Chuyên gia cảnh báo thường xuyên uống trà đặc dễ hỏng thận, hại dạ dày không kém rượu, bia
Trà xanh được coi là một trong những thức uống vàng, có tác dụng giải độc, tăng cường hệ miễn dịch và làm đẹp. Tuy nhiên, uống trà sai cách dẫn đến nhiều tác hại khôn lường đối với sức khỏe.
Bài viết có sự tư vấn của các chuyên gia:
- Bác sĩ Triệu Tiến Hỉ, trưởng Khoa Thận, Bệnh viện Đông Trực Môn thuộc Đại học Y khoa Bắc Kinh.
- Bác sĩ Trình Khang Lâm, trưởng Khoa Tim mạch, Bệnh viện số 6 thuộc Đại học Trung Sơn.
- Bác sĩ Lý Vinh Khoan, trưởng Khoa Nhiễm trùng , Bệnh viện số 2 thuộc Đại học y khoa Đại Liên.
Trung Quốc là quê hương của trà, trà đã tồn tại khoảng hơn 4700 năm. Theo y học Trung Quốc, mỗi ngày uống vài chén trà có thể phòng ngừa ung thư, sống trường thọ. Tuy nhiên nếu uống trà không đúng cách, đặc biệt là uống trà quá đặc, có thể gây bất lợi cho sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng.
Nếu uống trà đặc trong thời gian dài sẽ tác động như thế nào lên cơ thể?
1. Trà đặc phá hủy thận
Trà đặc chứa nhiều florua, thường xuyên uống trà đặc sẽ gây hại cho thận. Bởi vì thận là cơ quan chính để bài tiết chính florua, khi cơ thể hấp thụ nhiều florua vượt quá khả năng bài tiết của thận, nó sẽ khiến florua tích lũy trong cơ thể, và florua trong thận sẽ tăng lên đáng kể, gây ảnh hưởng đến thận.
Hầu hết mọi người đều có một quan niệm, chính là uống trà đặc có thể giải rượu, nhưng trên thực tế sau khi uống rượu, dùng trà là “thêm dầu vào lửa”. Bởi vì trong trà chứa theophylline có tác dụng lợi tiểu. Sau khi uống nhiều rượu, rượu chưa kịp phân giải đã hòa cùng với trà đi vào thận, gây tổn thương cho thận. Ngoài ra, trong trà cũng chứa các chất hình thành sỏi, người thường xuyên uống trà đặc cần phải chú ý bản thân có mắc sỏi thận hay không.
2. Trà đặc phá hủy dạ dày
Trong trà đặc chứa quá nhiều caffeine, theophylline,… sẽ kích thích các tế bào thành dạ dày, dần đến tăng tiết axit dạ dày quá mức. Theo thời gian, niêm mạc dạ dày sẽ bị kích thích và tổn thương, gây viêm, sung huyết, phù thũng, thậm chí là loét dạ dày, tổn thương đường tiêu hóa. Theo một cuộc khảo sát cho thấy khoảng 70% bệnh nhân bị loét dạ dày thường thích uống trà đặc. Ngoài ra, caffeine trong trà đặc cũng có thể gây nghiện và tạo thành một vòng luẩn quẩn.
3. Trà đặc phá hủy các mạch máu
Video đang HOT
Người già có mạch máu yếu, trà xanh nhạt có lợi trong việc điều trị tăng huyết áp, nhưng uống trà đặc có thể khiến đại não hưng phấn, gây bất an, mất ngủ và đánh trống ngực, từ đó khiến huyết áo tăng cao. Ngoài ra, tác dụng kích thích của caffeine có thể khiến tim đập nhanh, lưu lượng máu tăng nhanh và thở nhanh, dễ dẫn đến rối loạn nhịp tim, điều này gây bất lợi đối với bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành, nhịp tim nhanh.
Uống trà đặc sẽ làm tăng thể tích máu, đến một mức độ nhất định, nó cũng sẽ làm tăng gánh nặng tim và các triệu chứng suy tim. Uống trà đặc quá nhiều có thể gây tử vong cho bệnh nhân tim mạch và mạch máu não.
4. Trà đặc phá hủy xương
Hàm lượng lớn caffeine trong trà đặc không chỉ ức chế sự hấp thu canxi ở tá tràng, mà còn đẩy nhanh quá trình bài tiết canxi qua nước tiểu. Do tác dụng kép của ức chế hấp thu và tăng tốc bài tiết, dẫn đến thiếu canxi trong cơ thể, đặc biệt gây mất canxi trong xương, thời gian dài sẽ dẫn đến loãng xương, rất dễ bị gãy xương.
