Chuyên gia chỉ cách ăn lành mạnh, khoa học
Bữa ăn lành mạnh, khoa học và chế độ luyện tập điều độ sẽ cho chúng ta một cơ thể tràn đầy năng lượng, phòng tránh bệnh tật, đặc biệt là trong đại dịch COVID-19 hiện nay.
Vậy đâu là bữa ăn lành mạnh, khoa học? Làm sao duy trì được bữa ăn lành mạnh này? Để tìm câu trả lời, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ThS.BS. Trần Khánh Vân, Phó trưởng khoa Vi chất dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
ThS.BS. Trần Khánh Vân.
Phóng viên: Xin BS. cho biết thế nào là bữa ăn lành mạnh?
ThS.BS. Trần Khánh Vân: Bữa ăn lành mạnh là bữa ăn có các loại thực phẩm lành mạnh cung cấp đầy đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng đa lượng và các vi chất dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể ở mức hợp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ăn đa dạng các loại thực phẩm, giảm ăn muối, đường và các chất béo no là các yếu tố cần thiết cho một chế độ ăn lành mạnh, giúp phòng chống các bệnh mạn tính không lây.
Ngoài ăn uống lành mạnh nhất thiết phải có các hoạt động thể lực hợp lý, duy trì lối sống năng động, khỏe mạnh.
Phóng viên: Một bữa ăn lành mạnh không thể thiếu được chất liệu để làm món ăn, đó là thực phẩm. Vậy BS. có thể chia sẻ thế nào là thực phẩm lành mạnh?
ThS.BS. Trần Khánh Vân: Thực phẩm lành mạnh là những thực phẩm có ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường, muối, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực phẩm lành mạnh có hàm lượng cao các loại vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng tự nhiên. Lựa chọn thực phẩm tươi ngon, mùa nào thức nấy, ăn chín, uống sôi, quá trình chế biến không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thực phẩm chúng ta ăn chia làm 2 loại chính, thực phẩm tự nhiên và thực phẩm chế biến sẵn. Phối hợp các thực phẩm để tạo ra chế độ ăn lành mạnh cho mỗi một cá thể tùy thuộc vào tình trạng dinh dưỡng, sinh lý và sức khỏe.
Có những thực phẩm lành mạnh nhưng sử dụng với số lượng, cách chế biến không phù hợp thì cũng không mang lại chế độ ăn lành mạnh. Ví dụ ăn chay nhưng ăn nhiều khoai tây chiên, cơm trắng, bánh mỳ trắng thì cũng không lành mạnh.
Với các thực phẩm qua chế biến, người sản xuất phải hạn chế sử dụng hoặc hạn chế làm gia tăng các thành phần “không lành mạnh” như muối, đường đơn, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, cần truyền thông nhằm hướng dẫn người tiêu dùng cách lựa chọn thực phẩm lành mạnh trên thị trường.
Phóng viên: Vai trò của bữa ăn lành mạnh, khoa học với sức khỏe như thế nào, đặc biệt là trong đại dịch COVID-19, thưa BS.?
ThS.BS. Trần Khánh Vân: Bữa ăn lành mạnh có vai trò quan trọng để cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu cơ thể, nâng cao sức đề kháng, điều hòa hệ miễn dịch. Điều này đặc biệt quan trọng trong thời dịch COVID-19.
COVID-19 là bệnh do virus gây ra, lây lan rất nhanh, chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu, nên việc nâng cao sức đề kháng để cơ thể có thể tự chống chọi với bệnh tật là rất cần thiết, bên cạnh các biện pháp hỗ trợ khác. Những người khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt sẽ ít bị lây nhiễm hơn và nếu có nhiễm virus thì biểu hiện bệnh thường nhẹ hơn, nhanh hồi phục hơn những người có sức khỏe yếu, đề kháng kém.
