Chuyện đằng sau ngôi sao Michelin được các đầu bếp danh giá mơ ước
Đầu bếp Andrew Wong ví việc được trao sao Michelin giống như vừa cưới vợ còn Gordon Ramsay bật khóc vì nhà hàng bị tước danh hiệu.
Những con đường rải sỏi và các tòa nhà xây bằng đá nham thạch của Clermont-Ferrand (Pháp) trông khá kỳ lạ. Nhưng chính thành phố nhỏ này đã góp phần thay đổi ngành du lịch thế giới, từ một sự kiện nghe có vẻ không liên quan. Vào năm 1889, anh em Andre và Edouard Michelin đã thành lập công ty lốp xe ở đó.
Họ là những nhân vật có tầm nhìn và ảnh hưởng lớn nhất của Pháp, đứng ngang hàng với kỹ sư Gustave Eiffel, nhà thiết kế thời trang Coco Chanel và nhà tiên phong của ngành hàng không Louis Bleriot.
Thành phố nhỏ Clermont-Ferrand là nơi khai sinh ra ngôi sao Michelin. Ảnh: Lejournaldeleco.
Lớn lên ở Clermont-Ferrand, hai thanh niên đã đặt ra mục tiêu cứu hoạt động kinh doanh đang đi xuống của ông nội, và cuối cùng họ đã đi xa hơn cả mong đợi. Họ đưa ra các cải tiến về lốp xe như lốp xe đạp có thể tháo rời cho đến lốp cao su của tàu hỏa, giúp việc di chuyển trở nên dễ dàng và tiết kiệm hơn bao giờ hết.
Cặp anh em nổi tiếng đã không chỉ thay đổi nền giao thông hiện đại mà còn xây dựng được một giải thưởng danh giá nhất của thế giới ẩm thực: sao Michelin được trao cho những nhà hàng tốt nhất.
Họ đã nỗ lực để từ “Michelin” không chỉ gắn với lốp xe mà còn là một biểu tượng về du lịch và ẩm thực. Một trong những chiến lược thông minh nhất của công ty là làm nổi bật những món ăn đáng để thử khi đi du lịch.
Công ty Michelin bắt đầu sản xuất sách Hướng dẫn du lịch vào năm 1900, bắt đầu với những chỉ dẫn đơn giản về các địa danh ở Pháp, bản đồ, cách thay lốp xe, nhà hàng xung quanh. Sách được tặng miễn phí cho tài xế. Từ đó đến nay, những cuốn sách này đã lôi cuốn vô số lái xe đi vòng quanh nước Pháp, khám phá các nhà hàng hấp dẫn, thậm chí phải đi qua đêm để hoàn thành chuyến đi. Đây là kế hoạch khéo léo để khuyến khích những chặng đường dài hơn bằng xe hơi.
Cuốn cẩm nang du lịch của Michelin là đồng hành của người yêu thích ẩm thực. Ảnh: Michelin.
Đến năm 1926, công ty xuất bản cuốn Hướng dẫn du lịch toàn diện hơn với trọng tâm mới về ẩm thực. Số lượng người sử dụng sách tăng vọt nhờ vào các đánh giá đáng tin cậy của những thực khách bí mật. Ngày nay, hệ thống xếp hạng sao Michelin nổi tiếng được ví như “giải Oscar của ẩm thực”. Ngôi sao này là đích đến của các đầu bếp tham vọng khắp thế giới.
Tuy nhiên, vị thế của Michelin như một “nhà độc tài của hương vị” dần trở nên gây tranh cãi với những áp lực đôi khi trở thành cực đoan. Sao Michelin có sức mạnh gây dựng và phá hủy trong ngành ẩm thực. Việc đạt được hoặc mất đi một ngôi sao trở nên quan trọng hơn. Đầu bếp người Anh, Andrew Wong, so sánh việc được trao tặng một ngôi sao Michelin giống như vừa kết hôn hay Gordon Ramsay tiết lộ đã khóc khi một nhà hàng của ông bị tước đi 2 sao.
Video đang HOT
Bà Jay Fai, chủ một nhà hàng ở Bangkok (Thái Lan) nhận sao Michelin. Ảnh: Twitter.
Di sản của nhà Michelin cho đến nay vẫn tiếp tục là niềm tự hào to lớn của những người dân sống ở Clermont-Ferrand. Với kiến trúc và địa chất đặc biệt, thành phố với khoảng 145.000 người ở vùng Auvergne-Rhone-Alpes cũng là nơi có nhiều điều đáng để khám phá. Dù là một thành phố công nghiệp, Clermont-Ferrand sở hữu một khung cảnh thôn dã với vùng đồng bằng Limagne được bao quanh bởi dãy núi lửa Chaine des Puys.
Địa điểm có tên trong danh sách Di sản Thế giới của UNESCO vào năm 2018 có tới 80 ngọn đồi núi là những gì còn lại của các núi lửa đã tắt hơn 7.000 năm trước. Ngọn núi Puy de Dome nổi tiếng nhất cao đến 1.465 m.
