Chuyên gia gốc Việt tại Mỹ khẳng định tầm quan trọng của việc bổ sung đủ vitamin D trong mùa dịch Covid-19
Theo BS Wuynh Huỳnh Trần, dựa trên các nghiên cứu về tầm quan trọng của vitamin D, một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra tỉ lệ tử vong do mắc bệnh Covid-19 và cảm cúm có thể giảm được nhờ bổ sung đủ vitamin D.
Vitamin D là gì?
Theo BS Wynn Huỳnh Trần (Trung tâm y khoa – Wynn Medical Center), vitamin D là một vitamin hòa tan trong mỡ, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Thiếu vitamin D có thể dẫn đến các bệnh về xương, cơ xương khớp, hệ miễn dịch và thậm chí ung thư. Vitamin D giúp hấp thụ canxi và phốt-phát từ ruột, làm xương chúng ta đậm và chắc.
Cơ thể thiếu vitamin D sẽ không hấp thụ được canxi, khiến cơ thể chúng ta phải lấy canxi từ xương để sử dụng, dần dần làm xương yếu đi, gây ra bệnh còi xương và loãng xương. Uống bổ sung canxi mà cơ thể thiếu vitamin D thì không có tác dụng vì canxi không hấp thụ được vào cơ thể.
Theo BS Wynn Huỳnh Trần (Trung tâm y khoa – Wynn Medical Center), vitamin D là một vitamin hòa tan trong mỡ, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể chúng ta.
Theo BS Wuynh Huỳnh Trần, có hai loại vitamin D chính là D2 và D3. Vitamin D2 (ergocalciferol) có chủ yếu từ thức ăn và chỉ có trong một số ít thức ăn giàu vitamin D, loại vitamin D2 chiếm rất ít trong tổng số lượng Vitamin D chúng ta có.
Vitamin D3 (cholecalciferol), tổng hợp ở da từ tiền chất vitamin D dưới tác động của tia cực tím (UVB, bước sóng 290-320nm) của ánh sáng mặt trời, phản ứng với protein 7-DHC, sản xuất ra vitamin D3. Loại vitamin D3 cung cấp phần lớn lượng vitamin D cho cơ thể. Nói cách khác, cơ thể chúng ta cần ánh mặt trời để tạo ra phần lớn nhu cầu vitamin D chứ không chỉ dựa mỗi vào việc ăn uống.
Vitamin D quan trọng thế nào đối với hệ miễn dịch?
BS Wynn Huỳnh Trần khẳng định, vitamin D là một thành phần quan trọng giúp hệ miễn dịch chúng ta chiến đấu với virus và vi khuẩn. Vitamin D đóng vai trò cốt yếu trong cả hai hệ miễn dịch bẩm sinh (nội sinh) và thu được (ngoại sinh).
Tại hệ miễn dịch bẩm sinh, vitamin D giúp tổng hợp Cathelicidin, một chuỗi peptide chuyên tấn công vi trùng và vi khuẩn. Vitamin D cũng ảnh hưởng lên các tế bào đơn nhân Monocyte và đại thực bào. Với hệ miễn dịch thu được, vitamin D hiệu chỉnh các tế bào, giúp làm việc hiệu quả hơn trong chuỗi viêm và kháng viêm. Cụ thể, vitamin D điều tiết bạch huyết bào T cell, chuyển giai đoạn Th1 (cell based immunity) qua Th2 (antibodies), giảm phát sinh các protein viêm cytokine (IL-17, IL-21) và tăng kháng viêm IL-10.
Tuy nhiên, vitamin D3 là một vitamin phức tạp, cơ thể tổng hợp từ nhiều thành phần và cần nhiều nơi để sản xuất. Sản xuất vitamin D3 như sản xuất một chiếc xe hơi Mercedes, cần có một dây chuyền lắp ráp hoàn chỉnh. Chỉ cần một nơi trong dây chuyền này thiếu hay bị hư thì cơ thể chúng ta không sản xuất được vitamin D3.
Theo chuyên gia, bước đầu tiên để cơ thể tổng hợp vitamin D là phơi nắng, nhưng phải phơi nắng cho đúng. Cơ thể chúng ta cần nắng có tia UVB (chứ không phải tia UVA hay UVC) để tổng hợp vitamin D. Vấn đề là tia nắng lúc trưa (có cả UVA và UVB) là tác nhân chính gây ra ung thư da, dẫn đến hàng ngàn ca tử vong mỗi năm tại Mỹ. UVA cũng là nguyên nhân gây đồi mồi, làm lão hoá da, mất nước và các tổn thương khác đến da. Tia UVA/UVB gây ung thư da bằng cách làm biến đổi DNA, làm chúng dị biến, dần dần dẫn đến ung thư. Vì vậy, phơi nắng cần có kem bôi da chống ung thư.