Việc lựa chọn thực phẩm có các chất dinh dưỡng đa dạng, phù hợp, có tỷ lệ cân đối giúp cho cơ thể khỏe mạnh, tạo nhiều yếu tố miễn dịch để nâng cao sức chống đỡ của cơ thể con người. Dinh dưỡng trong phòng chống COVID-19 chính là dinh dưỡng hợp lý theo nguyên tắc dinh dưỡng cho từng đối tượng.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý là quan trọng nhất, ăn đa dạng thực phẩm giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường miễn dịch chứ không phải là có một loại thực phẩm riêng biệt nào đó có tác dụng phòng ngừa COVID-19.
Tăng cường các thực phẩm có chứa các chất dinh dưỡng quan trọng giúp cải thiện và nâng cao hệ miễn dịch: Protein, omega-3, vitamin A, C, E, D, selen, sắt và kẽm.
Nên sử dụng các thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng bắt buộc theo Nghị định 09/2016/NĐ-CP ngày 28/1/2016 của Chính phủ: muối tăng cường I ốt, bột mỳ tăng cường chất sắt, kẽm, dầu thực vật tăng cường vitamin A.
Phóng viên: Đâu là tiêu chuẩn một bữa ăn lành mạnh, khoa học, thưa BS.?
ThS.BS. Trần Khánh Vân: Năm 2018, Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị một chế độ ăn lành mạnh cần có nhiều quả chín, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu đỗ, chất xơ, thức ăn nguồn động vật (thịt, cá, trứng, và sữa), hạn chế ăn muối, đường tự do, chất béo bão hòa, các thực phẩm chế biến sẵn và nước ngọt có đường.
Ăn uống lành mạnh đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm gồm nhóm bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và chất khoáng. Nuôi con bằng sữa mẹ là thực hành chế độ ăn uống lành mạnh bắt đầu sớm trong đời giúp trẻ tăng trưởng khỏe mạnh, cải thiện nhận thức có lợi ích sức khỏe lâu dài như giảm nguy cơ thừa cân, béo phì và giảm phát triển các bệnh mạn tính không lây sau này trong cuộc sống.
Lựa chọn thực phẩm lành mạnh để có sức khỏe dẻo dai, chống lại bệnh tật.
Phóng viên: Theo BS., trong đại dịch COVID-19, làm thế nào có thể duy trì được bữa ăn lành mạnh?
ThS.BS. Trần Khánh Vân: Trong đại dịch COVID-19, để duy trì bữa ăn lành mạnh cần thực hiện:
Ăn đủ số lượng thực phẩm: theo tháp dinh dưỡng, theo lứa tuổi của Viện Dinh dưỡng quốc gia, Bộ Y tế đã ban hành, chú trọng ăn đa dạng các loại thực phẩm.
Ăn đủ 3 bữa chính: có thể thêm 1-3 bữa phụ. Người mắc bệnh cần thực hiện đúng chế độ dinh dưỡng phù hợp bệnh lý theo sự tư vấn của cán bộ dinh dưỡng hoặc bác sỹ.
Uống đủ nước và đúng cách: Cơ thể hàng ngày cần khoảng 2-2,5 lít nước từ thực phẩm và đồ uống. Nhu cầu này phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể, hoạt động thể lực. Uống nước sạch, uống từ từ, từng ngụm nhỏ và chia đều trong ngày. Không uống nước ngọt thay nước lọc, hạn chế rượu, bia.
Nuôi con bằng sữa mẹ: từ khi sinh tới 6 tháng tuổi và tiếp tục cho bú tới 2 năm để cung cấp đủ chất dinh dưỡng, chất lỏng và miễn dịch thụ động cho trẻ trong 6 tháng đầu, giúp phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn, phòng chống thừa cân, béo phì và các bệnh không lây khác.
Ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm: Nhóm lương thực gồm có các loại bành mỳ, cơm, ngô, khoai… Sử dụng các loại đậu đỗ. Ăn thực phẩm nguồn động vật như thịt, cá, trứng, sữa… để cung cấp protein và các chất khoáng có giá trị sinh học cao. Ăn các loại thực phẩm tự nhiên (không chế biến sẵn), đa dạng giúp cơ thể có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Ăn nhiều rau xanh và quả chín: Ăn nhiều loại rau củ quả khác nhau, ít nhất 400 gam rau quả hàng ngày. Tránh nấu quá chín các loại rau củ quả làm mất vitamin. Ăn rau quả theo mùa (mùa nào thức nấy) vì rau tươi và quả chín là nguồn cung cấp các vitamin, chất khoáng, chất xơ, chất đạm thực vật, và các chất chống oxi hóa.
