Chứng đầy hơi
Trong cuộc sống hàng ngày, đôi lúc chúng ta bị đầy hơi, khó tiêu sau bữa ăn. Việc tìm hiểu chứng đầy hơi sẽ giúp chúng ta biết được cách điều trị và phòng tránh tốt chứng đầy hơi.
Tại sao có chứng đầy hơi?
Chứng đầy hơi thường là loại bệnh chức năng, nghĩa là không do tổn thương thực thể như viêm loét dạ dày tá tràng, khối u hay hẹp tắc ruột. Chứng đầy hơi là do hiện tượng tích tụ hơi trong dạ dày. Khi chúng ta nuốt hơi có khoảng 2 – 3ml không khí vào dạ dày, đây là nguồn gốc của khí oxy và nitơ tích tụ lại trong ống tiêu hóa. Tại dạ dày, phản ứng trao đổi ion H với muối carbonat của dịch tụy cũng dẫn đến hình thành khí carbonic trong ống tiêu hóa gây ra đầy hơi. Các chất hydrat carbon lên men trong ruột do sự chuyển hóa bởi các men sinh ra khí hydro, khí carbonic gây tích tụ trong ruột. Các khí sinh ra trong ống tiêu hóa bao gồm dạ dày và ruột có thể đẩy hơi ra ngoài bằng động tác ợ hơi hay đánh hơi. Chứng đầy hơi xảy ra khi thói quen ăn uống nhiều tinh bột, các loại thức ăn chứa nhiều sorbitol, thói quen hay nhai kẹo cao su, thiếu hụt enzyme lactase, suy tuyến tụy.
Biểu hiện triệu chứng: ợ hơi nhiều lần, khối lượng ra tăng lên. Cảm giác khó chịu mỗi khi ợ hơi và nóng rát vùng họng. Nặng hơi nữa có thể gây ra đau bụng, đau thắt ngực, triệu chứng này nổi bật sau khi ăn. Hơi tích lũy trong bụng có thể gây trướng bụng, khi đi trung tiện hay đại tiện cảm giác dễ chịu hơn.
Video đang HOT
Cách điều trị và phòng tránh
Việc điều trị chứng đầy hơi, cần phải loại trừ các bệnh lý thực thể. Giải quyết nguyên nhân chứng đầy hơi, không nên uống sữa và các sản phẩm từ sữa nếu cơ địa của người bệnh không dung nạp đường lactose. Bỏ thói quen nhai kẹo cao su, nước giải khát có ga, tránh ăn nhiều thức ăn tinh bột, nên ăn chậm nhai kỹ. Tinh thần thư thái, tránh bị stress, có thể dùng các thảo dược an thần như rotunda ngày uống 1 viên trước khi đi ngủ, magie B6 ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên. Có thể dùng các loại thuốc chống đầy hơi, chống acid, chống tiết acid: được dùng khi bị chứng đầy hơi do thừa acid dịch vị như: phosphalugel hay pepsan, ngày uống 2 -3 lần, mỗi lần 1 gói. Các thuốc này vừa có tác dụng trung hòa acid, vừa chống đầy hơi trong dạ dày.
Ngoài ra, có thể dùng thuốc kháng thụ thể H2 (ranitidin), thuốc ức chế bơm proton (omeprazol, lansoprazol). Nếu bị chứng khó tiêu đầy bụng kèm theo ợ chua do trào ngược dạ dày thực quản nên dùng các thuốc có chứa thêm thành phần là alginat (gasvicon). Do khi trào ngược, alginat có tác dụng tráng bảo vệ niêm mạc thực quản không để acid dịch vị hại thực quản. Thuốc giúp điều hòa sự co bóp dạ dày: được dùng khi sự co bóp dạ dày kém đưa đến sự chuyển đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột chậm. Một số thuốc có thể dùng như metoclopramid, domperidon (motilium-M). Đồng thời dùng thêm thuốc trợ giúp tiêu hóa (các men tiêu hóa) để giúp sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày dễ dàng hơn như neopeptin, alipase, festal…, có thể dùng thêm thuốc hỗ trợ sự tiết mật (chophytol).
Chứng đầy hơi là tình trạng gia tăng hơi trong ống tiêu hóa do nhiều nguyên nhân gây ra, bên cạnh do cách ăn uống nhiều tinh bột, không dung nạp đường lactose, thức uống có nhiều chất ga, thói quen hay nuốt hơi do nhai kẹo cao su. Một nguyên nhân hiện nay thường gặp là do chúng ta bị stress, mất ngủ, lo lắng gây ra kích thích hệ thần kinh giao cảm và thần kinh phế vị làm mất sự cân bằng bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột dẫn đến gia tăng acid HCL từ đó gây tăng chứng đầy hơi. Đây cũng làm mầm mống gây ra viêm loét dạ dày tá tràng sau này. Để khắc phục các yếu tố trên chúng ta cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi điều độ kết hợp việc tập thể dục thể thao thường xuyên.
