Chuyện ‘3 bằng đại học vẫn thất nghiệp’: Hai vấn đề cần nói rõ

Theo dõi VGT trên

TS Hoàng Ngọc Vinh cho rằng rất cần phát triển hài hòa cả giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệpgiáo dục đại học vì nguồn lực con người và sự sáng tạo của con người Việt Nam là vô tận.

LTS: Câu chuyện “Học đại học để làm gì” một lần nữa lại trở nên “ nóng” khi ĐBQH Bùi Sỹ Lợi đưa ra quan điểm: “Không thể nói trường nghề không được dạy văn hóa. Nói như vậy là sai tinh thần của Nghị quyết Trung ương. Nghị quyết Trung ương nhấn mạnh phân luồng giáo dục. Trong đó phân luồng sau THCS (phân luồng ở giai đoạn đầu tiên) có ít nhất 30% học sinh đi học nghề, còn 70% học tiếp lên bậc THPT. Sau khi học nghề, học sinh vừa có bằng nghề vừa có bằng văn hóa. Tại sao lại ngăn cấm? Hết THPT thì 70% đi học nghề và chỉ 30% đại học thôi”.

Gửi đến VietNamNet, TS. Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng, Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT) cho rằng có đôi điều cần trao đổi thêm. Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.

Chuyện 3 bằng đại học vẫn thất nghiệp: Hai vấn đề cần nói rõ - Hình 1

TS Hoàng Ngọc Vinh

Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và Luật Giáo dục 2019, các trường trung cấp, cao đẳng được tổ chức giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT và cấp giấy chứng nhận đạt yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa THPT. Giấy chứng nhận này được học lên trình độ cao hơn của giáo dục nghề nghiệp.

Cụ thể, công văn số 2691/BGDĐT-GDĐH ngày 23/6/2017 và công văn số 4656/BGDĐT-GDTrH đã khẳng định rõ:” Thống nhất với đề nghị của Bộ LĐTBXH để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đảm bảo đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đáp ứng theo quy định của Luật Giáo dục 2019 thực hiện giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông cho học sinh có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở theo học trình độ trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp”.

Như vậy không hề có việc không cho các trường nghề dạy các môn văn hóa.

Vấn đề ở đây là một số trường nghề vừa muốn cho học sinh vừa có bằng nghề vừa có bằng tốt nghiệp THPT nên rất vướng bởi một số lý do.

Một là luật hiện hành chỉ cho phép học sinh trường nghề học đủ khối lượng các môn văn hóa theo quy định của Bộ GD-ĐT và được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT mà không phải học văn hóa trong trường nghề để thi tốt nghiệp THPT.

Luật Giáo dục 2019 quy định chỉ có các Trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) mới có chức năng thực hiện Chương trình GDTX cấp THPT và cấp giấy chứng nhận hoàn thành Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT). Bởi để nhận được một tấm bằng tốt nghiệp ở một trình độ nào đó người học và cơ sở giáo dục phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau đây:

1. Đạt được chuẩn đầu ra của chương trình do cơ quan quản lý quy định.

2. Thời lượng học tập phải đáp ứng.

3. Chương trình giáo dục ( thiết kế nội dung và tổ chức thực hiện) phải đáp ứng được yêu cầu của chuẩn đầu ra.

Video đang HOT

4. Chất lượng, độ tin cậy kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập và thi cuối khoá.

5. Chịu sự thanh tra của cơ quan quản lý về tuyển sinh, thực hiện chương trình và tuân thủ qui chế đào tạo.

6. Đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng do cơ quan quản lý qui định (cơ sở vật chất, tiêu chuẩn đội ngũ thầy cô, tài chính…).

Nhưng các cơ sở GDNN ở địa phương lại chịu sự quản lý của Sở LĐ-TB&XH, không phải là cơ quan quản lý về GDPT. Vì vậy, tôi nghĩ cần đưa ra kiến giải chỗ này để đảm bảo thực thi đúng Luật và nâng cao hiệu quả quản lý.

