Chữa tiểu đường từ quả ổi
Các bộ phận của cây ổi như vỏ rễ, vỏ thân, lá non, búp, quả đều được dùng làm thuốc.
Dịch chiết từ các bộ phận của cây ổi có tác dụng kháng khuẩn, làm se niêm mạc và cầm đi tiêu chảy. Tuy vậy, những người đang bị táo bón, bị tả lỵ có tích trệ không được dùng.
Chữa chứng tiêu chảy: vỏ dộp ổi hoặc búp ổi 20g, búp hoặc nụ sim, búp vối, búp chè, gừng tươi, hạt cau già, mỗi thứ 12g. Rốn chuối tiêu 20g. Mang tất cả các vị trên sắc đặc uống. Hoặc vỏ dộp ổi 8g, búp ổi 12g, tô mộc 8g, gừng tươi 2g, sắc với 200ml nước còn 100ml. Trẻ từ 2-5 tuổi uống 5-10ml, cách 2 giờ uống một lần. Người lớn uống 20-30ml, mỗi ngày 2-3 lần.
Chữa chứng lỵ mãn tính: lá ổi tươi 30-60g sắc uống. Hoặc quả ổi khô 2-3 quả thái lát sắc uống.
Chữa chứng tiêu hóa không tốt ở trẻ em: lá ổi 30g, tây thảo 30g, hồng trà 12g, gạo tẻ sao thơm 15-30g, sắc với 1000ml cô còn 500ml. uống mỗi ngày: trẻ từ 1-6 tháng tuổi uống 250ml, từ 1 tuổi trở lên uống 500ml, chia uống làm nhiều lần.
Có rất nhiều vị thuốc hay từ cây ổi. Ảnh: Internet
Chữa chứng thổ tả: dùng lá ổi, lá vối, lá sim, hoắc hương lượng bằng nhau sắc uống.
Video đang HOT
Chữa chứng sa trực tràng: lấy một lượng vừa đủ lá ổi tươi sắc kỹ ngâm hậu môn.
Chữa chứng băng huyết: dùng quả ổi sao cháy tồn tính tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 9g với nước ấm.
Chữa tiểu đường: lá ổi khô 15-20g sắc uống hàng ngày. Hoặc ăn vài quả ổi chừng 200g.
Chữa mụn nhọt mới phát: lá ổi non, lá đào lượng vừa đủ, đem giã nát rồi đắp lên chỗ sưng đau.
Theo Tiền Phong
Chống viêm loét bằng thực phẩm
Việc nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori) có thể gây viêm loét dạ dày hoặc thậm chí gây ung thư dạ dày.
Thế nhưng, theo tạp chí Reader's Digest dẫn nguồn tin từ các bác sĩ Canada, các vết loét trên da, viêm loét dạ dày có thể trị bằng các thực phẩm sau:
1. Mật ong
Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, có thể dùng trị bỏng. Nhờ chống lại khuẩn H.pylori nên mật ong có tác dụng giúp các vết loét lở trên da mau lành.
2. Bông cải xanh
Các loại rau nhà họ cải như bông cải xanh, súp lơ... chứa sulforaphane, hợp chất có thể tiêu diệt khuẩn H.pylori. Trong một cuộc khảo sát, sau khi những bệnh nhân xét nghiệm dương tính với khuẩn H.pylori được yêu cầu ăn nửa chén bông cải xanh hai lần mỗi ngày trong suốt một tuần, 78% trong số này đã có kết quả âm tính với khuẩn H.pylori.
Nhiều cuộc nghiên cứu trên chuột cũng cho thấy, chất sulforaphane có thể tiêu diệt khuẩn H.pylori trong đường tiêu hóa.
Ngoài ra, ăn bông cải xanh còn giúp cung cấp nhiều vitamin C và chất xơ cho cơ thể, đây là hai chất có tác dụng chống viêm loét.
Ăn trái cây chứa chất xơ giúp chống viêm loét dạ dày - Ảnh: Shutterstock
3. Bắp cải
Các nhà khoa học cho biết, a-xít amin glutamine trong bắp cải có đặc tính chống loét lở. Glutamine có thể giúp bảo vệ ruột, đồng thời cải thiện dòng máu lưu thông đến dạ dày. Điều này đồng nghĩa với việc glutamine không chỉ giúp ngừa viêm loét mà còn giúp các vết loét trong dạ dày, ruột mau lành. Bạn có thể ăn hai chén bắp cải sống mỗi ngày.
4. Sữa chua
Sữa chua chứa vi khuẩn "tốt" có thể ngăn chặn khuẩn H.pylori hoành hành, đồng thời giúp các vết loét mau lành. Theo tạp chí Reader's Digest, một cuộc khảo sát ở Thụy Điển cho thấy, những ai ăn sữa chua ít nhất 3 lần/tuần ít bị loét dạ dày hơn so với nhóm ít khi dùng tới sữa chua.
5. Trái cây
Ăn nhiều trái cây, rau quả, ngũ cốc giúp cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể, chất giúp ngừa viêm loét.
Một số cuộc khảo sát cho thấy, những ai ăn nhiều chất xơ thường ít có nguy cơ bị u loét. Cụ thể, theo một cuộc khảo sát 47.806 nam giới ở Mỹ, những ai hằng ngày ăn hơn 11g chất xơ từ rau củ giảm được 32% nguy cơ bị viêm loét tá tràng.
Theo Thanh Niên
Mùa xuân, cảnh giác bệnh thủy đậu Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, dễ lây lan. Bệnh thủy đậu còn được gọi là bệnh phỏng dạ và thường hay xuất hiện vào mùa đông - xuân, bệnh gây nên bởi một loại virut Varicella - Zolster. Virut này rất có ái tính với da, niêm mạc và hệ thống thần kinh. Bản chất của bệnh thủy đậu là một...