Cho tuyển sinh riêng lại muốn “3 chung”
Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các trường tự chủ tuyển sinh nhưng đa số các trường công lập đều “né” tuyển sinh riêng và vẫn theo phương án “ 3 chung”.
“Có trường đủ giảng viên để tự ra đề được nhưng cũng có trường không đủ giảng viên nên bảo tự ra đề là thua. Tuyển sinh riêng mà chưa đầy đủ các điều kiện thì dễ sinh tiêu cực” – PGS Nguyễn Hồng Anh, Hiệu trưởng Trường ĐH Quy Nhơn, nêu một trong những lý do khiến trường này vẫn tuyển sinh theo “3 chung” trong năm 2014.
“Né” thi riêng vì ngại ra đề
Tại hội nghị tổng kết công tác tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014 vừa tổ chức tại Hà Nội, đại diện nhiều trường cho rằng rất khó kiểm tra chất lượng trong các khâu tuyển sinh nếu tổ chức thi riêng. PGS Nguyễn Hồng Anh khẳng định do khó khăn trong việc ra đề nên đến năm 2017, khi các trường tự chủ tuyển sinh sau lộ trình 3 năm, Trường ĐH Quy Nhơn mới có phương án tuyển sinh riêng.
Thí sinh dự thi vào Trường ĐH Sư phạm TP HCM trong kỳ thi ĐH, CĐ năm 2013 Ảnh: Tấn Thạnh
Đồng quan điểm, ông Lê Công Cơ, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, cho rằng thực hiện ngay tuyển sinh riêng sẽ khiến cả nhà trường và thí sinh gặp bất lợi. “Điều kiện cần tối thiểu là phải có chuẩn quốc gia về kỳ thi tốt nghiệp THPT, đó là kỳ thi được tính như căn cứ để xét tuyển. Bộ GD-ĐT cần phải thay đổi kỳ thi này để đạt chất lượng, từ đó có thể thực hiện xét tuyển” – ông nói.
Theo ông Cơ, việc ra đề thi rất khó đối với một số trường, trong đó có cả Trường ĐH Duy Tân. “Bộ nên có một ngân hàng đề để tạo mặt bằng chất lượng chung, thí sinh không trúng tuyển ở trường này thì có thể xét tuyển vào trường khác, vừa tiết kiệm cho ngân sách vừa tạo thêm nhiều cơ hội trúng tuyển cho thí sinh” – ông đề xuất.
Video đang HOT
TS Lưu Thanh Tâm, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP HCM, nhấn mạnh đề thi chính là khâu khiến các trường lo nhất. “Không phải trường nào cũng đủ giảng viên hiểu rõ nội dung ở phổ thông để ra đề thi” – ông bày tỏ lo lắng trước việc các trường phải có đủ đội ngũ cán bộ ra đề mới được tuyển sinh riêng.
GS Ngô Thế Chi, Giám đốc Học viện Tài chính, khẳng định vẫn ủng hộ phương án thi “3 chung” bởi hình thức này tạo sự công bằng cho thí sinh. Lãnh đạo các trường ĐH: Sư phạm, Luật TP HCM, Giao thông Vận tải Hà Nội, Học viện Ngân hàng… đều cho biết năm tới sẽ tiếp tục tổ chức thi theo hình thức “3 chung”.
Chỉ khối năng khiếu mặn mà
Trong khi đại đa số các trường cho hay vẫn thi “3 chung” vào năm sau thì khối năng khiếu lại tỏ ra mặn mà với việc thi riêng. Bà Lê Thị Thu Xuyền – Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch – cho biết việc 10 trường khối năng khiếu (9 trực thuộc bộ này và 1 trực thuộc Bộ GD-ĐT) tuyển sinh riêng trong năm 2013 đã tạo nguồn tuyển rộng rãi và nâng cao chất lượng tuyển chọn đầu vào có tính chất đặc thù.
Thực tế, trong một trường cùng lúc có thể chọn 2 phương thức tuyển sinh. Các ngành đào tạo năng khiếu tuyển sinh theo phương thức thi năng khiếu kết hợp với xét tuyển môn văn hóa; các ngành đào tạo văn hóa thực hiện phương thức tuyển sinh theo kỳ thi “3 chung”.
Theo bà Xuyền, việc tổ chức tuyển sinh riêng giúp các trường chủ động về thời gian thi tuyển và xét tuyển môn ngữ văn nên số lượng thí sinh dự thi vào các trường này tăng cao so với năm trước. Trong lĩnh vực mỹ thuật, Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam tăng 75%, Trường ĐH Mỹ thuật TP HCM tăng 67%…, điểm trúng tuyển của một số ngành cũng được nâng lên so với năm trước.