Du khách cũng không cần phải đi quá xa khỏi trung tâm thành phố để tìm hiểu về lịch sử và di sản Michelin. Bảo tàng L’Aventure Michelin (Cuộc phiêu lưu Michelin) với phòng trưng bày tương tác được đặt trong một tòa nhà hơn 100 năm tuổi. Từ khi khánh thành vào năm 2009, bảo tàng đã có 600.000 khách ghé thăm.
“Michelin có mặt ở khắp mọi nơi. Nhiều gia đình vẫn gắn bó công việc với công ty, thậm chí từ thời ông bà hoặc cha mẹ. Công ty vẫn rất gắn bó với khu vực”, Ghislaine Borie, người làm việc cho Phòng Du lịch Auvergne-Rhône-Alpes, khẳng định.
Trường Đặng
Theo VNE
Skirt suit y phục của những người phụ nữ "quyền lực" đã trở lại đầy thuyết phục
Coco Chanel giới thiệu skirt suit vào năm 1914 và sự quay lại của skirt suit năm 2018 trên sàn diễn thời trang là xu hướng đáng chú ý.
Skirt suit là thuật ngữ Tiếng Anh chỉ bộ trang phục gồm áo vest kết hợp với chân váy bút chì. Skirt suit được đánh giá là chuẩn mực trong môi trường làm việc chuyên nghiệp và mang thông điệp ngầm về người phụ nữ.
Lịch sử của skirt suit (váy âu phục) gắn liền với hình ảnh của nữ Thủ tướng Anh Margaret Thatcher, hình ảnh nữ nhân vật cá tính trong các bộ phim đen trắng Hollywood thập niên 30, 40 hay bộ đồ hồng của Jackie Kennedy mặc bên cạnh chồng giờ phút cuối tại Dallas năm 1963.
Sự xuất hiện trở lại của skirt suit trong các bộ sưu tập của các nhà thiết kế gắn liền với câu chuyện nữ quyền trong thời trang năm 2018.
SKIRT SUIT VÀ "BÀ ĐẦM THÉP"
Skirt suit gắn liền với Margaret Thatcher, "Bà đầm thép", nữ thủ tướng Anh đầu tiên giai đoạn 1973 -1990. Trong thời gian đương nhiệm trên chính trường, Thatcher để lại dấu ấn với trang sức ngọc trai, túi xách và bộ skirt suit Tory màu xanh đậm để hiện diện trước công chúng và đối thoại với các nam chính khách khác. Skirt suit giúp Thatcher vừa nữ tính nhưng cũng đầy mạnh mẽ.
"Bà đầm thép" Margaret Thatcher trên chính trường gắn liền với những bộ skirt suit. (Ảnh: The Independent)
Được coi là chuẩn mực của trang phục trang trọng, skirt suit mang vẻ lịch thiệp được yêu thích bởi nhiều nữ chính khách, doanh nhân, nữ giới trong các ngành nghề đòi hỏi khắt khe trong hiện diện như ngân hàng, tòa án. Trang phục này cũng là sự lựa chọn quen thuộc của Nữ hoàng Anh Elizabeth II hay thủ tướng Anh Theresa May như một thông điệp ngầm về cá nhân.
SKIRT SUIT TRÊN MÀN ẢNH
Mang thông điệp về sự độc lập, tự chủ, váy âu phục đã trở thành đồng phục trong các bộ phim đen trắng thập niên 30, 40. Một ví dụ điển hình là Lauren Bacall trong bộ skirt suit đã thu hút Humphrey Bogart trong bộ phim The Big Sleep.
Lauren Bacall trong bộ skirt suit đã thu hút Humphrey Bogart trong bộ phim The Big Sleep. (Nguồn: Getty Images)
Đạo diễn huyền thoại Alfred Hitchcock đặc biệt yêu thích việc phối hợp váy âu phục cho các nữ nhân vật trong các bộ phim của mình, từ Marlene Dietrich trong bộ phim Stage Fright năm 1950 hay Tippi Herden trong The Birds năm 1963. Nữ diễn viên Marlene Dietrich nổi tiếng với vẻ mạnh mẽ lạnh lùng mà những bộ skirt suit có thể tôn lên thần thái đặc biệt ấy. Ở một phong cách khác, thiết kế skirt suit tartan màu vàng còn có thể mang đến vẻ tinh nghịch khi được mặc bởi Cher Horowitz trong bộ phim Clueless năm 1955.
Thời hiện đại, váy âu phục được tái hiện trong chuỗi phim dài tập Suits với hình ảnh nữ nhân vật Jessica Pearson - người đứng đầu hãng luật đặc biệt quyền lực và quyết đoán trong các thiết kế đơn sắc.