“Thâm canh” giáo dục?

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi có nói:”… Sau khi học nghề, học sinh vừa có bằng nghề vừa có bằng văn hóa. Tại sao lại ngăn cấm?”.

Tôi từng có 16 năm làm việc trong lĩnh vực GDNN, tham gia xây dựng chính sách GDNN ở Việt Nam và ở khu vực ASEAN, cũng biết nhiều về thực tế GDNN trên thế giới nhưng không đâu như ở Việt Nam. Chúng ta đào tạo người học sau lớp 9 (Điều 33 khoản 2) chỉ cần một năm hoặc hai năm rồi cấp bằng trung cấp theo Luật GDNN. Luật này với chỉ có 55,3% đại biểu thông qua có lẽ là tỉ lệ thấp nhất trong lịch sử làm Luật của QH mà tôi biết.

Mục tiêu đào tạo trung cấp ghi trong Luật chỉ vỏn vẹn có vài dòng tại Điều 4, khoản 2: “Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm”.

Với một mục tiêu duy nhất như vậy mà có đến 3 khung thời gian đào tạo chắc chỉ có ở Việt Nam.

Mặt khác, chỉ học mỗi chương trình GDTX (khoảng 7,8 môn học) học sinh phải mất 3 năm trời vất vả mà có địa phương tỷ lệ đỗ tốt nghiệp còn dưới 25%.

Vậy liệu người học nghề có thể học một lúc hai văn bằng trong khung thời gian là 3 năm?. Điều này rất phản sư phạm vì gây ra sự quá tải cho người học. Nhìn sang Trung Quốc, học sinh phải mất 4 năm mới có thể nhận được cả bằng tốt nghiệp THPT và trung cấp nghề. Trong giáo dục không thể thâm canh tăng năng suất được trừ khi có giải pháp công nghệ đột phá.

Tôi rất tiếc là nhiều người đã không thể giải thích cho xã hội hiểu rằng bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp 9 3 là đủ để học đại học và có thể là điều kiện để làm việc ở trong và nước ngoài, được công nhận ở trình độ cấp trung học như hầu hết các quốc gia khác từ châu Âu qua châu Á và Mỹ.

Thứ ba, một cơ sở GDNN ra đời và hoạt động theo sứ mệnh của mình là đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp. Nếu có dạy các môn văn hóa là để phục vụ cho sứ mệnh trên mà không phải là để dạy và cấp bằng tốt nghiệp THPT thì lại sai mất sứ mạng của mình là đào tạo nghề.

Cần phát triển hài hòa

Vấn đề thứ hai, “… Học đại học nhiều để làm gì? Có những 3 bằng đại học nhưng vẫn thất nghiệp là một hiện thực của Việt Nam”.

Tôi biết không có quốc gia nào muốn đổi mới sáng tạo mà không phát triển GDĐH. Nguyên nhân của thất nghiệp không phải chỉ do đào tạo. Những vấn đề về thể chế thị trường và nhu cầu nhân lực, điều kiện kinh tế, văn hóa…cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến thất nghiệp.

Tôi cho rằng, GDĐH Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm cũng như GDNN để nâng tầm chất lượng nhân lực của Việt Nam. Tuy vậy, thực chất cả hệ thống GDĐH đã đạt được những thành tựu đáng kể nhờ sự chỉ đạo của Chính phủ nhiều cơ chế mới ban hành gỡ bỏ những rào cản phát triển GDĐH. Tôi đang nhìn thấy sự chuyển động tích cực của GDĐH trong mấy năm qua nhờ sự chỉ đạo đúng đắn của Chính phủ.

Mặt khác, trong cơ cấu trình độ nhân lực ở nước ta, lao động chưa có có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn rất cao trên 78%, lao động có trình độ từ ĐH trở lên khoảng trên 13%. Như vậy, vừa phải tăng cường đào tạo kỹ năng nghề vừa phải phát triển GDĐH có chất lượng nhiều hơn nữa thay vì đặt câu hỏi “…học để đại học nhiều để làm gì”.