Sử dụng chất béo ở mức vừa phải: Nên dùng các loại dầu thực vật chưa bão hòa như dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ngô… thay cho mỡ động vật hoặc các loại dầu có chứa nhiều chất béo bão hòa. Nên hấp, luộc thức ăn thay vì chiên, xào, nướng. Lựa chọn sữa “gầy” và các chế phẩm ít béo từ sữa.
Hạn chế ăn đường: Ăn nhiều đường có nguy cơ thừa cân, béo phì, và sâu răng. Lượng đường ăn vào nên chỉ chiếm dưới 10% tổng năng lượng cần thiết cho nhu cầu cơ thể, và nếu có thể giảm xuống dưới 5%. Trong các bữa phụ, lưu ý ăn rau củ quả, không ăn các loại đồ ăn ngọt như bánh quy, bánh ngọt, sô cô la, hạn chế uống các loại đồ uống có đường, nước ngọt có ga, các dịch cô đặc, bột pha nước uống, nước uống năng lượng, trà và cà phê uống liền, sữa có đường.
Ăn giảm muối: Ăn ít hơn 5g/ngày để giảm nguy cơ bị các bệnh tăng huyết áp, tim mạch và đột quỵ. Hạn chế sử dụng muối và các gia vị có chứa nhiều muối (như nước mắm, nước tương). Không chấm thức ăn hoặc chấm nhẹ tay để giảm lượng muối tiêu thụ. Giảm tiêu thụ các thức ăn vặt chứa nhiều muối; Chọn các thực phẩm có hàm lượng muối thấp.
Ăn uống lành mạnh đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm gồm bột đường, nhóm chất đạm, món chất béo, nhóm vitamin và chất khoáng…
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn BS.!
Nguy cơ đột quỵ vì phòng đột quỵ không đúng cách
Đột quỵ là nỗi ám ảnh của nhiều người, thường là nguyên nhân của những cái chết đột ngột, hoặc để lại những di chứng nặng nề về thể xác và tinh thần của người may mắn sống sót.
Kiểm soát các yếu tố có thể kiểm soát được, duy trì lối sống lành mạnh để phòng nguy cơ đột quỵ - Ảnh minh họa: Thanh Huyền
Do đó, phòng đột quỵ được mọi người rất quan tâm, tuy nhiên không ít người nôn nóng làm theo lời đồn thiếu căn cứ. Chẳng những bệnh không giảm, mà còn gây hại cho sức khỏe vì phòng đột quỵ không đúng cách.
Đột quỵ, còn được gọi là tai biến mạch máu não, khi một phần của não bị mất nguồn cung cấp máu, phần cơ thể mà các tế bào não bị thiếu máu kiểm soát ngừng hoạt động. Không có ô-xy, các tế bào não và mô bị tổn thương và bắt đầu chết trong vòng vài phút. Đột quỵ xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ và chảy máu, hoặc khi có sự tắc nghẽn trong việc cung cấp máu cho não. Sự vỡ hoặc tắc nghẽn ngăn cản máu và ô-xy đến các mô của não.
Trong y học cổ truyền, đôt quy tương đương vơi thuật ngữ "trúng phong" được Trương Trọng Cảnh ghi trong sách Kim quỹ yếu lược và được dùng liên tục cho đến ngày nay: khởi bệnh nhanh, có thể làm cho người bệnh hôn mê bất tỉnh, bán thân bất toại, có khi mất tiếng, thường xảy ra ở người uống nhiều rượu, có bệnh nặng ở tạng phủ...