SỰ TRỞ LẠI CỦA SKIRT SUIT TRONG BỘ SƯU TẬP CỦA CÁC NHÀ THIẾT KẾ
Năm 2018, skirt suit xuất hiện trong bộ sưu tập của các nhà thiết kế với nhiều phong cách khác nhau. Chanel nổi tiếng với các thiết kế bằng vải tweed vừa nữ tính vừa mạnh mẽ đã trở thành di sản. Bản thân Coco Chanel là một người phụ nữ mạnh mẽ, táo bạo, luôn có những ý tưởng đột phá. Coco Chanel đã lược bỏ những chi tiết thừa trên quần áo nữ giới và mượn cảm hứng từ quần áo nam giới để sáng tạo nên áo khoác tweed để giải phóng cơ thể phụ nữ. Skirt suit được Chanel lần đầu giới thiệu vào năm 1914.
Skirt suit ánh kim của Chanel trong bộ sưu tập Thu - Đông 2018/2019 (Nguồn: Chanel)
Erdem lấy cảm hứng từ Adele Astaire, nghệ sĩ múa người Mỹ, người sau này trở thành quý tộc Anh, một người phụ nữ với cá tính rất đặc biệt cho bộ sưu tập Thu - Đông 2018. Skirt suit của Erdem - nhà mốt nổi tiếng với phong cách nữ tính được biến tấu với chi tiết kẻ sọc hoặc họa tiết hoa lớn trên áo đen kết hợp với chân váy rủ mềm mại.
Skirt suit của Erdem - nhà mốt nổi tiếng với vẻ nữ tính mềm mại (Nguồn: Erdem)
Louis Vuitton, Gucci, Dior, Moschino, Eudon Choi, Calvin Klein cũng đã giới thiệu nhiều thiết kế đặc sắc. Moschino lấy hình tượng của Jackie Kennedy đi kèm với mũ hộp hay Louis Vuitton với chi tiết thắt eo và ánh kim nổi bật. Eudon Choi nổi bật với thiết kế với hai hàng khuy (double-breasted) chuẩn mực hay Calvin Klein với sự tái cấu trúc, bất đối xứng, đem đến sự phức tạp cho các thiết kế.
Skirt suit hồng của thương hiệu Ý Gucci kết hợp vải tweed với chất liệu sequin tạo nên sự lấp lánh (Nguồn: Gucci)
NHẬN ĐỊNH VỀ SỰ TRỞ LẠI CỦA SKIRT SUIT
Có những ý kiến trái chiều về sự trở lại của skirt suit đến từ chính những người phụ nữ trong các ngành nghề đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao. Sophie Walker, người đứng đầu đảng Bình Đẳng Nữ giới cho rằng: "Bạn đang cố gắng mặc trông nam tính hơn nhưng vẫn giữ được vẻ nữ tính; là cố gắng để trông chuyên nghiệp và được chấp nhận trong môi trường làm việc do nam giới chi phối", trong khi ý kiến khác cho rằng skirt suit đem đến sự tự do trong thể hiện bản thân.
Nhà thiết kế Eudon Choi thật sự bị thu hút bởi vẻ đẹp quyền lực, hoài cổ mà trang phục mang lại: "Chúng ta thích vẻ đẹp lạ lẫm và một chút gì đó thật tươi mới. Đó là Lauren Hutton hay Meryl Streep - quyền lực, tri thức và phức tạp".
Giám đốc toàn cầu phụ trách thu mua của Net-a-porter, Elizabeth von der Goltz nhìn nhận tích sự trở lại của skirt suit. Việc trang phục quay trở lại trên BST của các nhà thiết kế giúp hồi sinh kỹ thuật may đo tinh tế. Sự đón nhận váy âu phục thể hiện người phụ nữ ngày càng nắm giữ vai trò nổi bật trên thương trường và xã hội: "Chúng ta may mắn được sống trong thời đại nơi người phụ nữ là những nhà lãnh đạo, được truyền cảm hứng để nắm các quyết định quan trọng. Đối với tôi, xu hướng này thật sự đáng chú ý".
Skirt suit của thương hiệu Anhm Eudon Choi với hai hàng cúc mang vẻ quyền lực hoài cổ (Nguồn: Eudon Choi)
Theo von der Goltz, skirt suit không chỉ mang ý nghĩa về bộ trang phục trang trọng chốn công sở. Trang phục tưởng chừng đứng đắn có thể biến tấu dưới nhiều phong cách khi kết hợp cùng áo và phụ kiện to bản hoặc với áo ngắn tay và giày tập và mặc linh hoạt 24/7 ở nhiều môi trường. Sự hồi sinh của váy âu phục không chỉ tái hiện lại chuẩn mực xưa mà còn đem đến thế giới thời trang sự đa dạng và mở rộng lựa chọn về phong cách, tính cách.
Theo elle.vn
Cách thức định hình phong cách cá nhân qua 6 bước đơn giản Trong thời trang, việc tìm ra phong cách cá nhân là điều quan trọng nhất nhưng cũng khó khăn nhất. Làm thế nào để đạt được điều đó? Hàng ngày, bạn bị ảnh hưởng rất nhiều bởi xu hướng, cách ăn mặc của những người nổi tiếng, bởi những người xung quanh bạn và những điều họ nghĩ, cũng như các phương tiện...