Chữa trị bệnh nhi tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh mơ hồ giới tính
Em bé được sàng lọc bằng phương pháp lấy máu gót chân lúc 48 giờ tuổi, kết quả cho thấy bệnh nhi có nguy cơ cao mắc bệnh lý tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh với chỉ số 17-OHP=43.4nmol/l.
Các bác sỹ đang tái khám cho bệnh nhi. (Ảnh: TTXVN phát)
Các bác sỹ tại Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ vừa điều trị thành công cho bệnh nhi tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh mơ hồ giới tính kèm nhiều bệnh lý hiếm gặp.
Bệnh nhi này là con của sản phụ Trần Thị Thu T., trú tại thành phố Cần Thơ, đã sinh mổ vào ngày 13/10/2020.
Video đang HOT
Em bé được sàng lọc bằng phương pháp lấy máu gót chân lúc 48 giờ tuổi, kết quả cho thấy bệnh nhi có nguy cơ cao mắc bệnh lý tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh với chỉ số 17-OHP=43.4nmol/l.
Sau khi thăm khám lâm sàng kết hợp với kết quả xét nghiệm là sinh hóa có rối loạn điện giải Natri máu hạ, kali máu tăng, các bác sỹ cho chỉ định bệnh nhi được theo dõi, điều trị tại Khoa Nhi-Sơ sinh với chẩn đoán tăng sản thượng thận bẩm sinh thể mất muối.
Tại đây, các y bác sỹ ghi nhận bé bị vàng da nhiều, sạm da, cơ quan sinh dục ngoài có hình dạng dương vật và 2 bìu nhưng không ghi nhận tinh hoàn.
Bệnh nhi có diễn tiến lâm sàng nặng với tình trạng viêm phổi, suy hô hấp nặng, nhiễm trùng huyết, rối loạn đông máu, thiếu máu, tổn thương gan thận, rối loạn điện giải. Đồng thời, hình ảnh siêu âm tim cho thấy bệnh nhi bị tồn tại ống động mạch, hở van 2 lá 3/4, hở van 3 lá 3/4, cao áp phổi.
Sau 39 ngày được điều trị tích cực theo phác đồ tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, hỗ trợ hô hấp bằng thở máy không xâm lấn đến thở máy rung tần cao và điều chỉnh các rối loạn, bệnh lý đi kèm, bé hiện tại đã bú giỏi, thở tốt, các chỉ số xét nghiệm nằm trong giới hạn ổn định và được xuất viện.
Sau 7 tháng được điều trị tích cực, bé đã có thể sinh hoạt tương đối bình thường, được tái khám định kỳ để tiếp tục theo dõi, kiểm soát tình trạng bệnh lý tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh và bệnh lý tim mạch.
Bác sỹ Chuyên khoa I Thạch Thị Ngọc Yến, Phó trưởng Khoa Nhi-Sơ sinh thuộc Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ, cho biết: “Đây là một trường hợp bệnh nhi bị bệnh tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh thể mất muối có mơ hồ giới tính ở bé gái. Bởi kết quả siêu âm cho thấy trẻ có buồng trứng, tử cung và xét nghiệm nhiễm sắc thể giới tính nữ. Đây cũng là một trong những trường hợp mắc bệnh lý tăng sản thượng thận bẩm sinh kèm theo nhiều bệnh lý nặng.
Trong thời gian bệnh nhi được điều trị, bệnh diễn tiến rất phức tạp, tiên lượng rất dè dặt, tưởng chừng không qua khỏi. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tuân thủ phác đồ điều trị tại Khoa Nhi-Sơ sinh đã giúp trẻ có cuộc sống khỏe mạnh như các trẻ bình thường khác. Vì vậy, thực hiện sàng lọc sơ sinh trong 48 đến 72 giờ đầu sau sinh là đặc biệt quan trọng lưu ý đối với các bậc cha mẹ.”./.
Đừng chủ quan khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn!
Người bệnh sau khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn thường chỉ đau nhức, vẫn tỉnh táo nên chủ quan. Tuy nhiên, sau khoảng 6 đến 12 giờ, vết thương bắt đầu sưng, phù nề, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh nhân đang được bác sĩ thăm khám - BVCC
Nam bệnh nhân 45 tuổi, ở Trảng Bàng, Tây Ninh, đang đi cắt cỏ ngoài vườn thì bị rắn cắn, cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Tây Ninh.
Ngày 11.5, bác sĩ Nguyễn Xuân Vĩnh Phúc, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Tây Ninh, cho biết: Bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng tay phải bị sưng phù, bầm xung quanh vết cắn. Ngay lập tức, bệnh nhân được tiêm huyết thanh kháng nọc và được theo dõi rối loạn đông máu, rối loạn điện giải, tổn thương gan thận cấp.
Hiện tại tình trạng bệnh nhân đã ổn định, đang được theo dõi các chỉ số cũng như tình trạng vết thương rắn cắn.
Theo bác sĩ Phúc, bệnh nhân phục hồi tốt nhờ được đưa đến bệnh viện kịp thời, chỉ 1 giờ sau khi bị rắn cắn. Người bệnh sau khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn thường vết thương chỉ đau nhức, vẫn tỉnh táo nên chủ quan. Tuy nhiên, sau khoảng 6 đến 12 giờ, các nơi bị rắn cắn bắt đầu sưng, phù nề, nếu không được cấp cứu kịp thời thì người bệnh sẽ sớm bị rối loạn đông máu, xuất huyết nặng và có thể dẫn đến tử vong.
Rắn lục đuôi đỏ là loài rắn cực độc, mình xanh và đuôi có màu nâu đỏ. Hiện nay, miền Nam đang bước vào mùa mưa, theo bác sĩ Phúc, đây cũng là mùa của các loài rắn sinh sôi, phát triển nên số trường hợp nhập viện vì rắn cắn ngày càng nhiều.
Bác sĩ Phúc khuyến cáo, người dân cần phải thận trọng, nên thường xuyên phát quang bụi rậm, giữ vệ sinh nhà cửa, lu nước không cho rắn trú ngụ. Nếu bị rắn cắn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất tuyệt đối không đắp thuốc lên vết cắn hoặc rạch vết cắn để lấy nọc vì có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Ngộ độc nước nguy hiểm không, uống bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ? Việc bổ sung đủ nước cho cơ thể là điều cần thiết để có một sức khỏe dồi dào nhất. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước có thể khiến nhiều người bị ngộ độc. Ngộ độc nước là gì? Ngộ độc nước hay nhiễm độc nước là một triệu chứng ngộ độc do hấp thu lượng nước vượt quá khả năng hấp thu...