Chuyển ngón chân thành ngón tay cho thanh niên 17 tuổi
Nhờ sự giúp đỡ của các bác sĩ, nam thanh niên được phẫu thuật lấy ngón chân ghép thay thế ngón tay cái, qua đó phục hồi chức năng cầm, nắm.
BS Nguyễn Vũ Hoàng – Phó trưởng Khoa phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết vừa phẫu thuật ghép ngón trả lại chức năng bàn tay cho bệnh nhân nam 17 tuổi ở Văn Giang, Hưng Yên.
Một tháng trước, nam thanh niên bị tai nạn lao động dập nát da ngón cái tay phải. Anh được đưa vào bệnh viện trong tình trạng bị cưa máy làm lột găng ngón cái tay phải mất hết da, móng chỉ còn gân, tại chỗ ngón tay phần da lột bị dập nát không thể sử dụng được.
Do ngón cái là ngón chiếm chức năng chính của bàn tay. Nếu không có ngón cái, bàn tay sẽ không làm được việc, mọi sinh hoạt của bệnh nhân về sau sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, bệnh nhân còn trẻ tuổi và đây lại là tay thuận.
Cc bác sĩ nhanh chóng phẫu thuật tạo hình ngón cái phải phục hồi chức năng cho bệnh nhân.
BS Hoàng đang kiểm tra lại tay cho bệnh nhân trước khi xuất viện. (Ảnh: Phương Thuận)
Các bác sĩ phẫu thuật lấy ngón chân cái của bàn chân phải đưa lên làm ngón cái cho bàn tay phải. Theo BS Hoàng, công đoạn ghép ngón gồm nhiều kỹ thuật. Bệnh nhân được lấy móng, da, mô mềm, mạch máu thần kinh ở ngón chân phải bọc vào ngón cái đã mất để có tính tương đồng. Sau đó, kíp mổ đã khâu nối mạch máu, dây thần kinh, gân cơ từ ngón chân cái của bàn chân phải với mạch máu ngón cái của bàn tay phải giúp phục hồi sự sống của ngón tái tạo.
Video đang HOT
Việc khâu nối, khâu nối mạch máu và thần kinh ở những trường hợp này rất phức tạp, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao. Sau phẫu thuật thành công, đến nay, sức khỏe và ngón tay được nối của bệnh nhân phục hồi tốt, ngón tay chuyển hồng ấm, hồi lưu mao mạch rõ, vết mổ đã liền sẹo. Bệnh nhân cũng đã phục hồi khả năng cầm nắm, gập duỗi, khép ngón cái được bình thường và được xuất viện.
Bệnh nhân phục phồi được các chức năng cầm, nắm bình thường. (Ảnh: Phương Thuận)
BS Hoàng cho biết, trước đây, những trường hợp tai nạn lao động mất ngón tay, chân tương tự, bệnh nhân thường được tạo hình bằng kỹ thuật cổ điển là sử dụng vạt da bụng nuôi. Với kỹ thuật này, người bệnh không có ngón tay, không đẹp như bình thường, màu sắc không tương đồng, việc phục hồi cảm giác của người bệnh kém và dễ bị bỏng.
Hiện nay, với phương pháp tiên tiến hơn là kỹ thuật dùng vạt da vi phẫu. Kỹ thuật vi phẫu chuyển da ngón chân làm ngón tay là rất phức tạp, lần đầu tiên được thực hiện thành công ở bệnh viện. Với kỹ thuật trên, người bệnh được tạo hình lại ngón như bình thường, đảm bảo các chức năng tốt.
“Việc tái tạo lại ngón cái cho người bệnh rất quan trọng không chỉ giúp hồi phục tính thẩm mỹ ở bàn tay mà còn khôi phục chức năng của bàn tay tạo cung cầm nắm, giúp bệnh nhân mau chóng hòa nhập cuộc sống”, BS Hoàng nhấn mạnh.
Nhiều giải pháp phòng, chống HIV/AIDS
Nhằm hiện thực hóa mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, các cơ quan, đơn vị chức năng, các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả phòng, chống HIV/AIDS.
Trẻ em nhiễm HIV có hoàn cảnh khó khăn được chăm sóc, nuôi dưỡng thường xuyên tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội. Ảnh: Hà Hiền
Tình hình còn phức tạp
Năm 2020 đánh dấu mốc 30 năm (1990-2020) nước ta đối phó với dịch HIV/AIDS. Đến nay, cả nước đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đó là giảm số người mới phát hiện nhiễm HIV, giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người tử vong do AIDS. Với kết quả này, theo tính toán, nước ta đã tránh được cho khoảng hơn 400.000 người không bị nhiễm HIV và hơn 150.000 người không bị tử vong do HIV/AIDS trong những năm vừa qua.
Dịch HIV/AIDS trong cộng đồng tiếp tục giảm với mức trung bình khoảng 0,24% mỗi năm. Hiện cả nước có khoảng 140.000 bệnh nhân có HIV/AIDS đang điều trị ARV (thuốc kháng HIV) và số người tuân thủ điều trị sau 12 tháng đạt gần 90%, trong đó có 40.000 người đang nhận thuốc ARV qua bảo hiểm y tế...
Tuy nhiên, theo đánh giá của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), tình hình HIV/AIDS còn diễn biến phức tạp. Hiện nay, cả nước ghi nhận hơn 210.000 người nhiễm HIV còn sống; mỗi năm cả nước xét nghiệm và phát hiện mới gần 10.000 người nhiễm HIV, gần 2.000 người tử vong vì HIV/AIDS.