Một cách khác mà nhiều người chọn là uống vitamin D3 hỗ trợ, liều dùng 800-1000 IU/mỗi ngày. Tuy nhiên, uống vitamin D3 lâu dài hay quá nhiều cũng có thể gây tác dụng phụ như táo bón, dư canxi, thậm chí hư thận.
Thiếu vitamin D, con người phải đối mặt với nhiều hiểm họa sức khỏe
Dễ bị bệnh hô hấp
Nghiên cứu tổng hợp đăng trên tạp chí BMJ năm 2017 chỉ ra, thiếu vitamin D dẫn đến tăng rủi ro nhiễm trùng đường hô hấp do virus lên 50%. Nghiên cứu cũng chỉ ra, uống vitamin D liều vừa phải, từ từ mỗi ngày, sẽ có tác dụng bảo vệ. Còn uống vitamin D liều cao (megadose) thì sẽ không có tác dụng, ngược lại còn có thể dẫn đến tác dụng phụ nguy hiểm. Nói cách khác, khi uống vitamin D bổ sung, chúng ta nên uống như tập thể dục hàng ngày, mỗi ngày chút ít. Đây cũng là điểm chung cần lưu ý nếu phải uống vitamin D (hay bất kỳ thực phẩm chức năng) hỗ trợ.
Nguy cơ mắc bệnh phổi nguy hiểm như suy hô hấp cấp tính ARDS
Video đang HOT
Thiếu vitamin D dẫn đến các tế bào miễn dịch ở phổi yếu hơn, dẫn đến rủi ro cao hơn như bị hội chứng suy hô hấp cấp tính ARDS hay viêm phổi. Cụ thể, thiếu vitamin D có thể dẫn đến viêm tế bào nang phổi, tổn thương màng phổi và thiếu oxy. Các nghiên cứu sau này khẳng định thêm rủi ro của ARDS có thể giảm nếu vitamin D được kiểm tra và bổ sung phù hợp.
Thiếu vitamin D dẫn đến các tế bào miễn dịch ở phổi yếu hơn, dẫn đến rủi ro cao hơn như bị hội chứng suy hô hấp cấp tính ARDS hay viêm phổi.
Vậy, sử dụng vitamin D làm giảm tỷ lệ tử vong do Covid-19 và cảm cúm?
Theo BS Wuynh Huỳnh Trần, dựa trên các nghiên cứu về tầm quan trọng của vitamin D, một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra tỉ lệ tử vong do mắc bệnh Covid-19 và cảm cúm có thể giảm được do bổ sung đủ vitamin D.
Bài này đăng trên tạp chí Nutrients gần đây của nhóm từ nhiều nước (Mỹ và Hungary) tổng hợp các nghiên cứu về vitamin D, tỉ lệ bệnh Covid-19, tỉ lệ bệnh cúm mùa trên thế giới (vùng thiếu nắng và thiếu vitamin D thường có bệnh Covid-19 và cúm mùa nhiều hơn) và gợi ý rằng vitamin D có mối quan hệ trực tiếp đến tỉ lệ tử vong do cúm mùa và Covid-19. Tuy nhiên, bằng chứng nhân-quả không rõ ràng trong nghiên cứu này, có thể chỉ là ngẫu nhiên.
Tăng cường vitamin D bằng những cách siêu đơn giản
Theo BS Wynn Huỳnh Trần, chúng ta có thể tăng vitamin D cho cơ thể để tăng cường miễn dịch theo 6 cách đơn giản như sau:
- Phơi nắng (có kem chống nắng) và tập thể dục ngoài trời.
- Ăn đồ biển và cá có mỡ ( cá hồi, cá tuna, tôm…).
- Ăn nấm.
- Ăn lòng đỏ trứng.
- Ăn/uống có vitamin D (như sữa).
- Uống vitamin D bổ sung.
Theo BS Wynn Huỳnh Trần, chúng ta có thể dễ dàng tăng vitamin D cho cơ thể để tăng cường miễn dịch.
Tóm lại…
- Vitamin D giữ vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, có thể tăng sức đề kháng với bệnh Covid-19
- Canxi có thể lấy đầy đủ từ thức ăn trong khi vitamin D khó hơn.
- Kết hợp 6 cách bổ sung vitamin D ở trên thay vì một cách là uống vitamin D bổ sung
- Không nhất thiết phải kết hợp canxi với vitamin D vì uống canxi nhiều có thể tăng rủi ro bệnh tim mạch và sỏi thận.