5. Trà đặc phá hủy giấc ngủ
Như chúng ta đã biết, trà chứa 2% đến 5% caffeine, và trà đặc chứa hàm lượng caffeine cao hơn. Một tách trà mạnh chứa khoảng 100mg caffeine. Caffein quá mức có thể gây hưng phấn thần kinh quá độ, dẫn đến mất ngủ.
6. Trà đặc phá hủy chất dinh dưỡng
Trà đặc cũng chứa axit tannic, có thể cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể, biểu hiện là thiếu máu do thiếu sắt, đồng thời còn có thể kết hợp với protein và vitamin B1 trong thực phẩm, gây táo bón. Các chuyên gia dinh dưỡng đã phát hiện ra rằng uống quá nhiều trà sẽ làm tăng lượng nước tiểu, gây mất các chất dinh dưỡng quan trọng như magiê và kali.
7. Trà đặc làm răng ố màu
Nếu nước trà nhạt có thể sẽ không gây ra tình trạng này, nhưng đối với trà đặc thì khác, nó sẽ làm răng ố màu, màu răng sẽ vàng hơn, vôi răng nhiều hơn, làm cho hàm răng mất đi vẻ mỹ quan, đồng thời còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Hà Vũ
Những thói quen 'phá tan nát' dạ dày, hầu như người Việt nào cũng mắc
Có những thói quen hàng ngày, được lặp đi lặp lại nhiều lần, tưởng chừng như vô hại nhưng lại đang dần "phá hủy" dạ dày của bạn. Thậm chí 'tàn sát' dần các bộ phận khác trong cơ thể.
Ảnh minh họa: Internet
Uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá
Thuốc lá không những gây hại cho hệ hô hấp mà còn làm hại đến dạ dày. Người hút thuốc quá nhiều sẽ càng dễ mắc bệnh viêm dạ dày.
Thành phần nicotin trong thuốc lá sẽ làm hại niêm mạc dạ dày do: thúc đẩy sự co thắt mạch máu, làm giảm sự cung cấp huyết dịch cho niêm mạc dạ dày; ức chế sự tổng hợp Prostaglandin có vai trò bảo vệ phục hồi niêm mạc dạ dày; ảnh hưởng đến chức năng làm rỗng của dạ dày, dễ gây ra chảy mật ngược trong dạ dày làm tổn hại niêm mạc dạ dày; thúc đẩy sự bài tiết axít và pepsin trực tiếp ăn mòn niêm mạc dạ dày.
Uống nhiều rượu không chỉ làm hại gan, khiến da bị mất nước, giết chết tế bào não mà còn gây hại trực tiếp đến niêm mạc dạ dày, khiến niêm mạc dạ dày bị viêm, loét hoặc xuất huyết. Ngoài ra, uống rượu còn làm chậm quá trình khỏi của bệnh loét dạ dày.
Lạm dụng thuốc
Có nhiều loại thuốc có thể gây tai biến ở dạ dày nếu ta sử dụng không đúng. Đáng ngại hơn cả là các hormon vỏ thượng thận loại corticoid (có nhiều loại biệt dược khác nhau) và các thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid (viết tắt là NSAID) như: aspirin, diclofenac, indomethacin, piroxicam...
Trên thực tế, các thuốc NSAID được dùng rất phổ biến, người dân có thể tự ý mua về dùng. Một trong những tác dụng phụ thường gặp do nhóm thuốc này gây ra là loét dạ dày - tá tràng, chảy máu dạ dày. Các thuốc corticoid có thể gây thủng dạ dày. Các NSAID đều có đặc tính chung là các dẫn chất acid có độ tan kém. Các dẫn chất này khi ở trong môi trường acid của dạ dày lại rất khó tan, sẽ kết tụ thành từng đám trong dạ dày, tinh thể acid trong dạ dày sẽ kích thích trực tiếp gây loét.
Ảnh minh họa: Internet
Ăn quá nhiều vào buổi tối và ăn đêm
Nhiều người có thói quen ăn thật nhiều trước khi đi ngủ, việc này sẽ khiến hệ tiêu hóa dễ dàng bị suy yếu do phải làm việc quá tải vào thời gian lẽ ra phải được nghỉ ngơi.
