Chữa cảm lạnh bằng cây sả
Cây sả mọc hoang và được trồng trên khắp mọi miền nước ta, là loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn dân tộc. Sả cũng là một trong 10 vị thuốc trong toa căn bản của y học cổ truyền.
Ngoài ra, sả còn là nguyên liệu trong mỹ phẩm làm đẹp mượt tóc, cất tinh dầu…
Sả – cây gia vị rất quen thuộc trong nhiều món ăn dân tộc, cũng là vị thuốc Đông y phổ biến trong dân gian.
Theo Đông y, cây sả vị cay, tính ấm vào 2 kinh: phế và vị. Được dùng làm thuốc trong các trường hợp:
Giải cảm lạnh:
Nồi xông giải cảm hàn, cúm: nấu cùng các loại lá thơm khác (bưởi, tía tô, lá tre…).
Gói bột giải cảm: sả khô bỏ rễ 40g, hoắc hương khô 40g, bạc hà khô 40g, vỏ quýt lâu năm 20g, củ gấu (đã chế biến) 20g, cam thảo 20g. Sấy khô, tán bột đóng gói 20g. Người lớn ngày 2 gói chia 4 lần. Trẻ em liều 1/2. Uống với nước nóng, đi nằm cho ra mồ hôi. Nếu có nôn cho 3 lát gừng hãm lấy nước uống cùng.
Chữa tiêu chảy do lạnh (hàn thấp): củ sả sao 12g, riềng sao 12g, gừng tươi nướng 8g, nụ sim 8g (hoặc búp ổi sao 12g). Lấy 500ml nước sắc còn 1/2. Chia 2 lần uống trong ngày.
Chữa ho do lạnh: củ sả tươi 30g, gừng tươi 20g. Mật ong 30g. Giã sả với gừng lọc lấy 200ml nước, hòa với mật ong đun nhỏ lửa cho sôi là được. Chia 3 lần uống trong ngày.
Video đang HOT
Chữa chấn thương sưng đau: củ sả già 12g, muồng 12g, rau má 12g, rễ tranh 12g, cỏ mực 12g, ké đầu ngựa 12g, cỏ màn chầu 12g, ngải xanh 8g, rễ nhàu 8g, gừng 3 lát, thuốc cứu 4g. Sắc 3 bát còn 1 bát, hòa với 1 ly rượu nhỏ để uống.
Ngoài ra, sả còn có nhiều công dụng:
- Làm mỹ phẩm trong dầu gội đầu để sạch mượt thơm tóc, dễ chải; là nguyên liệu chế dung dịch phòng muỗi; trồng sả quanh vườn để xua đuổi cả rắn và rết.
- Làm gia vị đi kèm với các món ăn có tính lạnh hoặc khó tiêu như món thịt chó; thịt bò nhúng giấm, thịt bò kim tiền, thịt bò cuốn mỡ chài, bò bún đều phải có sả ngâm giấm, sả muối dưa để ôn hóa dễ tiêu hơn; thịt vịt (vịt khìa) lươn (xào ớt sả) dồi hầm dừa, lươn om, lươn hấp dùng củ sả và lá sả.
- Muối với sả rang tán vụn để làm món chấm rất phổ biến đối với đồng bào miền núi có tác dụng trừ thấp khí.
Theo Suckhoedoisong
10 bí quyết dùng tỏi như thần dược
Không những chỉ là gia vị để nấu ăn, tỏi còn giúp điều trị các vết loét, làm đẹp da và sửa chữa mắt kính bị trầy xước... nếu biết sử dụng tỏi thông minh.
1. Duy trì sức khỏe tốt
Cố gắng ăn 1-2 tép tỏi mỗi ngày sẽ giúp duy trì sức khỏe tốt nhất cho bạn. Bởi tỏi là thực phẩm giúp thúc đẩy sự trao đổi chất sắt, ngăn ngừa ung thư, chống vi khuẩn và vi rút. Do đó, nên đưa tỏi là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn và gia đình
2. Chữa cảm lạnh hiệu quả
Từ lâu, tỏi đã được biết đến như là một liều thuốc điều trị ho và cảm lạnh. Và trong nhiều nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng, tỏi sẽ giúp điều trị các bệnh mùa đông. Hãy nghiền một tép tỏi và đổ nó vào một cốc nước nóng, ngâm trong khoảng 5 phút. Sau đó, lọc tỏi ra và uống. Đây được coi là một loại si-rô ho tự nhiên.