Không ai muốn Việt Nam trở thành công xưởng sản xuất của thế giới dựa trên chi phí lao động cơ bắp. Trong khi cả quốc gia đang phải chuyển đổi số khẩn trương, quyết liệt thì không có cách nào hơn là phải phát triển GDĐH để phù hợp với tình hình mới.

Tài nguyên thiên nhiên rồi sẽ cạn kiệt, chỉ có nguồn lực con người và sự sáng tạo của con người là vô tận. Vì thế rất cần phát triển hài hòa cả GDPT, GDNN và GDĐH mà không nên “nhất bên trọng nhất bên khinh”, tránh làm “méo mó” hình ảnh GDĐH cũng như GDNN ở Việt Nam hiện nay.

ĐBQH gây bão vì phát ngôn 'có 3 bằng đại học nhưng vẫn thất nghiệp...'

Phát biểu "có những 3 bằng đại học nhưng vẫn thất nghiệp là một hiện thực của Việt Nam" của đại biểu quốc hội Bùi Sỹ Lợi mới đây đã gây nhiều tranh cãi.

"Không thể nói trường nghề không được dạy văn hóa. Nói như vậy là sai tinh thần của Nghị quyết trung ương. Nghị quyết Trung ương nhấn mạnh phân luồng giáo dục. Trong đó phân luồng sau THCS (phân luồng ở giai đoạn đầu tiên) có ít nhất 30% học sinh đi học nghề còn 70% học tiếp lên bậc THPT.

Sau khi học nghề, học sinh vừa có bằng nghề vừa có bằng văn hóa. Tại sao lại ngăn cấm? Hết THPT thì 70% đi học nghề và chỉ 30% đại học thôi. Học đại học nhiều để làm gì? Có những 3 bằng đại học nhưng vẫn thất nghiệp là một hiện thực của Việt Nam".

Phát biểu của ông Bùi Sỹ Lợi hôm 11/4 được trích dẫn trên một số tờ báo khi đóng góp ý kiến tại tọa đàm khoa học: 'Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045'.

Cần có dữ liệu, nghiên cứu cụ thể

TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng, Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT), cho rằng đây là nhận định không cẩn trọng, thậm chí còn vô tình làm méo mó chính sách về phát triển nhân lực chất lượng cao vẫn là 1 trong 3 đột phá chiến lược của quốc gia trong thập kỷ tới.

"Nói người có 3 bằng đại học thì đây có phải là số đông hay không, hay ở 1, 2 người cụ thể nào đó. Rồi thì người ấy tốt nghiệp ngành gì, trường nào, ở đâu, cần chỉ ra cụ thể chứ không nên nói thế để dư luận nhìn bức tranh giáo dục đại học xám ngoét và tô hồng cho hệ thống khác" - ông Vinh gay gắt.

Th.S Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cùng chung nhận định. Theo ông Sơn, nếu có 3 bằng đại học mà vẫn thất nghiệp thì phải xem lại người học là ai, và có bao nhiêu người có 3 bằng đại học mà vẫn bị thất nghiệp.

ĐBQH gây bão vì phát ngôn có 3 bằng đại học nhưng vẫn thất nghiệp... - Hình 1

Ông Sơn cho rằng, học cái gì là tùy lựa chọn của mỗi người. Học nghề cũng tốt nhưng không phải học nghề là hoàn toàn tốt. Học đại học cũng tốt nhưng không phải trường nào cũng tốt. Vì vậy, nên nhìn nhận khách quan.

Đồng ý với 2 quan điểm này, một giảng viên ĐH phía Nam đặt câu hỏi, ông Hồ Sỹ Lợi nói "có những 3 bằng đại học nhưng vẫn thất nghiệp là một hiện thực của Việt Nam" dựa trên số liệu, nghiên cứu nào?

"Dù 1 bằng hay có 10 bằng đại học, nếu người học không nỗ lực vươn lên, nắm bắt cơ hội mà thụ động chờ đợi thì thất nghiệp là bình thường"- ông nói.

