Chuyên gia mắt cảnh báo hậu quả do chơi pháo
Càng gần Tết Nguyên đán số người bệnh nhập viện do chấn thương liên quan đến pháo nổ càng gia tăng. Đa phần số ca nhập viện đều có chấn thương vùng mắt…
Một nạn nhân bị chấn thương mắt do pháo cấp cứu tại BV Mắt Trung ương
Tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí chỉ tính trong khoảng 1 tuần đã tiếp nhận và điều trị cho 3 ca tai nạn do pháo nổ.
Gần đây nhất là trường hợp ngày 10/1/2021, nam bệnh nhân 17 tuổi trú tại Yên Thọ – Đông Triều nhập viện trong tình trạng hai mắt đau rát chảy nước mắt, khó mở mắt, nhìn mờ, đau rát mặt, tay chân. Sau khi được các bác sĩ thăm khám, người bệnh được chẩn đoán, hai mắt bỏng giác mạc độ 2 (giác mạc đục trắng), bỏng vùng mặt độ 2, bỏng vùng mu bàn tay và vùng gối phải độ 2.
Theo người nhà cho biết trước đó tại gia đình, người bệnh có học chế tạo pháo. Trong quá trình làm không may bị phát nổ.
Tương tự, tại BV Mắt Trung ương, TS. BS Hoàng Cương thông tin, mỗi năm vẫn có hàng chục ca tai nạn mắt do pháo vào cấp cứu, trong đó tập trung vào những thời điểm cuối năm.
Ths. Bs. Đặng Thị Phương – Phó Trưởng khoa Mắt, BV Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh), cho biết những thời điểm càng gần Tết Nguyên đán thì số người bệnh nhập viện do chấn thương liên quan đến pháo nổ càng gia tăng. Đa phần số ca nhập viện đều có chấn thương vùng mắt.
Video đang HOT
Chung mối lo này, TS. BS Hoàng Cương nhấn mạnh, ngoài các tổn thương toàn thân như bỏng, cụt chi, dị vật phần mềm… các tai nạn pháo còn gây những tổn thương nghiêm trọng cho mắt bao gồm, bỏng da mi, bỏng kết giác mạc. Dị vật bề mặt nhãn cầu, dị vật nội nhãn, dị vật hốc mắt, có thể do cát, vụn xi, mảnh pháo hoặc đất cát từ hiện trường của vụ nổ pháo bắn vào mắt.
Nghiêm trọng hơn, theoTS. BS Hoàng Cương, có trường hợp bị sức ép của vụ nổ pháo có thể xé toang nhãn cầu, làm thoát dịch và mô nội nhãn ra ngoài. Nếu vỏ bọc nhãn cầu còn nguyên vẹn thì sức ép, xung chấn cũng sẽ gây tổn thương các môi trường nội nhãn như phù giác mạc, xuất huyết trong, rách đứt mống mắt, sa lệch thể thủy tinh, bong dịch kính, phù và rách vỡ màng Bruch – võng mạc.
“Cần nhấn mạnh rằng các dị vật li ti trên bề mặt giác mạc hoặc dị vật chui được vào trong con mắt sẽ gây hủy hoại các mô mắt, là nguồn nhiễm trùng và viêm nhiễm dai dẳng, đau đớn kéo dài đến vài năm cho nạn nhân cho dù phương tiện phẫu thuật, trình độ bác sĩ và thuốc men đã có những tiến bộ vượt bậc. Có lẽ, chính vì thú vui chết người này kinh khủng như vậy nên Chính phủ mới cấm pháo, cấm buôn lậu và vận chuyển pháo nghiêm ngặt cho đến ngày hôm nay”, TS. BS Hoàng Cương cảnh báo.
Tuy nhiên, theo vị bác sĩ chuyên khoa mắt cho biết, khi luật pháp cấm mua bán, tàng trữ và sử dụng trái phép pháo nổ thì pháo thăng thiên, pháo ống Trung Quốc tiếp tục là thủ phạm gây mù lòa (tuy là hãn hữu) trong các đám tiệc, mừng năm mới.
“Tuy không phát nổ nhưng lao đi với tốc độ ‘tên lửa’, cháy và phát nhiệt cao các loại pháo này cũng làm phỏng mắt, vỡ mắt mỗi dịp Tết cho gần chục người, tính riêng bệnh nhân đến khám chữa tại Bệnh viện Mắt Trung ương.
Chúng ta vẫn còn nhớ nạn nhân bị bỏng đùi khi đi cổ vũ bóng đá được đưa vào cấp bệnh viện cấp cứu. Quả pháo đó nếu vào vùng mặt thì mắt và gương mặt xinh đẹp của cổ động viên nữ đó sẽ bị hủy hoại thế nào?”, TS. BS Hoàng Cương lo ngại.
Ông cho biết, tai nạn do pháo hoa, cũng như các loại pháo kể trên gây các tổn thương nghiêm trọng cho mắt, đều là những nguyên nhân gây giảm thị lực hoặc mù lòa.
