Chủ động lồng ghép giáo dục quốc phòng an ninh trong giảng dạy
Các nhà trường cần linh hoạt trong việc dạy học lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh, đảm bảo phù hợp, thiết thực với từng đối tượng, lứa tuổi.
Ảnh minh họa
Trong văn bản dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục quốc phòng và an ninh năm học 2022-2023, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học triển khai dạy học lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh theo đúng quy định của Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh và các Thông tư, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Cụ thể, các đơn vị tổ chức các hoạt động dạy học dạy học lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh phù hợp, thiết thực với từng đối tượng, lứa tuổi học sinh. Rà soát, bổ sung thiết bị, đồ dùng, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu dạy học lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, trung học cơ sở theo đúng quy định hiện hành.
Sở yêu cầu các Phòng GD&ĐT chủ động xây dựng kế hoạch, hướng dẫn các nhà trường thực hiện việc giảng theo đúng quy định. Các khối lớp hiện nay đang thực hiện dạy học theo bộ sách giáo khoa mới, chương trình giáo dục phổ thông 2018 cần lựa chọn nội dung các bài học, phương pháp phù hợp, linh hoạt, sáng tạo khi triển khai dạy học lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh.
Đồng thời chỉ đạo các nhà trường tiến hành rà soát danh mục thiết bị dạy học hiện có, lập danh mục thiết bị dạy học, dự toán kinh phí để mua sắm bổ sung bộ thiết bị trong dạy học lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh theo chương trình sách giáo khoa mới đã áp dụng cho lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 6 và lớp 7 và theo lộ trình đổi mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho những năm học tiếp theo.
Tham mưu, đề xuất với UBND quận, huyện, thị xã về việc bảo đảm ngân sách chi phục vụ mua sắm đúng đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng thiết bị đồ dùng để thực hiện dạy học lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định trong danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, THCS theo đúng quy định.
Thường xuyên tổng hợp kết quả báo cáo Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh quận, huyện, thị xã về việc triển khai nhiệm vụ dạy học lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, THCS đối và mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học lồng ghép; làm cơ sở xây dựng báo cáo phục vụ công tác kiểm tra hàng năm của Bộ GD&ĐT và Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương, Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh thành phố, Sở GD&ĐT.
Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị Phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã căn cứ hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh của Sở GD&ĐT và điều kiện thực tế ở cơ sở để xây dựng kế hoạch, hướng dẫn và triển khai thực hiện nhiệm vụ dạy học lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, THCS năm học 2022-2023 bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
Video đang HOT
Triển khai tốt Chương trình mới: Yếu tố nhân lực có vai trò quyết định
Sau một năm triển khai chương trình SGK mới với lớp 1, 2, 6 thì nhiều trường phổ thông tại Hà Nội đã có cho mình những kinh nghiệm quý báu.
Trong đó, vấn đề chuẩn bị đội ngũ là yếu tố vô cùng quan trọng.
Hiện tại, các em học sinh lớp 1, lớp 2 đang học SGK mới theo Chương trình GDPT 2018. Ảnh: Đình Tuệ.
Đội ngũ nhân lực là yếu tố quyết định
Trao đổi với Báo Giáo dục & Thời đại, thầy Nguyễn Cao Cường - Hiệu trưởng Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) nhấn mạnh, Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 được xây dựng công phu và có sự chuẩn bị từ vài năm trước khi được ban hành chính thức.
Nhà trường cũng có sự chuẩn bị về số lượng giáo viên, nâng cao trình độ, tìm hiểu kỹ chương trình. Trường THCS Thái Thịnh cũng là một trong các trường dạy thử nghiệm SGK lớp 6. Giáo viên có cơ hội được tiếp xúc với chủ biên và tác giả của các cuốn sách, nhất là bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.
Thầy Nguyễn Cao Cường - Hiệu trưởng Trường THCS Thái Thịnh.
"Sự thay đổi rõ nét nhất chính ở cách tiếp cận bằng hoạt động đòi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy, làm tiết học trở nên mới lạ, lấy kiến thức là mục tiêu hàng đầu. Nhờ đó, sau một năm học mà thời gian học trực tuyến kéo dài gần hết năm học, học sinh cũng có cơ hội thể hiện khả năng của mình. Từ đó giúp hình thành những năng lực, phẩm chất của mình.
Nhà trường cũng xác định quan điểm là lấy chương trình làm gốc; việc thực hiện SGK là sự cụ thể hóa các chương trình. Qua đó, công tác quản lý cũng thay đổi theo. Giáo viên sẽ bám vào chương trình làm sao để các bộ môn cụ thể đạt được các mục tiêu chương trình quy định với lớp 6; tiếp theo là các lớp 7, 8, 9" - thầy Cao Cường nói.
Cũng theo thầy hiệu trưởng, khi xuất hiện các bộ môn mới có sự tích hợp như Khoa học tự nhiên; Lịch sử - Địa lý, các thầy cô dạy Vật lý, Hóa học và Sinh học đã tham gia các khóa bồi dưỡng để đạt yêu cầu, được cấp chứng chỉ có thể giảng dạy tốt môn Khoa học tự nhiên, tức một giáo viên sẽ có thể dạy được cả 3 môn. Nhà trường sẽ tiếp tục bồi dưỡng tiếp tục cho những năm tiếp theo. Sau mỗi năm thực hiện sẽ có những đúc kết nhất định để rút kinh nghiệm cho việc thực hiện chương trình mới với lớp 7 từ năm học 2022-2023.
Khi triển khai chương trình GDPT 2018, giáo viên cần hết sức linh hoạt và đổi mới phương pháp giảng dạy để có được tiết học lý thú cho học sinh.