TS Trần Đình Lý, Hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, thẳng thắn "không nên lấy sự cá biệt để tung hô thành điều phổ biến.

"Hãy xem có tỷ lệ bao nhiêu người có 3 bằng đại học trên tổng số có trình độ đại học? Hãy xem có bao nhiêu người thất nghiệp/tổng số người có 3 bằng đại học? Hãy xem bằng thứ 2, thứ 3 của họ là gì? Và phải xem bằng thứ 2, thứ 3 có bao nhiêu ngoại ngữ, tin học - công cụ hỗ trợ cho chuyên môn chính của họ hoặc ngành nằm trong quy định bắt buộc để chuẩn hoá chuyên môn hoặc quản lý"- ông Lý cho hay

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM đề nghị ông Lợi cần có các số liệu, dữ liệu hết sức căn cơ trước khi phát biểu bởi ông là đại diện tiếng nói người dân.

Nếu không có kĩ năng mềm đều có thể thất nghiệp

Theo ông Hoàng Ngọc Vinh, phải nhìn thấy rằng trong cơ cấu trình độ đại học trở lên của lao động trong độ tuổi ở Việt Nam hiện nay mới chiếm khoảng trên 13% - tức còn thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia công nghiệp khác (ít nhất phải từ 25% trở lên).

"Giáo dục đại học vẫn phải phát triển quy mô nhiều hơn nữa trên cơ sở đảm bảo chất lượng nếu Việt Nam không muốn làm công xưởng của thế giới" - ông Vinh đưa ra quan điểm.

PGS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM nhấn mạnh: "Không phải bằng đại học mang lại việc làm mà là chất lượng đào tạo và năng lực của người học.

Hiện nay có hàng trăm trường ĐH, trong có trường chất lượng tốt, có trường chất lượng kém. Vì vậy nói "3 bằng đại học thất nghiệp" là đang cào bằng và phủ nhận những giá trị của việc học đại học. Có chục bằng đại học nhưng ra trường không có năng lực làm việc thì cũng thất nghiệp"- ông Dũng nói.

Theo ông Dũng, lâu nay tỷ lệ có việc làm ở những trường ĐH có chất lượng tốt rất cao, trừ những em đi học tiếp, đi học nước ngoài hoặc những em khởi nghiệp. Khi nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhiều thì đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao từ các trường đại học.

"Quan điểm ngày xưa là ít thầy nhiều thợ, tức là đào tạo tinh thông nghề nghiệp nhưng hiện đã qua giai đoạn này, nhân lực chủ yếu chia thành 2 loại. Thứ nhất nhân lực tốt nghiệp phổ thông có thể được đào tạo ở trường nghề hoặc đào tạo trực tiếp trong nhà máy đều có thể làm được việc. Mặt khác tại các nhà máy, cơ sở xí nghiệp khi tự động hóa cao thì kỹ năng tay nghề không cần cao mà đòi hỏi đội ngũ có trình độ cao, đặc biệt là các kỹ sư và nguồn nhân lực có trình độ cao đây là những nhân lực được đại học đào tạo"- ông Dũng cho hay.

Theo ông Dũng những quan điểm này có thể gây mâu thuẫn. Và dù học nghề hay học đại học, ngoài kỹ năng, kiến thức nếu không rèn luyện các kỹ năng mềm thì thất nghiệp là điều có thể xảy ra.

