại như nghe văng vẳng bên tai tiếng rủa sả của ba cô em chồng rằng cô chỉ là loại "mèo mả gà đồng" với anh trai của họ, chứ không phải dâu con trong nhà.
Theo Pháp Luật VN
Vụ án oan hiếp dâm: Bao giờ...? Vấn đề dư luận đặc biệt quan tâm, chờ đợi cùng với sự minh oan của pháp luật chính là "tin vui" về hạnh phúc riêng tư của ba chàng trai Nguyễn Đình Kiên, Nguyễn Đình Tình, Nguyễn Đình Lợi. Tình yêu vượt lên định mệnh Những ngày cuối năm, nhiều gia đình có nhu cầu sửa sang nhà cửa đón Tết nên...