Chuyên gia dinh dưỡng chỉ cách phòng chống thiếu Vitamin A
Một trong những nguyên nhân quan trọng của tình trạng thiếu Vitamin A là do bữa ăn hàng ngày của trẻ em, bà mẹ đang nuôi con bú chưa đáp ứng đủ nhu cầu vitamin A.
Thiếu Vitamin A nguy hiểm thế nào?
Thông tin từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong những năm qua, công tác phòng chống thiếu vitamin A ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng do Viện Dinh dưỡng công bố năm 2020 cho thấy, tỷ lệ thiếu Vitamin A có xu hướng giảm so với điều tra quốc gia năm 2015, như thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 14,2% (năm 2015) xuống còn 9,5% (năm 2020), vitamin A trong sữa mẹ thấp đã giảm từ 35,5% (năm 2015) xuống còn 18,3% (năm 2020).
Kiểm tra điểm uống vitamin A tại Trạm Y tế phường Trương Định ngày 1/6. Ảnh: Sở Y tế Hà Nội.
Suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu vitamin A là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới chiều cao thấp ở thanh niên Việt Nam.
Ngoài ra, thiếu Vitamin A còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ, tới sự sự cần thiết cho quá trình nhìn, quá trình tăng trưởng, tham gia vào đáp ứng miễn dịch, chống nhiễm khuẩn.
Thiếu vitamin A gây nên bệnh khô mắt thậm chí gây mù dinh dưỡng, giảm sức đề kháng, tăng tỷ lệ nhiễm trùng và tử vong, chậm phát triển ở trẻ em, làm tăng tỷ lệ trẻ thấp còi và nhẹ cân.
Một trong những nguyên nhân quan trọng của tình trạng thiếu Vitamin A là do bữa ăn hàng ngày của trẻ em, bà mẹ đang nuôi con bú chưa đáp ứng đủ nhu cầu vitamin A.
Theo ThS. BS. Nguyễn Văn Tiến – Trung tâm Giáo dục truyền thông dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), vitamin A là một vi chất dinh dưỡng rất cần thiết với sự sống còn của cơ thể, nhưng nhu cầu thì cần một lượng rất nhỏ có thể tính chỉ bằng mcg đến mg, nhưng khi thiếu lại gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng.
Video đang HOT
Vì vậy việc phòng chống thiếu Vitamin A là việc rất cần thiết cho mọi người, nhất là phụ nữ và trẻ em.
Phòng chống thiếu Vitamin A ra sao?
BS. Nguyễn Văn Tiến cho biết thêm, chiến lược phòng chống thiếu vitamin A cần nhiều giải pháp đồng bộ như: Bổ sung vitamin A cho các đối tượng có nguy cơ cao là một giải pháp cần thiết để khắc phục nhanh chóng, kịp thời tình trạng thiếu vitamin A.
Tăng cường vitamin A vào thực phẩm là giải pháp trung hạn. Đa dạng hóa bữa ăn, biết cách lựa chọn và sử dụng những thực phẩm tự nhiên giàu vi chất dinh dưỡng (như các loại rau lá có màu xanh thẫm như rau ngót, rau đay; các loại rau quả có màu hồng, màu đỏ, như bí đỏ, cà chua, cà rốt…; các loại thức ăn có nguồn gốc động vật như trứng, thịt, các loại thủy sản như cá, tôm, cua…) là giải pháp lâu dài và bền vững để cải thiện tình trạng thiếu vitamin A nói riêng và các vi chất dinh dưỡng khác nói chung.
Tăng cường vitamin A vào các thực phẩm thiết yếu là biện pháp đơn giản, có hiệu quả và dễ đạt độ bao phủ cao và có tính bền vững để giảm thiểu sự thiếu hụt vitamin A trong bữa ăn hàng ngày, giúp cho quá trình tăng trưởng, phát triển về thể lực, tầm vóc và trí tuệ, nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Bên cạnh đó, tuyên truyền và giáo dục cho người dân biết sử dụng và biết lựa chọn những thực phẩm có tăng cường vitamin A là điều kiện để thực hiện phòng chống thiếu vitamin A, chuyên gia dinh dưỡng cho hay.
Theo đó, công tác truyền thông nhằm nâng cao kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng cho người dân cũng là một trong các giải pháp quan trọng.
Các nội dung tuyên truyền như khuyến khích người dân ăn đủ nhu cầu, ăn đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, sử dụng thường xuyên các thực phẩm giàu vitamin A, biết cách lựa chọn các thực phẩm tăng cường vitamin A…
Cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh, thực hiện nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng hoặc lâu hơn;
Bữa ăn bổ sung của trẻ cần có mỡ hoặc dầu để tăng cường hấp thu và sử dụng vitamin A, vitamin D.
Vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho quá trình tăng trưởng, phát triển về thể lực, tầm vóc và trí tuệ, nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Ngày 1-2/6, hãy cho trẻ trong độ tuổi đi uống vitamin A theo hướng dẫn của trạm y tế xã, phường là lời kêu gọi hành động thiết thực, chủ chốt trong Chiến dịch truyền thông “Ngày Vi chất dinh dưỡng” được tổ chức trên toàn quốc (vào ngày 1-2/6 hàng năm).
Bộ Y tế tổ chức chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 1 cho 6 triệu trẻ
Dự kiến 6 triệu trẻ trên toàn quốc sẽ được uống vitamin A tại chiến dịch bổ sung vitamin A do Bộ Y tế tổ chức.
Năm 2024, Bộ Y tế tổ chức Chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 1 cho trẻ em bắt đầu từ ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6/2024, đồng thời cũng là ngày vi chất dinh dưỡng.
Chiến dịch sẽ được tổ chức trên toàn quốc, trong đó bổ sung vitamin A cho trẻ em từ 6 tháng đến 59 tháng tuổi tại 31 tỉnh, thành phố có tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em vẫn còn ở mức cao;
Bổ sung vitamin A cho trẻ em từ 6 tháng đến 35 tháng tuổi tại 32 tỉnh, thành phố còn lại; Kết hợp thực hiện tẩy giun cho trẻ em từ 24 tháng đến 59 tháng tuổi tại 22 tỉnh, thành phố khó khăn.
Nguồn thuốc sử dụng trong chiến dịch do tổ chức Vitamin Angel - Hoa Kỳ viện trợ. Trong chiến dịch đợt 1, dự kiến có hơn 6 triệu trẻ trên toàn quốc được uống bổ sung Vitamin A.
Vitamin A có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Hàng năm, Bộ Y tế tổ chức chiến dịchbổ sung Vitamin A liều cao cho hơn 6 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 6 - 59 tháng tuổi trên quy mô toàn quốc (mỗi năm có 2 đợt: đợt 1 vào tháng 6 và đợt 2 vào tháng 12).
Trong đợt 1, dự kiến có hơn 6 triệu trẻ trên toàn quốc được uống bổ sung Vitamin A.
Trong các chiến dịch này, trẻ em trong độ tuổi được cho uống bổ sung viên nang Vitamin A liều cao. Trong thời gian qua, các chiến dịch bổ sung Vitamin A đã giúp cho Việt Nam thanh toán được bệnh mù lòa do thiếu Vitamin A vào năm 2000, đây là một thành tựu hết sức to lớn.
Nhân ngày vi chất dinh dưỡng 1-2/6, Bộ Y tế đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục chung tay với ngành y tế tuyên truyền vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em như tăng cường đảm bảo an ninh lương thực hộ gia đình, cải thiện chất lượng bữa ăn, sử dụng đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm cho bữa ăn hằng ngày, ưu tiên lựa chọn và sử dụng thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng.
Đối với trẻ nhỏ, cần thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cho trẻ ăn dặm đảm bảo đủ các thành phần dinh dưỡng và phù hợp với độ tuổi. Đối với bà mẹ mang thai và trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cần được bổ sung các sản phẩm có bổ sung vi chất dinh dưỡng hàng ngày.
Đó là những việc làm hết sức cần thiết để chúng ta đạt được các mục tiêu của Chiến lược dinh dưỡng quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 02/QĐ-TTg ngày 05/01/2022.
Thông điệp truyền thông Ngày vi chất dinh dưỡng năm 20 24 và Hưởng ứng Ngày vi chất dinh dưỡng (1-2/6/202 4 )
Vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho quá trình tăng trưởng, phát triển về thể lực, tầm vóc và trí tuệ, nâng cao sức khỏe, sức đề kháng của cơ thể.
Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, mọi người, mọi gia đình hãy thực hiện:
Bữa ăn hàng ngày cần đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm; lựa chọn và sử dụng thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng.
Cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh. Nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu; cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn.
Sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng sẵn có ở địa phương cho bữa ăn bổ sung hàng ngày của trẻ; thêm mỡ hoặc dầu ăn để tăng cường hấp thu Vitamin A, vitamin D.
Cho trẻ trong độ tuổi uống Vitamin A 2 lần/năm.
Trẻ từ 24 đến 59tháng tuổi cần được uống thuốc tẩy giun 2 lần/năm. Thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường để phòng chống nhiễm giun, sán.
Phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai cần uống viên sắt/axit folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn.
Hãy đưa trẻ trong độ tuổi đi uống Vitamin A theo hướng dẫn của trạm y tế xã/phường.
Phấn đấu 100% trẻ em trong độ tuổi được uống vitamin A trong Ngày Vi chất dinh dưỡng Việc bổ sung vitamin A là rất cần thiết đối với sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Hằng năm, thông qua hai chiến dịch bổ sung vitamin A cho trẻ em trong độ tuổi trên toàn quốc, tỷ lệ trẻ em uống vitamin A thường xuyên được duy trì trên 98%. Vẫn còn trẻ suy dinh dưỡng thấp còi...