- Nên kiểm tra vitamin D thường xuyên với bác sĩ. Lượng vitamin D thấp nếu dưới 30ng/ml, khoảng 50-60ng/ml là ổn, và 125ng/ml trở lên là cao (có nguy cơ ngộ độc). Dựa vào độ thiếu vitamin D, mức độ tắm (phơi) nắng, nghề nghiệp, môi trường sống và làn da của bệnh nhân (da càng đậm thì hấp thu UVB càng thấp), bác sĩ sẽ chỉnh sửa phác đồ điều trị thiếu vitamin D thích hợp.
- Điều kiện thổ nhưỡng mỗi nước khác nhau nên người dân tại Việt Nam có thể ít rủi ro thiếu vitamin D hơn Hoa Kỳ (do tiếp xúc với nắng nhiều hơn). Vì vậy, nên hỏi bác sĩ về việc có nên uống vitamin D trong mùa dịch Covid-19 hay không.
Tiểu Nguyễn
Bố mẹ nào cũng được khuyên phơi nắng cho con mới sinh nhưng bác sĩ lại khuyến cáo làm việc khác
Phơi nắng cho trẻ sơ sinh vốn được quan niệm là việc ai cũng cần làm nếu mới có con nhỏ.
Chiều cao của con là một trong những vấn đề được hầu hết các bố mẹ quan tâm hàng đầu. Song đến nay vẫn có nhiều bố mẹ tin rằng chỉ cần bổ sung canxi con sẽ cao lớn. Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang (ĐH Y Dược, TP Hồ Chí Minh) cho biết trong quá trình thăm khám cho các bệnh nhân nhi, bác sĩ thấy nhiều bố mẹ mua canxi cho trẻ uống rất vô tội vạ: " Có lần mình gặp những đứa trẻ mới 5 tuổi mà uống 1 ngày 3 ống canxi Corbie vì bố mẹ chúng tin rằng sẽ giúp chúng cao lớn ?! Chưa kể, họ còn nhầm lẫn canxi và vitamin D là 1".
Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang giải thích: " Thực tế, bạn phải hiểu là canxi, phospho giống như những viên gạch xây nhà, được máu vận chuyển tới xương. Nhưng ở xương có 1 cái cổng vận chuyển được điều khiển bởi Vitamin D. Nếu bạn thiếu vitamin D thì cái cổng ấy sẽ không mở. Mà không mở thì bạn có uống bao nhiêu canxi cơ thể bé cũng không thể hấp thụ mà sẽ đi theo phân ra ngoài! Trẻ em không cần uống canxi! Canxi trong chế độ ăn là quá đủ rồi. Trẻ em cần Vitamin D3 để mở khoá cho canxi, phospho đi vào xương".
Quan niệm dân gian cho rằng phơi nắng sáng sớm là tốt nhưng không phải vậy (Ảnh minh họa).
Liên quan đến việc bổ sung vitamin D cho con, bác sĩ Nguyễn Thanh Sang cũng chỉ ra những sai lầm phổ biến của bố mẹ khi chăm sóc con nhỏ và vai trò của nó đối với sự phát triển của trẻ như sau:
Phần lớn các bố mẹ đang phơi nắng cho con sai cách
Thứ nhất, việc phơi nắng phải đúng. Nghĩa là không phải mang ra sáng sớm 6 giờ phơi vì giờ đó hàm lượng UV(B) không đủ cho cơ thể bé hấp thụ. Hàm lượng UV(B) tốt nhất để hấp thụ Vitamin D là 9-13h trưa! Quan điểm dân gian phơi sáng sớm và nhiều người ủng hộ quan điểm phơi nắng sáng sớm vì ánh sáng dịu nhẹ, không quá nắng gắt cháy da... nhưng thực sự không phải vậy: giờ đó chỉ có tia UV(A) độc hại thôi, không đủ UV(B) để tạo Vitamin D.
Bên cạnh đó, phơi nắng là phải để lộ càng nhiều diện tích da của con càng tốt. Nghĩa là phải lộ mặt, ngực, 2 tay, 2 chân của bé chứ không phải quấn kít mít chỉ lộ khuôn mặt hay hé 1 tí xíu ở lưng!