Bạn cũng có thể cố gắng ăn 3 tép tỏi một ngày trong suốt mùa đông lạnh để ngăn chặn hiệu quả tình trạng cảm cúm.
3. Trị mụn
Cắt một nhánh tỏi làm 2 nửa rồi chà xát chúng trên khu vực da bị ảnh hưởng bởi các loại mụn. Thực hiện thường xuyên hành động này, các đặc tính kháng khuẩn có trong tỏi giúp điều trị mụn và làm sáng làn da bạn.
4. Điều trị vết loét
Giống như khi điều trị mụn trứng cá, bạn hãy cắt nhánh tỏi làm 2 nửa. Sau đó áp dụng nó trực tiếp đến những vết loét, vết đau. Điều này khiến bạn có thể bị đau nhói một chút, nhưng nó được chứng minh như một phương pháp điều trị và loại bỏ nhanh những vết loét khó coi.
5. Điều trị nấm chân
Khi bị nấm chân mà đã cầu viện tới tất cả những phương pháp khác nhau vẫn không khỏi, bạn có thể nhờ đến tỏi. Để điều trị nấm và giúp chân thư giãn hơn sau 1 ngày mệt mỏi, bạn có thể ngâm chân trong nước ấm với tỏi và đinh hương trong khoảng nửa giờ.
6. Là loại thuốc trừ sâu tự nhiên
Bạn có thể sử dụng tỏi như một loại thuốc trừ sâu tự nhiên trong vườn nhà bạn. Điều này giúp bạn không cần phải sử dụng đến những loại thuốc trừ sâu độc hại, đầy hóa chất và mùi khó chịu.
7. Loại thuốc đuổi muỗi
Để đuổi muỗi khỏi đốt bạn, bạn có thể chà xát tỏi trên da của bạn. Hoặc nếu bạn thích, bạn cũng có thể bỏ nhánh tỏi đã bóc vỏ ở những nơi nhiều muỗi cũng giúp xua đuổi muỗi hiệu quả.
8. Bảo vệ chó mèo, vật cưng khỏi bọ chét
Tỏi sẽ giúp bảo vệ chó mèo của bạn khỏi tình trạng bọ chét, ve và nhiều sinh vật gây phiền toái khác. Song, tỏi có thể rất độc đối với động vật. Thế nên, bạn chỉ cho một lượng nhỏ tỏi thường xuyên vào thức ăn của vật nuôi thôi nhé.
9. Sửa chữa kính
Nếu kính của bạn bị xước nhẹ, bạn có thể nghĩ tới một biện pháp sửa chữa kính nhanh chóng. Đó là chà xát nước cây đinh hương và chút tỏi nghiền nát lên vết xước trên kính. Sau đó, lau chúng qua lại trên bề mặt. Tỏi sẽ hoạt động như một chất kết dính tự nhiên, vì vậy nó sẽ giúp kính khắc phục nhược điểm và ngăn chặn tình trạng trầy xước nhẹ.
10. Thuốc khử trùng
Đập 3-4 nhánh tỏi, để chúng vào một chai xịt đầy giấm trắng. Thêm một vài giọt tinh dầu chanh. Bạn có thể tạo cho mình một loại thuốc khử trùng bề mặt tự nhiên riêng cho bản thân.
Theo Doisongphapluat
7 tác dụng chữa bệnh của cây tía tô Theo y học cổ truyền, tía tô không chỉ là rau thơm mà còn là vị thuốc chữa bệnh và phòng bệnh tuyệt vời. Tía tô thường được coi là một thứ rau thơm trong nhiều món ăn quen thuộc của người Việt như, bún chả, cháo trứng, chuối nấu ốc... Theo y học cổ truyền tía tô còn là một vị thuốc...