Theo SKDS
Trầu cau - thuốc của dân gian
Quả Cau, lá Trầu đã trở nên rất đỗi thân quen với mỗi người dân Việt. Quả cau, miếng trầu không chỉ là đầu câu chuyện, là vật kết nối se duyên cho hạnh phúc trăm năm của mọi lứa đôi.......mà quả Cau, lá Trầu còn là phương thuốc hữu dụng trong mỗi gia đình.
Quả Cau, lá Trầu đã trở nên rất đỗi thân quen với mỗi người dân Việt. Quả cau, miếng trầu không chỉ là đầu câu chuyện, là vật kết nối se duyên cho hạnh phúc trăm năm của mọi lứa đôi.......mà quả Cau, lá Trầu còn là phương thuốc hữu dụng trong mỗi gia đình.
Lá Trầu: Lá Trầu không có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi trùng: Tụ cầu, Subtilit và trực khuẩn coli, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, tiêu đờm, trừ phong thấp, tiêu viêm. Nhân dân ta thường dùng lá Trầu để trị đau bụng, đầy hơi, sôi bụng, ợ hơi... Cách làm như sau: Hơ nóng lá Trầu đắp lên rốn hoặc vào huyệt khí hải, thuỷ phân, dùng nhang hơ nóng phía trên.
Dùng lá Trầu để đánh gió, trị cảm mạo bằng cách vò nát lá Trầu không trộn với rượu bọc vào miếng vải chà sát hai bên sống lưng.
Dùng trị mụn nhọt bằng cách vò nát, đắp quanh mụn nhọt hoặc nấu nước tắm trị rôm sẩy, ghẻ ngứa.
Trị bệnh viêm chân răng do chất Polyphenol kháng khuẩn, diệt các tụ cầu, trực khuẩn coli.
Quả Cau: Có tính hạ khí, hành thuỷ thông đại tiểu trường. Dùng quả Cau chữa các chứng chương tích, chướng khí, tạ hạ và sát trùng. Vỏ quả trị thuỷ thũng, lợi tiểu. Hạt trị giun sán, bụng đầy chướng, tả lỵ. Người có bệnh thuộc "hư chướng" không nên dùng quả Cau, nếu dùng lầm có thể hại nguyên khí, hại ngầm cả âm huyết. Trong quả Cau có nhiều tanin, alcahoit, arecolin. Hạt Cau làm tê liệt thần kinh giun, sán, giun sán không bám vào thành ruột được mà bị đẩy ra ngoài. Dùng hạt Cau trị giun sán phối hợp với thuốc khác, Arecolin còn có tính làm chậm nhịp đập của tim.
Người ăn trầu không lo bị rối loạn tim mạch, ăn trầu còn có tác dụng kích thích sự tiêu hoá, góp cho dịch vị và dịch tràng tiết ra nhiều hơn. Những người ăn trầu ít bị đầy chướng, không ợ hơi, sình bụng và táo bón. Người ăn trầu ít bị nhiễm trùng đường ruột. Ăn trầu có tác dụng bảo vệ hàm răng. Lá Trầu có tính sát trùng làm chắc chân răng, không bị viêm sưng. Chất chát của Cau làm cho chân răng co lại, ôm sát chân răng cho hàm răng chắc, không lung lay. Nhai trầu chính là động tác luyện tập cho răng tốt hơn. Hạt Cau có tính trị giun nên ăn trầu ít bị nhiễm trùng đường ruột và ký sinh trùng đường ruột. Tuy nhiên, không nên lạm dụng ăn quá nhiều, ăn luôn miệng, vô ý làm phỏng niêm mạc miệng, ứa máu răng, môi nứt khô.
Nếu ăn trầu vài lần trong tuần sẽ trừ được một số bệnh thông thường về răng, tiêu hoá.
Theo SKDS
Nói "không" với khó tiêu Khó tiêu là hội chứng hay gặp ở nước ta cũng như các nước khác, tỷ lệ khoảng 10-20% dân số. Khó tiêu là hiện tượng đau tức, nặng bụng, nóng rát, chủ yếu là vùng bụng. Khó tiêu còn có các dấu hiệu kèm theo như: Chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, nôn, buồn nôn hoặc cảm giác ăn nhanh...