Chườm khăn nóng giải quyết 10 vấn đề sức khỏe
Dùng khăn nóng để chườm là cách chúng ta vẫn thường áp dụng để giảm mệt mỏi, sưng ở mắt. Ngoài ra, chườm khăn nóng còn có rất nhiều tác dụng hữu ích khác nữa.
1. Giảm nhẹ mệt mỏi cho mắt
Dùng khăn ấm chườm mắt có thể thúc đẩy tuần hoàn máu xung quanh vùng mắt, giảm bớt mệt mỏi cho mắt, có thể giảm nhẹ chứng khô mắt và còn có công dụng khỏe não, sáng mắt.
2. Phòng chống điếc tai
Dùng khăn ấm chườm lên trên tai hoặc xoa nhẹ lên tai có thể cải thiện tuần hoàn máu vùng tai, phòng chống điếc tai, ù tai do thiếu máu gây ra.
3. Cải thiện đau đầu, chóng mặt
Dùng khăn nóng chườm ở gáy, mỗi lần khoảng chừng mấy phút, như thế có thể kích thích huyệt vị sau não, có thể cải thiện triệu chứng đau đầu ở một số người, còn có thể nâng cao năng lực phản ứng và khả năng suy nghĩ.
4. Chữa bệnh đơ cổ
Cổ hơi bị cứng, bị đơ có thể dùng khăn ấm đắp lên chỗ cứng đồng thời phối hợp hoạt động phần cổ. Phần đầu chầm chậm nghiêng về phía trước, nhẹ nhàng chuyển động theo hướng trước sau và phải trái.
Video đang HOT
5. Phòng chống bệnh xương cổ
Các triệu chứng bệnh xương cổ thời kỳ đầu như cổ đơ cứng, đau nhức hoặc sau khi bị lạnh thì xuất hiện đau nhức, lúc đó chúng ta có thể chườm khăn ấm để cải thiện triệu chứng, thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm nhẹ co rút cơ bắp, phòng chống bệnh xương cổ.
6. Giảm nhẹ đau nhức thắt lưng mãn tính
Khi đau nhức vùng thắt lưng dùng khăn nóng để chườm có thể giảm nhẹ triệu chứng cục bộ. Nếu bệnh tình nghiêm trọng thì phải kịp thời đưa đến bệnh viện khám.
7. Giảm nhẹ đau nhức phần mông
Phần cơ mông, thịt mông bị xơ cứng và kèm theo đau nhức, tê cứng thì chúng ta có thể nằm sấp dùng khăn ấm chườm lên phần bị đau nhức, có thể giảm nhẹ được cơn đau.
8. Chữa trị đau kinh hoặc đau bụng do lạnh
Phụ nữ bị đau bụng kinh hoặc do bụng bị lạnh gây ra đau bụng thì có thể dung khăn ấm chườm lên bụng, như thế sẽ có tác dụng hóa giải khí, máu tích tụ, giảm cơn đau.
9. Vết thương do ngã
Vận động viên sau khi bị thương, sây sát thì không nên lập tức chườm khăn nóng, chờ cho 2-3 ngày sau vết thương không chảy máu và không sưng phù, có thể dùng khăn ấm chườm lên chỗ đau sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng.
10. Thịt xơ cứng do tiêm
Dùng khăn ấm chườm lên chỗ vết kim tiêm bị xơ cứng, mỗi ngày khoảng 30 phút, vừa chườm vừa xoa nhẹ, như thế có thể thúc đẩy tuần hoàn máu ở vùng bị xơ cứng, đẩy nhanh tốc độ hấp thụ thuốc.
Lưu ý: Khi chườm khăn nóng,nên lựa chọn khăn sạch sẽ, ngâm khăn trong nước nóng ở nhiệt độ 40-45oC, sau khi vắt khô chườm lên chỗ bị đau nhức, khi tiếp xúc với da nên không có cảm giác đau nhức. Tốt nhất là đắp qua một tấm vải sạch để làm lớp đệm ở chỗ vết thương.
Thông thường cứ 5 phút thay khăn một lần, tốt nhất là dùng 2 khăn thay thế cho nhau. Thời gian chườm cho mỗi lần là khoảng 15- 20 phút, mỗi ngày từ 3- 5 lần.
Theo Dân Trí
Giới hạn chịu đựng của cơ thể
Khi lặn trong nước 18 độ C, cơ thể mất nhiệt qua da nhanh gấp 25 lần trong không khí. Mạch máu bề mặt bị co rút để tập trung cho các cơ quan bên trong và duy trì 37 độ C cho những bộ phận then chốt. Nếu cần, sẽ hy sinh tuần hoàn máu ở tứ chi để tập trung vào thân mình và bộ não.
Cùng lúc đó, cơ thể tiết ra noradrenaline, kích thích hoạt động của tế bào, nhằm tạo ra nhiều nhiệt hơn nữa.
