Xuất hiện vết bầm tím trên da, chuyên gia cảnh báo dấu hiệu cần đi khám sớm
Thông thường, những vết bầm tím dưới da sẽ biến mất sau một vài tuần, tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm khác.
Thông thường, vết bầm tím trên da là do bị té ngã hoặc những tổn thương vật lý ở mức độ nhẹ khi tập thể dục. Những va chạm sẽ tác động làm vỡ các mạch máu dưới da và gây bầm tím. Việc sử dụng thuốc kháng đông máu cũng có thể xuất hiện các vết bầm tím dưới da.
Những nguyên nhân trên khiến xuất hiện vết bầm tím là một điều dễ hiểu. Tuy nhiên có không ít người trên da thường xuất hiện nhiều vết bầm tím, nhất là ở những vùng da mỏng như đùi, bắp tay mà không rõ nguyên nhân. Họ không va đập, không vận động mạnh, cũng không dùng thuốc, thậm chí sau khi ngủ dậy thì thấy sự xuất hiện của các vết tím.
Các chuyên gia cảnh báo, những vết bầm tím dưới da “bí ẩn” này có thể là biểu hiện các căn bệnh trầm trọng nên tuyệt đối không được chủ quan.
Dưới đây là 6 nguyên nhân gây bầm tím trên da, cần cảnh giác:
Ảnh minh họa
Khi thiếu một vài vitamin, cơ thể cũng có thể xuất hiện các vết bầm tím. Các vitamin B12 tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu, vitamin K có tác dụng đông máu và vitamin C thúc đẩy hoạt động sản xuất tế bào. Bên cạnh đó, vitamin P tham gia vào quá trình sản xuất collagen, giúp mao mạch đủ dày để chịu được áp lực của dòng máu. Nếu thiếu các vitamin trên, mạch máu sẽ bị yếu và dễ vỡ, gây ra các vết bầm tím.
Khi nhận thấy mình bị thiếu vitamin, chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên bổ sung các thực phẩm trà xanh, bí đỏ, tỏi, chuối, trứng, cá, gan, rau diếp cá,… vào bữa ăn hàng ngày. Không nên sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung vitamin nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Video đang HOT
Do dùng thuốc
Việc sử dụng một số loại thuốc tác động đến máu có thể là nguyên nhân gây ra các vết bầm tím như thuốc chống trầm cảm, giảm đau, thuốc chứa sắt, thuốc chống hen suyễn. Đặc biệt, một trong những loại thuốc thường gây ra tình trạng này là aspirin.
Do đó, khi đang uống một loại thuốc mà xuất hiện vết bầm tím trên da, bạn nên đi khám bác sĩ để được điều chỉnh kịp thời, tránh xuất huyết bên trong.
Bệnh về máu
Các nghiên cứu cho thấy bệnh về máu ( suy giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu di truyền,…) có thể gây ra vết bầm tím trên da.
Đối với trường hợp này, đi kèm với các vết bầm tím và triệu chứng sưng chân, đau chân, ra máu chân răng, lộ rõ mao mạch trên cơ thể hoặc ra máu cam. Nếu nhận thấy các dấu hiệu trên cần đi khám sớm để can thiệp kịp thời.
Ung thư
Bệnh bạch cầu là một dạng ung thư máu và tủy xương, ảnh hưởng đến lưu lượng máu và tủy xương trong cơ thể. Các chuyên gia cho biết, ung thư loại này khiến cơ thể dễ bị ra máu nướu răng và da dễ bị bầm tím dưới da.
Mất cân bằng nội tiết tố
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các vết bầm tím là mất cân bằng nội tiết tố. Nữ giới vào giai đoạn mãn kinh thường bị thiếu hụt estrogen. Đây là nguyên nhân khiến các mạch máu bị suy yếu, tổn thương và xuất huyết. Đồng thời, khi càng lớn tuổi, hệ thống mao mạch sẽ yếu dần, mất dần tính đàn hồi. Trong trường hợp này, các vết bầm tím thường xuất hiện ở chân.