Số người mới phát hiện nhiễm HIV tập trung chủ yếu ở độ tuổi 16-29 (39,4%) và 30-39 tuổi (34,3%)... Điều này làm suy giảm lượng lao động xã hội, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Nguyên nhân nhiễm HIV/AIDS chủ yếu là do nghiện ma túy, quan hệ tình dục không an toàn.
Tại Hà Nội, thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (Sở Y tế Hà Nội) cho thấy, đến nay, lũy tích số người nhiễm HIV toàn thành phố là 29.000 người (hơn 23.000 người còn sống, hơn 6.000 người đã tử vong); 100% quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố
đều có người nhiễm HIV/AIDS.
Tương tự Hà Nội, các tỉnh, thành phố khác vẫn phát hiện mới người nhiễm HIV/AIDS, ghi nhận số người tử vong do AIDS. Thực tế này đòi hỏi các cơ quan, đơn vị chức năng, các địa phương và mỗi người dân trong cộng đồng cần tiếp tục chung tay phòng, chống HIV/AIDS.
Nâng cao năng lực hỗ trợ
Nhằm hạn chế nguy cơ lây lan bệnh tật trong cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, các ngành, địa phương trên địa bàn Hà Nội xác định công tác phòng, chống HIV/AIDS là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Theo đó, chương trình can thiệp, giảm tác hại đối với người nhiễm HIV được các đơn vị, địa phương triển khai bài bản.
Hiện nay, 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố có mạng lưới cộng tác viên, tuyên truyền viên đồng đẳng tham gia can thiệp giảm tác hại tại cộng đồng; can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV trong nhóm người có nguy cơ cao.
Các cơ sở có chức năng xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV được thành lập ở nhiều địa phương với 73 phòng xét nghiệm sàng lọc đang hoạt động. Ngoài ra, Hà Nội có 11 cơ sở y tế được cấp chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm HIV, gồm 6 bệnh viện (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Bệnh viện Đa khoa Vân Đình, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông và Bệnh viện 09) và 5 trung tâm y tế quận, huyện (huyện Thạch Thất, Chương Mỹ, Ba Vì, Đông Anh và quận Long Biên). Qua đó, thời gian qua, các cơ quan chức năng thành phố đã xét nghiệm HIV cho gần 120.000 lượt người.
Công tác chăm sóc, điều trị cho người có HIV/AIDS cũng được Hà Nội dành sự quan tâm đặc biệt. Dẫn chứng là, 100% các cơ sở điều trị HIV/AIDS được giám sát hỗ trợ kỹ thuật về điều trị HIV/AIDS; 100% trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV còn sống được điều trị dự phòng bằng thuốc ARV...
Bệnh nhân HIV Nguyễn Thị Thu H. (huyện Ứng Hòa), cho hay: "Chúng tôi nhận được sự quan tâm, chăm sóc về nhiều mặt từ phía các cơ quan chức năng. Sau 5 năm tích cực điều trị, hiện nay, sức khỏe của tôi tương đối ổn định". Đặc biệt, Hà Nội là địa phương đầu tiên tiến hành nuôi dưỡng thường xuyên trẻ em nhiễm HIV có hoàn cảnh khó khăn tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội. Giám đốc cơ sở Phạm Đình Giang chia sẻ: "Cơ sở cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội đang chăm sóc, nuôi dưỡng 68 trẻ có HIV ở nhiều độ tuổi. Tất cả các cháu đều có sức khỏe ổn định, được đi học đầy đủ, được tham gia các hoạt động vui chơi phù hợp với độ tuổi".
Với cách làm tương tự Hà Nội, các tỉnh, thành phố khác cũng nỗ lực phòng, chống HIV/AIDS, hướng tới mục tiêu có thể chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Để đạt mục tiêu này, ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, Cục đang phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 14-8-2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.
Trên cơ sở đó, thời gian tới, các cơ quan chức năng tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với tình hình mới, đó là đẩy mạnh các biện pháp giảm kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS; điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV cho người có hành vi nguy cơ cao; mở rộng loại hình xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng.
Người nhiễm HIV được tạo điều kiện để điều trị ngay và điều trị trong ngày, cấp phát thuốc nhiều tháng, điều trị đồng nhiễm lao, viêm gan... Đáng chú ý, biện pháp giám sát dịch bệnh HIV/AIDS sẽ dựa vào ca bệnh, theo dõi liên tục người nhiễm từ khi xét nghiệm chẩn đoán đến khi người bệnh được điều trị ổn định và theo dõi đến khi một người tử vong (nếu xảy ra).
"Các giải pháp được triển khai đồng bộ kỳ vọng sẽ bảo đảm nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS, tăng cường huy động nguồn lực trong nước, đặc biệt là vai trò của ngân sách địa phương và bảo hiểm y tế. Việc này mở ra cơ hội lớn chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030, với mục tiêu số người nhiễm HIV mới giảm dưới 1.000 ca/năm trên phạm vi cả nước", ông Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh.
Chuyện ở nơi điều trị những em bé sơ sinh bị bỏ rơi Trung bình mỗi năm, Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tiếp nhận điều trị khoảng 5,6 em bé bị bỏ rơi trên địa bàn Hà Nội. Với những đứa trẻ này, các bác sĩ, điều dưỡng thực sự là gia đình. Nghe tiếng Bình An khóc rất lớn, điều dưỡng Ngô Thị Minh Loan vội chạy đến bên giường bệnh,...