Tuy nhiên, nếu chẳng may bị tai nạn do pháo, TS. BS Hoàng Cương khuyến cáo người bị nạn không nên hoảng loạn mà cần được đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ, cấp cứu kịp thời.
“Người bị tai nạn pháo cũng không day dụi, không rửa mắt, không đè ép lên mắt. Không tự ý tra mỡ hay dùng thuốc giảm đau trước khi đến các trung tâm y tế”, TS. BS Hoàng Cương lưu ý.
Dù pháo hoa được Nhà nước hoặc chính quyền địa phương quản lý và tổ chức bắn hàng năm vào các dịp lễ Tết, hay do tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hành vi thực hiện nhưng khi đi xem pháo hoa, đốt pháo hoa để đảm bảo an toàn. TS.BS. Hoàng Cương lưu ý người dân cần tôn trọng hàng rào bảo vệ của khu vực bắn pháo hoa, tuân thủ các quy định an toàn, xem pháo hoa cách điểm bắn ít nhất là khoảng 160m.
“Người dân tuyệt đối không cầm nắm, nhìn ngó vào các quả pháo chưa nổ, không nghịch ngợm các công cụ trợ giúp, các mảnh văng, các chi tiết còn sót lại của pháo hoa. Chúng đều có nhiệt độ cao, có hóa chất có thể gây bỏng.
Đối với trẻ em đi xem pháo hoa cần có một người lớn giám sát. Không để trẻ chơi đùa, chạy nhảy khi pháo đang bắn. Dọn dẹp các vật liệu dễ cháy, lá khô, cỏ khô khỏi vùng bắn pháo hoa. Chuẩn bị nước hoặc bột khô để dập các mảnh pháo cháy dở.
Đáng lưu ý việc chế tạo pháo là hết sức nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, với bản tính tò mà và không hiểu hết tác hại của việc chế tạo pháo cũng như hậu quả mà nó gây ra cho bản thân cũng như những người xung quanh. Vì vậy các bậc phụ huynh và nhà trường cần tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về tác hại của pháo nổ để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Cảnh báo lồng ruột hiếm gặp ở người lớn
Cụ ông 81 tuổi nhập viện trong tình trạng bị lồng nhiều đoạn ruột do khối u kèm theo triệu chứng chướng bụng, kém ăn.
Các bác sĩ tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh, vừa phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân nam 81 tuổi bị lồng nhiều đoạn ruột do u ruột non. Ông nhập viện trong tình trạng nôn, đại tiện kém kèm đau chướng bụng, ăn kém. Qua thăm khám và hình ảnh X-quang, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị lồng ruột non do khối u.
Điều trị lồng ruột ở trẻ nhỏ có thể sử dụng phương pháp bơm hơi tháo lồng hoặc phẫu thuật. Song, người lớn, chỉ phương pháp phẫu thuật mới giải quyết được dứt điểm nguyên nhân gây lồng ruột và tránh nguy cơ tái phát.
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho người bệnh. Ảnh: BVCC.
Tuy nhiên, bệnh nhân có thể trạng gầy yếu, suy kiệt, chỉ nặng 36 kg, tuổi cao, kèm theo tăng huyết áp, đòi hỏi quá trình phẫu thuật cần diễn ra nhanh chóng, chính xác.
Khi tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ nhận thấy người bệnh bị lồng 2 đoạn ruột non và nhiều khối u ác tính nằm ở các vị trí khác nhau quanh ruột. Hiện tại, sức khỏe của người bệnh ổn định, có thể ăn uống bình thường và được xuất viện.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Đào Đăng Sơn, khoa Ngoại tiêu hóa và Tổng hợp, lồng ruột chủ yếu xảy ra ở trẻ em (khoảng 90%). Người lớn rất hiếm khi gặp tình trạng này, chỉ chiếm tỷ lệ 1-5%. Còn lại 5% là các trường hợp tắc ruột.
Các trường hợp lồng ruột ở trẻ em thường không rõ nguyên nhân. Ngược lại, ở người lớn, hơn 90% là do u, chủ yếu ở ruột non và đại tràng. Một số khác do viêm hạch mạc treo, viêm hồi manh tràng mạn, có túi thừa meckel, manh tràng di động. Các ca lồng ruột ở người lớn đa phần hiếm gặp nên thường bị bỏ sót, chẩn đoán muộn.
Qua trường hợp này, các bác sĩ cảnh báo lồng ruột có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Do đó, khi xuất hiện đau bụng từng đợt, có thể buồn nôn hoặc nôn, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám. Việc phát hiện sớm những bất thường về sức khỏe giúp tránh được biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Thai nhi sống sót dù nhau bong non Sản phụ 30 tuổi, mang thai tuần 33 bị đau bụng dưới, cơn đau tăng dần, nhập viện cấp cứu được chẩn đoán nhau bong non, suy thai cấp. Ngày 7/1, bé gái chào đời, nặng 2,04 kg, khóc tốt. Sản phụ sức khỏe ổn định và bảo toàn được tử cung. Bác sĩ Vũ Thị Dung, Trưởng khoa Điều trị theo yêu...