Chủ động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm
Thời tiết mùa đông xuân nhiệt độ lạnh, mưa nhiều, nồm và ẩm là nguyên nhân xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Thời điểm này, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan. Vì vậy, người dân cần nâng cao ý thức phòng chống bệnh, bảo vệ sức khỏe.
Tại bệnh viện đa khoa Đống Đa, 3 tháng qua, đã khám và điều trị cho 240 bệnh nhân viêm đường hô hấp, trong đó 20% người bệnh cúm các thể và 32 bệnh nhân Covid-19. Tính rộng ra tại các cơ sở Y tế trên địa bàn Thành phố thì số ca mắc Cúm không hề nhỏ.
Video đang HOT
Thông thường bệnh Cúm diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2 đến 7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, đặc biệt là người có bệnh mãn tính sẽ diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.
Tiêm phòng Vắc xin để phòng bệnh tiếp tục được Ngành Y tế khuyến cáo để phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm viêm đường hô hấp.
Bộ Y tế cho biết, đã cung ứng đầy đủ 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng miễn phí. Để đảm bảo phòng chống dịch bệnh năm 2024, Thành phố Hà Nội cũng khuyến khích người dân tiếp tục đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt là khi đi đến các khu vực công cộng, đông người, trên các phương tiện công cộng…
Hạn chế thấp nhất các loại dịch bệnh mùa đông xuân có thể bùng phát
UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3795/UBND-KGVX về triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân trên địa bàn thành phố năm 2023.
Kiểm tra sức khỏe, đo huyết áp cho người cao tuổi tại Bệnh viện Hữu nghị. Ảnh: Xuân Lộc
Công văn nêu rõ, trong thời gian tới với điều kiện khí hậu mùa đông xuân rất thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh, phát triển, đặc biệt là bệnh truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa, như: Sởi, rubella, ho gà, viêm màng não do não mô cầu, các bệnh cúm gia cầm, Covid-19, cúm A/H7N9, cúm A/H5N1, tiêu chảy do vi rút rota...
Để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, UBND thành phố yêu cầu Sở Y tế triển khai quyết liệt công tác kiểm soát dịch bệnh, tăng cường hoạt động giám sát, phát hiện sớm, đáp ứng ngay, xử lý triệt để ổ dịch, không để lan rộng và kéo dài tại cộng đồng; tập trung triển khai công tác tiêm chủng; tổ chức tốt việc phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong ở người do dịch bệnh; kịp thời đề xuất UBND thành phố chỉ đạo các biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, phù hợp với diễn biến dịch tễ tại địa phương.
Đối với các dịch bệnh có vắc xin phòng bệnh, như: Sởi, rubella, ho gà triển khai công tác tiêm chủng, rà soát đối tượng tiêm chủng.
Về việc này, Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai mạnh mẽ các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục, các trường học; chủ động phối hợp với ngành Y tế tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, cung cấp đủ nước uống, nước sạch, thường xuyên làm vệ sinh môi trường tại trường học; phối hợp quản lý tốt sức khỏe học sinh, cán bộ, giáo viên, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, thông báo ngay cho cơ quan y tế để được khám, điều trị kịp thời, kiên quyết không để dịch lây lan trong trường học.
Sở NN&PTNT triển khai mạnh mẽ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên các đàn gia súc, gia cầm, tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch ở động vật, xử lý triệt để ổ dịch; thông báo kịp thời cho ngành Y tế phối hợp các biện pháp phòng, chống dịch bệnh lây lan từ động vật, thực phẩm sang người.
Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở NN&PTNT, Công an, Hải quan và các đơn vị có liên quan tăng cường kiểm tra, ngăn chặn triệt để gia cầm, sản phẩm gia cầm bị bệnh, nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Hạn chế đến mức thấp nhất các loại dịch bệnh mùa đông xuân có thể bùng phát.
UBND thành phố cũng giao UBND các cấp tăng cường triển khai công tác phòng, chống dịch mùa đông xuân; chú trọng triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh tại các vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, khu vực di biến động về dân cư, có ổ dịch cũ và có tỷ lệ tiêm chủng chưa cao trong những năm qua. Triển khai quyết liệt các biện pháp để phòng các bệnh nguy hiểm có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Giáp Tết, nhiều trẻ mắc cúm A diễn biến nặng phải thở máy, chuyên gia khuyến cáo gì? Thời tiết mùa Đông Xuân diễn biến thất thường, theo Bệnh viện Nhi Trung ương, số ca mắc cúm A đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở trẻ nhỏ, trong đó có nhiều ca diễn biến suy hô hấp nặng, phải thở máy. TS.BS Nguyễn Văn Lâm - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Nhi Trung ương...