Trao đổi với VietNamNet về phát ngôn của mình, ông Bùi Sỹ Lợi nói: "Có hiện tượng đúng như vậy, học mà không tìm được việc làm, học đi học lại bình thường. Tôi nói như thế là rõ ràng là có thể như thế. Anh chưa học được, có người thì học ba lần, người ta đã đăng nhiều lần. Học xong về mẹ cho đi học lại mãi vẫn chưa tìm được việc làm và phải xoay xở".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nghẹn lòng hình ảnh con gái nam shipper đứng trước di ảnh thắp hương cho ba: "Con nhớ ba nhiều lắm"Nghẹn lòng hình ảnh con gái nam shipper đứng trước di ảnh thắp hương cho ba: "Con nhớ ba nhiều lắm"
16:27:01 23/01/2025
Việt Nam vào top 5 cường quốc sắc đẹp châu ÁViệt Nam vào top 5 cường quốc sắc đẹp châu Á
14:23:56 23/01/2025
Mỹ nhân Việt đẹp đến mức như hoàng hậu từ lịch sử bước ra, chỉ 1 cái liếc mắt mà khiến 2 triệu người điêu đứngMỹ nhân Việt đẹp đến mức như hoàng hậu từ lịch sử bước ra, chỉ 1 cái liếc mắt mà khiến 2 triệu người điêu đứng
15:23:00 23/01/2025
Cháu trai "bắt quả tang" ông nội U70 lén làm 1 việc khi không có ai, tiết lộ sau đó khiến tất cả oà khócCháu trai "bắt quả tang" ông nội U70 lén làm 1 việc khi không có ai, tiết lộ sau đó khiến tất cả oà khóc
18:35:47 23/01/2025
"Thua đời 1-0" khi quãng đường 5km đi mất 40 phút, họp online ngay trên yên xe ôm công nghệ"Thua đời 1-0" khi quãng đường 5km đi mất 40 phút, họp online ngay trên yên xe ôm công nghệ
14:05:22 23/01/2025
4 loại rau 'bán đầy chợ', tốt cho tim mạch4 loại rau 'bán đầy chợ', tốt cho tim mạch
14:05:28 23/01/2025
Sao Việt 23/1: NSND Việt Anh tình tứ đi tiệc cùng bạn gái 9XSao Việt 23/1: NSND Việt Anh tình tứ đi tiệc cùng bạn gái 9X
14:20:04 23/01/2025
Chấn động hành trình đi bộ hơn 650km về quê ăn Tết của người đàn ông 32 tuổi: Lý do phía sau gây ngỡ ngàng!Chấn động hành trình đi bộ hơn 650km về quê ăn Tết của người đàn ông 32 tuổi: Lý do phía sau gây ngỡ ngàng!
16:53:22 23/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Yoon Suk Yeol đối mặt cáo buộc lãnh đạo cuộc nổi loạn

Tổng thống Yoon Suk Yeol đối mặt cáo buộc lãnh đạo cuộc nổi loạn

Thế giới

19:45:25 23/01/2025
Tổng thống Yoon hiện đang bị quản thúc tại Trại giam Uiwang, phía Nam thủ đô Seoul. Phiên tòa xét xử của Tòa án Hiến pháp cũng đang diễn ra để xác định xem có nên duy trì hay bác bỏ bản luận tội ông do Quốc hội Hàn Quốc đề xuất hay khôn...
Nữ khách hàng trong vụ "shipper bị đánh tử vong" kể cụ thể sự việc, bày tỏ rất hối hận

Nữ khách hàng trong vụ "shipper bị đánh tử vong" kể cụ thể sự việc, bày tỏ rất hối hận

Netizen

19:09:03 23/01/2025
Chị Thảo cho biết vụ ẩu đả chỉ diễn ra khoảng 5 phút. Nữ khách hàng không ngờ sự việc lại để lại hậu quả nghiêm trọng như vậy.
Sao nam Việt lộ hint kết hôn với tình trẻ kém hơn 30 tuổi?

Sao nam Việt lộ hint kết hôn với tình trẻ kém hơn 30 tuổi?