Phân tích điểm khó khăn khi triển khai chương trình mới ở một số nơi, thầy Nguyễn Cao Cường cho rằng, có thể các trường chưa kịp chuẩn bị về mặt đội ngũ với việc chạy chương trình mới. Nhiều nơi vẫn bố trí 2-3 giáo viên dạy một môn tích hợp như Khoa học tự nhiên hay Lịch sử - Địa lý. Thực tế có nhiều địa phương, nhận thức của một bộ phận giáo viên chưa đầy đủ dẫn đến không nghiên cứu kỹ chương trình. Từ đó, khi thực hiện SGK mới nên có sự lúng túng khi có sự thay đổi về mặt mục tiêu và chậm đổi mới phương pháp giảng dạy; điều này dẫn tới cơ hội thể hiện năng lực của học sinh bị ảnh hưởng.
UBND quận và Phòng GD&ĐT Đống Đa cũng rà soát để cung cấp các trang thiết bị dạy học phục vụ dạy học tổng thể với cả 4 khối lớp. Đi cùng việc dạy chương trình SGK mới thì khâu đánh giá học sinh cũng có sự khác biệt. Việc đánh học sinh đang thực hiện theo Thông tư 22 đối với lớp 6, có nhiều điểm mới. Trong đó thay đổi nhận thức của học sinh và phụ huynh.
Trước đây nhiều người còn phân biệt môn chính - môn phụ thì giờ đây đã có sự bình đẳng giữa các môn học. Việc khen thưởng học sinh cũng được quy định rõ, làm cho đích đến của học trò không phải là các danh hiệu mà tạo ra áp lực cho phụ huynh và học sinh nữa. Nhờ tháo được "nút thắt" này, học trò không còn định kiến rằng phải học tốt môn này mà xem nhẹ môn kia mà sẽ tạo ra một hệ sinh thái rất toàn diện trong tất cả các môn học và các hoạt động.
Khắc phục khó khăn để đạt mục tiêu
Với hơn 503 học sinh đang theo học, Trường Tiểu học Phú Phương (Ba Vì, Hà Nội) được đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất khang trang, nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác dạy và học, nhất là khi triển khai chương trình SGK mới với lớp 1, 2 và sắp tới là lớp 3.
Học sinh lớp 2 Trường Tiểu học Phú Phương - huyện Ba Vì trong giờ học môn Tiếng Việt.
Cô Nguyễn Thị Lương - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, năm học 2021-2022 trường đạt chuẩn mức độ 2, kiểm định chất lượng đạt cấp độ 3. Diện tích toàn trường khoảng 7.050m2, hiện có 15 lớp ở 5 khối, mỗi khối 3 lớp. Khi triển khai dạy chương trình SGK mới, các thầy cô áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để đạt hiệu quả nhất cho học sinh.
Với học sinh lớp 1, nhất là môn Tiếng Việt. Trẻ đọc thông viết thạo khá nhanh. Trong thời gian học trực tuyến, nhiều em phải học bằng điện thoại nên hạn chế hơn khi tiếp thu bài. Học sinh khối 1 thường được bố trí lịch học online vào buổi tối để bố mẹ có thể hỗ trợ về thiết bị. Thầy cô cũng tổ chức tốt chuyên đề, thao giảng, rút kinh nghiệm ở tất cả các môn. Tích cực sinh hoạt chuyên môn, đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn trong bài dạy và phối hợp với phụ huynh qua Zoom.
Đầu tháng 4 khi được đi học lại, các cô cũng thấy kết quả khảo sát khá tốt, dù so với năm ngoái không cao. Số em kém nhận thức ở khối 1 chỉ có hai em. Các cô bồi dưỡng thêm vào cuối buổi cho các em học yếu kém, nhất là khối 1, 2 để các em sớm bắt kịp với bạn bè.
Học sinh khối 2 đã quen hơn với phương pháp giảng dạy mới của cô giáo.
Cũng theo cô Lương, từ ngày 19 tới 31/5 sau khi các em thi xong tất cả các môn học cuối năm, nhà trường sẽ tổ chức một số hoạt động cho học sinh như liên hoan ca khúc măng non, chào mừng Sinh nhật Bác Hồ, thi rung chuông vàng, giáo dục học sinh rèn kỹ năng sống...
"Điểm khó khăn của nhà trường là chưa có hệ thống bể bơi di động để phổ cập bơi. Học sinh chủ yếu đi học bơi ở những nơi khác. Trong thời gian tới, nhà trường mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, đồng hành từ lãnh đạo các cấp và nhân dân để hoàn thiện hơn nữa cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học của thầy trò nhà trường" - cô Lương bày tỏ.
Thời gian qua, Sở GD&ĐT Hà Nội đã ban hành tài liệu Giáo dục địa phương dành cho học sinh lớp 6. Tài liệu này rất quan trọng sẽ cùng đồng hành với các môn để tạo giá trị riêng của học sinh Hà Nội. Mỗi tỉnh/thành khác nhau cũng sẽ có cho họ bộ tài liệu Giáo dục địa phương mang đậm nét văn hóa riêng. Mục đích giúp học sinh hiểu và thêm tự hào về địa phương mình. Từ đó tạo ra sự giao lưu văn hóa giữa học sinh các địa phương và giúp lan tỏa nhiều giá trị tích cực.
Đổi tên các nguyên tố Hóa học theo SGK mới: Ngôn ngữ, cách đọc có quan trọng? Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên tố Hóa học nên dùng theo cách gọi được Việt hóa bởi số học sinh có nhu cầu du học nước ngoài sau bậc THPT và số học sinh đi thi quốc tế hàng năm chỉ là thiểu số. Cách đọc mới sẽ dần quen và trở lại bình thường trong 1-2 năm Việc thay đổi cách...