Khi thân nhiệt xuống còn 35 độ C, cơ thể "run rẩy" và cơ bắp bắt đầu co rút càng lúc càng dữ dội để tạo ra tối đa nhiệt. Vấn đề là nhiệt này được tạo ra ở tứ chi sẽ bị môi trường chung quanh phân tán ngay tức khắc. Hơn nữa, nỗ lực này làm tiêu hao nhanh chóng nguồn năng lực cuối cùng của cơ thể.
Từ 32 độ C, bắt đầu mê sảng: Sau giai đoạn run rẩy, cơ thể không còn dung dịch kháng lạnh nữa. Nhiệt độ hạ xuống cực nhanh. Tất cả tế bào làm việc chậm lại. Một trong các cơ quan bị tấn công đầu tiên là não. Con người không còn suy nghĩ, nói và có những quyết định hợp lý.
Dưới 30 độ C, hôn mê: Nhịp đập của tim và hơi thở càng lúc càng chậm hơn. Ở 20 độ C, chắc chắn tim ngừng đập hoàn toàn. Nếu không hành động tức khắc, người ta sẽ chết. Nếu được hồi sức và sưởi ấm đúng cách, có thể cứu được. Chẳng hạn, một cô gái Nauy, 29 tuổi, sống lại được sau khi cơ thể hạ nhiệt xuống đến 13,7 độ C trong suốt một giờ.
Nhịn khát đến bao lâu
Bình thường, chúng ta mất mỗi ngày 3-7 lít nước. Khi nước uống không còn nữa, cơ thể chỉ còn một giải pháp là giới hạn mất nước: đóng một chút "cửa xả" của quả thận. Cơ phận này là trạm tinh lọc cơ thể. Bình thường nó lọc máu, loại ra độc chất, muối thừa và dồn tất cả vào nước tiểu. Nó cần tiêu thụ 1-2 lít nước cho nhiệm vụ này. Trong lúc túng thiếu, nó có thể tự giới hạn mình, chỉ dùng chừng 0,5 lít để thải chất độc.
Bình thường, chúng ta mất mỗi ngày 3-7 lít nước (ảnh minh họa)
Sau 100 giờ không uống nước, cái chết đã cận kề: bởi vì nước, vốn chiếm 70% khối lượng cơ thể, là chất sống còn, đặc biệt vì nó duy trì máu ở trạng thái lỏng. Trong giai đoạn này, nước trong máu bị mất đến 20%, cho nên máu đặc hơn, khó di chuyển, tạo nguy cơ tắc nghẽn mạch. Nó cũng rất khó vận chuyển ôxy và chất bổ dưỡng đến các tế bào, khiến chúng phải chết dần. Nguy hiểm hơn là độc chất tích luỹ trong máu. Quả vậy, để duy trì lượng máu tối thiểu, số lượng đi qua thận để lọc không còn bao nhiêu. Cho nên độc chất tích tụ dần trong máu. Đặc biệt kali với nồng độ đậm đặc trong máu sẽ làm tim ngừng đập.
Có thể nhịn đói bao lâu
Trung bình, một người có cấu trúc thông thường có thể nhịn ăn đến 70 ngày mới chết, nếu có đủ nước uống. Đó là vì cơ thể có những kho dự trữ thức ăn ở dạng đường và mỡ, có thể đem ra "chiến đấu" nếu bị đói kéo dài. Chúng được tích trữ trong gan, cơ bắp và tế bào mỡ. Khi ngưng ăn, cơ thể huy động mọi biện pháp để duy trì tỷ lệ đường trong máu. Đó là nguồn năng lực chủ yếu, nhất là cho não.
Đầu tiên, cơ thể vơ vét đường trong gan, vốn được huy động dễ dàng, cho phép duy trì khoảng 4 tiếng. Sau đó, nó sẽ động viên kho dự trữ đường trong cơ bắp, rồi đến mỡ gan và tế bào mỡ. Chuyển hệ sang đường, cơ thể có thể tồn tại được vài tuần.
Khi mỡ đã cạn kiệt, cơ thể gặm nhấm protein của tế bào. Thoạt đầu là tế bào cơ bắp, rồi đến nội tạng. Mục tiêu là duy trì tối đa các bộ phận tối quan trọng. Khi một phần lớn protein của cơ thể bị hút đi, tim không còn hoạt động nữa, cơ thể sẽ chết.
(VnExpress.net)
Những thói quen khiến thận kiệt sức Quả thận khoẻ mạnh giúp cơ thể hoạt động tốt hơn nhưng những thói quen hằng ngày dưới đây có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của thận. 1. Không thích uống nước Lượng chất thải thận phải tiếp nhận luôn nhiều hơn so với các cơ quan khác. Thận có chức năng cân bằng lượng nước và các chất điện giải...