Sao việt

18:21:05 23/01/2025
Mới đây, Chân Chân đã chia sẻ khoảnh khắc đi tham gia tiệc cuối năm cùng bạn trai. Cô còn công khai hình ảnh tình tứ NS Việt Anh ôm eo mình.
Lập chuỗi công ty tư vấn, bán thuốc "vô tác dụng", thu lợi bất chính tới 30 tỷ/tháng

Lập chuỗi công ty tư vấn, bán thuốc "vô tác dụng", thu lợi bất chính tới 30 tỷ/tháng

Pháp luật

18:12:27 23/01/2025
Đối tượng chủ mưu, cầm đầu là Trần Thị Thu Phương, SN 1996; trú tại phòng 2609, Tòa nhà Gold Tower, số 275 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
Cách Ronaldo tiêu tiền khi mỗi sáng thức dậy đều có 14 tỷ: Dinh thự, du thuyền đủ cả nhưng giá trị đều thua một thứ

Cách Ronaldo tiêu tiền khi mỗi sáng thức dậy đều có 14 tỷ: Dinh thự, du thuyền đủ cả nhưng giá trị đều thua một thứ

Sao thể thao

17:59:44 23/01/2025
Kể từ khi chuyển đến Al Nassr vào ngày cuối cùng của năm 2022, Ronaldo đã trở thành cầu thủ nhận lương cao nhất với mức thù lao lên đến 200 triệu euro/năm.
Tử vi 12 con giáp hôm nay 24/1: Dần tiến triển rất tốt, Mùi may mắn tài lộc

Tử vi 12 con giáp hôm nay 24/1: Dần tiến triển rất tốt, Mùi may mắn tài lộc

Trắc nghiệm

17:19:26 23/01/2025
Tham khảo tử vi 12 con giáp hôm nay 24/1/2025 các tuổi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về vận trình sự nghiệp, tình yêu, tài lộc, sức khỏe
Mèo đi lạc vượt hơn 1.200km tìm đường về đoàn tụ với chủ

Mèo đi lạc vượt hơn 1.200km tìm đường về đoàn tụ với chủ

Lạ vui

16:53:55 23/01/2025
Câu chuyện xảy ra vào đầu tháng 6/2024 nhưng vẫn được nhiều người nhắc lại. Theo đó, Benny và Susanne Anguiano sống tại Salinas, California, Mỹ mang theo chú mèo cưng Rayne Beau đi cắm trại ở công viên quốc gia Yellowstone.
Thanh Sơn - Trần Ngọc Vàng: Đối đầu trên phim, thân thiết ngoài đời

Thanh Sơn - Trần Ngọc Vàng: Đối đầu trên phim, thân thiết ngoài đời

Hậu trường phim

16:12:05 23/01/2025
Ở hậu trường phim Yêu nhầm bạn thân , Thanh Sơn và Trần Ngọc Vàng bị trêu chọc là cặp phim giả tình thật vì đi đâu cũng có nhau.
Trồng 3 loại cây này trong phòng khách giúp gia chủ 'giữ tiền', vận may 'gõ cửa' cả năm

Trồng 3 loại cây này trong phòng khách giúp gia chủ 'giữ tiền', vận may 'gõ cửa' cả năm

Sáng tạo

15:46:31 23/01/2025
Không chỉ là vật trang trí, cây cảnh còn mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc, ảnh hưởng đến vận may và tài lộc của gia chủ.
Mỹ nhân Trung Quốc "xé nguyên tác bước ra" nhưng bị hất cẳng khỏi phim hot gây phẫn nộ: Khán giả đòi dẹp luôn mùa 3

Mỹ nhân Trung Quốc "xé nguyên tác bước ra" nhưng bị hất cẳng khỏi phim hot gây phẫn nộ: Khán giả đòi dẹp luôn mùa 3

Phim châu á

15:28:03 23/01/2025
Diễn xuất của Vương Ảnh Lộ trong vai Phùng Bảo Bảo là điều mà ngay cả các fan nguyên tác khó tính nhất cũng phải gật gù khen ngợi.
Xác định tình trạng thừa cân, béo phì để tập trung vào đối tượng cần hỗ trợ nhất

Xác định tình trạng thừa cân, béo phì để tập trung vào đối tượng cần hỗ trợ nhất

Sức khỏe

15:13:03 23/01/2025
Những trường hợp này cần được điều trị bằng các biện pháp can thiệp như chế độ ăn uống, tập luyện và sử dụng thuốc giúp giảm cân, chống béo phì.