Có hai nhóm rủi ro đối với đột quỵ: có thể kiểm soát được và không kiểm soát được. Nhóm nguy cơ không thể kiểm soát được như: tuổi tác ngày càng tăng, tiền sử gia đình bị đột quỵ, trước đó đã từng bị đột quỵ, giới tính (nữ chết vì đột quỵ nhiều hơn nam) và dân tộc (người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha có nguy cơ cao hơn mức trung bình). Đối với việc phòng ngừa đột quỵ, mỗi người cần hiểu rõ các yếu tố nguy cơ có thể và không thể kiểm soát được. Từ đó, tăng cường việc điều chỉnh lên nhóm các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được.
Nhóm các yếu tố rủi ro gây đột quỵ có thể kiểm soát được, có những nguyên nhân phổ biến như: Huyết áp cao: làm hỏng mạch máu và là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ. Hút thuốc: gây tổn thương dần dần hệ thống tim mạch. Bệnh tiểu đường: có thể gây tổn thương các mạch máu trong não, đặc biệt là khi được kiểm soát kém.
Cholesterol cao - cholesterol LDL (xấu) cao và cholesterol HDL (tốt) thấp đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ đột quỵ. Ít hoạt động: tăng nguy cơ huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường và bệnh tim, tất cả đều làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Chế độ ăn uống nghèo nàn: quá nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, cholesterol và natri trong chế độ ăn uống của bạn làm tăng nguy cơ cholesterol cao và huyết áp cao. Thừa cân hoặc béo phì: tăng nguy cơ huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường và bệnh tim. Xơ cứng động mạch: mảng bám tích tụ trong động mạch, làm tăng nguy cơ tắc nghẽn dẫn đến đột quỵ. Những người bị rung nhĩ, bệnh mạch vành, suy tim sung huyết và bệnh cơ tim giãn nở (tim to) có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn. Sử dụng rượu quá nhiều: làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ xơ cứng động mạch.
Y hoc hiên đai va y hoc cô truyên đêu khuyên đê kiểm soát rủi ro đột quỵ có nghĩa là học cách sống lành mạnh hơn. Ăn uống lành mạnh, cân bằng và vân đông thường xuyên, tranh stress, nâng cao sưc khoe... đê cơ thê co đươc sư quân binh vê âm dương, tư đo co thể giúp giảm cac bênh ly dân đên đôt quy.
Về các bài thuốc đang lan truyền, như bài thuốc ngừa đột quỵ: 18 trái chuối sứ 1kg chanh 1kg đường phèn ngâm 14 ngày rồi uống sau bữa ăn hoăc tỏi chanh gừng mật ong giấm táo: y văn chưa ghi nhân bai thuôc nay. Bai thuôc nay co nhiêu đương va a-xít tư chanh se không tôt cho ngươi bênh tiêu đương va viêm loet da day, hơn nưa không co cơ chê bao vê cơ thê phong đôt quy theo y học hiện đại va y học cổ truyền.
Còn cac bai thuôc đăp long ban chân đê phong đôt quy, chi đăp một lân ca đơi se không bi đôt quy: cả y học cổ truyền cũng như y học hiện đại chưa có loại thuốc hay kỹ thuật can thiệp nào chỉ dùng một liều, một lần duy nhất có thể chữa khỏi hoàn toàn. Bai thuôc nay cung không thê tac đông vao cac yêu tô gây đôt quy như đa noi ơ trên thi không thê phong đôt quy đươc.
Tom lai, hay kiêm soat thât tôt cac yêu tô nguy cơ co thê kiêm soat đươc, cân thưc hiên kham đinh ky. Quan trong la cân co môt cuôc sông lanh manh vê thê chât va tinh thân. Hãy để thầy thuốc - những người được đào tạo và có kiến thức về y khoa chăm sóc cho sức khỏe, và mỗi người hãy trân trọng sức khỏe sinh mạng của mình, đừng tự ý phong va tri bênh theo những lời đồn thiếu căn cứ.
Có đúng uống sữa tăng nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư? Có không ít tin đồn cho rằng uống sữa gây nổi mụn, bệnh tim, thậm chí còn tăng nguy cơ mắc ung thư, điều này liệu có đúng? Sữa là thức uống rất quen thuộc, mọi người có thể uống sữa vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên từng có thời gian sữa bị nghi ngờ gây ra những bất...