Thứ hai, các nghiên cứu trên thế giới hiện nay đều ghi nhận 50% dân số thế giới thiếu hụt Vitamin D. Kể cả nghiên cứu trên 10.000 dân số Mỹ cũng ghi nhận cứ 10 người thì 6 người thiếu Vitamin D. Một số ý kiến cho rằng việc thiếu hụt vitamin D là do Mỹ khu vực ôn đới nhưng một nghiên cứu khác ghi nhận trên dân số Ấn Độ rằng có tới 82% dân số Ấn Độ thiếu hụt Vitamin D! Nói thêm với các bạn biết là Ấn Độ cùng vĩ tuyến với Việt Nam nên góc ánh sáng và độ chiếu sáng mặt trời tương tự Việt Nam và đương nhiên cao hơn Mỹ hay Châu Âu.
Ngày nay, tầng ozone không còn nguyên vẹn như xưa cho nên bản thân mình thấy dù có phơi đúng giữa trưa nắng với hy vọng đủ UV(B) cho con thì bạn và con bạn cũng hứng trọn tia UV(A) - loại tia gây tàn phá mô dưới da, gây lão hoá da và ung thư da.
Vitamin D không chỉ cần thiết cho hệ xương phát triển mà còn có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch của trẻ (Ảnh minh họa).
Vitamin D là chìa khóa chính trong hệ miễn dịch
Vitamin A-D3-C là bộ 3 vitamin miễn dịch nòng cốt cho hệ miễn dịch.
Mỗi năm có 2 đợt uống Vitamin A tại địa phương, bố mẹ cần lưu ý cho bé đi bổ sung vì nó không chỉ quan trọng cho mắt mà còn quan trọng cho hệ miễn dịch tiêu hoá. Nhiều nghiên cứu ghi nhận trẻ thiếu hụt Vitamin A thường mắc các tình trạng nhiễm trùng hệ tiêu hoá cao hơn nhóm còn lại.
Vitamin D mới là chìa khoá chính trong hệ miễn dịch. Bởi vì nó điều hoà hơn 600 gen trong cơ thể mà hầu hết những gen này liên quan hoạt động của bạch cầu lympho - một loại bạch cầu bảo vệ cơ thể.
Nên bổ sung vitamin D3 hàng ngày cho con (Ảnh minh họa).
Mẹ bầu bổ sung vitamin D trong thai kỳ giúp con giảm tỉ lệ hen suyễn
Đầu năm 2020, tạp chí NEJM (tạp chí y khoa lớn nhất thế giới) đã đăng tải một nghiên cứu chứng minh rằng việc bổ sung Vitamin D suốt thời gian thai kỳ giúp giảm tần suất khò khè và tỷ lệ hen suyễn nhũ nhi, viêm mũi dị ứng và chàm ở trẻ sơ sinh. Nói vậy không có nghĩa là nếu bạn uống Vitamin D trong thai kỳ thì con bạn sẽ hoàn toàn không bị mà chỉ là tỷ lệ thấp hơn; ngược lại, không có nghĩa là nếu bạn quên uống Vitamin D trong thai kỳ thì con bạn chắc chắn sẽ bị mà chỉ là nguy cơ bị cao hơn nhóm còn lại.
Một nghiên cứu đăng trên Cochrane ghi nhận những người lớn bị hen suyễn nếu uống bổ sung vitamin D mỗi ngày thì tỷ lệ mắc cơn suyễn cấp nặng giảm tới 50%. Nghiên cứu cũng ghi nhận Vitamin D không cải thiện chức năng phổi.
Cho trẻ uống loại vitamin D nào?
Hiện nay, thị trường có 2 loại Vitamin D là D2 và D3 thì phụ huynh lưu ý mua loại D3 nhé, vì hoạt tính sinh học và tính khả dụng, hấp thu cao hơn D2.
Liều lượng bổ sung vitamin D
- Trẻ dưới 12 tháng tuổi: 400 IU/ngày
- Trẻ 12 tháng - 70 tháng tuổi: 600-800 IU/ngày
- Trẻ trên 70 tháng tuổi: 800-1200 IU/ngày
- Phụ nữ có thai : 600-800 IU/ngày
Bổ sung tới khi nào?
Với tỷ lệ thiếu hụt Vitamin D nhiều như hiện nay, các khuyến cáo đều khuyên trẻ em nên bổ sung mỗi ngày từ lúc sinh cho tới 9 tuổi. Đợt thứ 2 là khi trẻ vào tuổi dậy thì.
H.Thanh
Ăn uống không khoa học, thiếu lành mạnh bạn có thể mắc 4 bệnh này Khi chế độ ăn thừa calo, kém lành mạnh có thể khiến bạn bị tích mỡ bụng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh. Vậy ăn uống không khoa học, thiếu lành mạnh có thể khiến bạn mắc những bệnh gì? Khi chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng hoặc ăn uống không khoa học, không đồng đều, thiếu lành mạnh sẽ...