Bởi, việc ăn đêm sẽ ép dạ dày làm việc quá tải, khiến dịch vị dạ dày tiết ra quá mức gây ăn mòn niêm mạc dạ dày. Lâu dần điều này sẽ dẫn đến viêm, loét dạ dày.
Mọi người cũng đừng nghĩ rằng, ăn các món dễ tiêu hóa như: sữa, hoa quả...trước khi đi ngủ sẽ không gây hại dạ dày. Bất cứ loại thực phẩm nào cũng có thể làm hỏng dạ dày. Vì thành phần protein có trong thực phẩm sẽ kích thích quá trình tiết axit và dịch vị trong dạ dày. Thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết sẽ phân hủy và lên men trong dạ dày, dẫn tới đầy bụng và đau dạ dày.
Ăn quá nhanh
Theo các chuyên gia, thói quen ăn quá nhanh, khiến nước bọt chưa tiết đủ glycoprotein và enzym amylase để nghiền nhuyễn, chuyển hóa và tiêu hóa thức ăn sẽ khiến thức ăn không được tiêu hóa kỹ ở khoang miệng, trực tiếp chuyển đến dạ dày khi vẫn ở dạng thô để tiêu hóa tiếp. Điều này sẽ trực tiếp làm hại niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày, làm mệt mỏi cơ bắp dạ dày và giảm nhu động dạ dày.
Ảnh minh họa: Internet
Vừa ăn vừa làm việc
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bạn ăn trong khi đang làm việc hoặc xem tivi thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác. Khi làm việc nhất là làm việc trí não vì máu phải tập trung lên não nhiều để phục vụ cho các hoạt động khiến cho chức năng tiêu hoá bị giảm đi ảnh hưởng đến các cơ quan tiêu hoá và dạ dày.
Ăn nhiều món ăn chua, cay
Theo các chuyên gia sức khỏe, sở thích ăn nhiều đồ chua, ăn ngay cả khi còn đối bụng là thói quen có thể nhanh chóng phá hủy niêm mạc dạ dày của bạn vì các đồ ăn, đồ uống có vị chua là môi trường acid. Nếu ăn quá nhiều đồ chua sẽ làm tăng acid dịch vị dạ dày gây phá hủy niêm mạc, tổn hại dạ dày.
Ngoài ra, sở thích ăn các thực phẩm cay nóng cũng vô cùng gây hại cho dạ dày, nó sẽ gây ức chế sự tạo thành của chất nhầy niêm mạc, đồng thời kích thích tiết ra nhiều acid dịch vị có khả năng làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Do đó, tốt nhất bạn hãy tránh xa các thực phẩm cay nhiều ớt, tiêu để dạ dày được bảo vệ tốt hơn.
Ảnh minh họa: Internet
Bỏ bữa sáng, ăn không đúng bữa
Sự bài tiết dịch vị ở dạ dày có "thời gian biểu" nhất định. Vì lý do nào đó mà bạn bỏ bữa, chỉ đến khi thấy bụng sôi sùng sục mới vội ăn thật nhiều để xua tan cơn đói là một trong những nguyên nhân làm tổn hại đến sức khỏe dạ dày. Ăn vặt nhiều quên bữa chính hay thời gian giữa các bữa ăn không cố định chính là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Đến một giờ cố định, dạ dày theo thói quen sẽ tiết axit để tiêu hóa thức ăn. Nếu không bổ sung thức ăn kịp thời, lượng axit sản sinh sẽ "phản lại" chính chủ nhân của mình, từ đó gây ra căn bệnh viêm loét dạ dày thường gặp.
Không nhai kỹ khi ăn
Việc nhai không kỹ khi ăn sẽ khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn bình thường để tiêu hoá thức ăn. Thói quen xấu này thường xuyên lặp lại như vậy sẽ khiến chức năng dạ dày bị suy giảm và là nguyên nhân của những cơn đau dạ dày.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Làm gì khi bị rối loạn giấc ngủ Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngủ giúp cơ thể hồi phục sau một ngày dài căng thẳng, sửa chữa các thương tổn, phục hồi và bảo dưỡng các chức năng sinh lý của cơ thể. Nên nếu bị mất ngủ lâu ngày sẽ sinh ra những bệnh không mong muốn, trong đó có rối loạn giấc ngủ. Ảnh minh họa Hiện...