Tiểu đường
Các vết bầm tím cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường, nguyên nhân là bệnh tiểu đường tác động tiêu cực đến tuần hoàn máu. Ngoài các vết bầm tím, người bệnh cũng sẽ gặp một số triệu chứng khác như khát nước, mệt mỏi, thị lực giảm,… Khi thấy vết bầm tím cùng với các dấu hiệu trên, bạn hãy đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Con 50 ngày tuổi nhập viện do bị chảy máu não, mẹ ân hận vì chế độ ăn uống sai lầm trong lúc mang thai
Thông tin bé gái 50 ngày tuổi bị xuất huyết não vì thiếu vitamin K do chế độ ăn của mẹ khiến nhiều bà mẹ thêm hoang mang lo lắng.
Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) cho biết bệnh viện đã tiếp nhận bệnh nhi là bé gái 50 ngày tuổi đột nhiên bị rơi vào hôn mê. Sau khi làm các kết quả xét nghiệm, bác sĩ kết luận bé bị thiếu vitamin K khởi phát muộn. Hiện bé đã ổn định, các bác sĩ đang cố gắng cứu chữa để bé không bị co giật, phát triển chứng động kinh trong tương lai.
Bé trai 50 ngày tuổi bị xuất huyết não dẫn đến hôn mê
Theo giải thích của các bác sĩ, vitamin K là một dưỡng chất cần thiết cho cơ thể sống. Khoa học đã chứng minh được vai trò của nó đối với sự đông máu tự nhiên. Cơ thể thu nhận vitamin K chính là trong thực phẩm.
Sau khi điều tra bệnh sử, mẹ của bé cho biết, trong quá trình mang thai bác sĩ cho biết cô bị thiếu máu nên đã bổ sung theo đơn của bác sĩ. Tuy nhiên lần khám thai sau cô không kiểm tra lại và cũng không uống thêm thuốc. Hơn nữa, giai đoạn này cân nặng cơ thể tăng nhanh, sợ sau này khó giảm cân cô hạn chế ăn uống. Các bác sĩ nhận định, rất có thể đây là lý do bé bị thiếu chất từ trong bào thai do chế độ ăn uống của mẹ.
Dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu vitamin K
Thiếu hụt vitamin K gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên dấu hiệu dễ nhận biết nhất là dấu hiệu về tuần hoàn máu, cụ thể như:
- Thường xuyên chảy máu mũi.
- Thường xuyên bị các vết bầm tím ở chân tay mà không rõ nguyên nhân.
- Xuất huyết đường tiêu hóa như đi ngoài có máu, nôn ra máu.
3 bệnh nguy hiểm phổ biến do thiếu vitamin K gây ra
Rối loạn đông máu: Thiếu hụt vitamin K dẫn đến sự rối loạn hoạt động của các yếu tố đông máu. Kết quả là quá trình đông máu trở ngại, khó cầm máu khi cơ thể bị thương, dễ bị xuất huyết.
Bệnh về tim: Như đã tìm hiểu, vitamin K2 có vai trò ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Nếu thiếu vitamin này thì động mạch dễ bị vôi hóa, dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm về tim mạch.
Loãng xương: Thiếu hụt vitamin K làm cản trở quá trình chuyển hóa canxi và tổng hợp osteocalcin trong cơ thể. Người thiếu vitamin K dễ bị loãng xương và gặp phải các vấn đề về xương khớp.
Ảnh minh họa
Nhóm thực phẩm giàu vitamin K
Việc bổ sung vitamin K không thể tùy tiện. Theo ý kiến của chuyên gia thì bổ sung vitamin K qua thực phẩm là cách an toàn nhất. Ngoài ra, chỉ nên bổ sung chế phẩm vitamin K trong trường hợp thực sự cần thiết.
Các thực phẩm giàu vitamin K: rau càng cua, súp lơ, rau bina, cải bắp, cải xoăn, củ cải xanh, củ cải đường,...
Bé sơ sinh bị chảy máu não Bé trai 22 ngày tuổi có biểu hiện quấy khóc từng cơn, da xanh nhợt, bỏ bú, mệt dần, thóp trước căng phồng. Các bác sĩ khoa Sơ Sinh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc, vừa cấp cứu thành công bé trai 22 ngày tuổi, nặng 3 kg, nguy kịch do bị xuất huyết não. Theo lời kể của bố mẹ, một...