Bà Xuyền đề nghị ngoài 10 trường của năm trước, năm 2014, Bộ GD-ĐT cho phép thêm một số trường văn hóa nghệ thuật thuộc các tỉnh, thành phố tổ chức tuyển sinh riêng trên cơ sở tự nguyện, xây dựng đề án khả thi để được phê duyệt.
Khi được tự chủ lại than khó
Trước tình trạng các trường “né” tuyển sinh riêng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho rằng ngay trong chính người đứng đầu các trường ĐH cũng đang có một cái phanh vô hình bởi khi chưa giao quyền tự chủ thì ra sức đòi quyền lợi, khi được phép tự chủ lại nêu khó khăn. “Chính những người đứng đầu phải đổi mới tư duy, nhận thức, từ đó mới tạo được sự đồng thuận trong dư luận” – ông Luận nói.
Người đứng đầu ngành giáo dục cũng cho rằng việc phải tự ra đề thi sẽ khiến các trường gặp khó khăn nhưng không thể vì khó mà chùn bước.
Theo TNO
Đầu tháng 1/2014 chính thức có phương án tuyển sinh
Những thông tin trong dự thảo tuyển sinh ĐH, CĐ 2014 gần như không thay đổi. Đầu tháng 1/2014, Bộ sẽ chính thức công bố quy định tuyển sinh ĐH, CĐ 2014. Thời gian tuyển sinh riêng cần phải lấy thêm ý kiến của các trường, xã hội. Bộ sẽ có hướng dẫn trong lịch tuyển sinh được công bố sắp tới", Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Bùi Văn Ga (ảnh) đã trao đổi với phóng viên báo Tin Tức bên lề Hội nghị tuyển sinh ĐH, CĐ 2014.
* Thưa Thứ trưởng, trong ý kiến của các trường ĐH, có ý kiến nào bày tỏ những băn khoăn mà Bộ sẽ cần phải xem xét, nghiên cứu không?
Sau khi công bố dự thảo quy chế tuyển sinh 2014, Bộ GD - ĐT đã tập hợp ý kiến của các trường. Có nhiều vấn đề xã hội quan tâm như: Chủ trương của Bộ về tự chủ tuyển sinh, tuyển sinh riêng có gây sốc cho học sinh không? Tuyển sinh riêng giúp các trường khó tuyển thì tuyển đủ chỉ tiêu, quản lý dạy thêm học thêm ra sao, đảm bảo chất lượng của kỳ thi? Tất cả những vấn đề này đều được Bộ giải thích rõ ràng trong thời gian qua.
Đa số các trường đều đồng ý với chủ trương của Bộ GD - ĐT. Trước đó, có những trường chưa hiểu được bản chất mục tiêu tuyển sinh riêng, sau khi được giải thích cũng đều đã nhất trí với chủ trương của Bộ. Duy chỉ có ý kiến về thời gian tổ chức tuyển sinh riêng, đề án tuyển sinh riêng, Bộ sẽ phải nghiên cứu thêm, và chờ thêm ý kiến của nhân dân và đi đến điều chỉnh, thống nhất trong thời gian tới. Có những trường đề nghị tuyển sinh riêng hai đợt: Vào tháng 1, tháng 2 hàng năm, nhất là những trường đào tạo tín chỉ, về vấn đề này, Bộ phải xem xét thêm.
* Đến thời điểm này, những vấn đề về tự chủ tuyển sinh nào đã được chốt, thưa Thứ trưởng?
Những vấn đề đã đặt ra trong dự thảo quy chế tự chủ tuyển sinh 2014 gần như đã được cố định rồi. Đa số các trường đều ủng hộ dự thảo quy chế này. Tuần tới (tháng 1/2014) Bộ sẽ ban hành quy định tuyển sinh riêng để các trường áp dụng. Lịch tuyển sinh có thể hướng dẫn về thời gian tuyển sinh riêng để thí sinh tiện theo dõi.
Bộ GD - ĐT yêu cầu 2 trường đại học quốc gia (ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh), 3 trường đại học vùng và các trường ĐH trọng điểm đi đầu trong công tác tuyển sinh riêng. Hai trường ĐH Quốc gia đã chuẩn bị tương đối sẵn sàng. Họ đã huy động các nhà khoa học, nhà giáo ưu tú để thực hiện việc này từ 3 năm trước. ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã đề xuất phương án tuyển sinh riêng từ 3 năm trước nhưng vẫn còn hạn hẹp về đối tượng tuyển sinh, cụ thể đối tượng tuyển sinh riêng là những học sinh trường chuyên thuộc ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, sau đó Bộ đề nghị mở rộng đối tượng tuyển sinh là học sinh các trường chuyên khác để đảm bảo tính công bằng. Tới nay họ đã điều chỉnh phương án này phù hợp với tình hình thực tế.
Hiện nay đã có 17 trường ĐH, CĐ đề xuất phương án tuyển sinh riêng trước khi có dự thảo quy chế tuyển sinh riêng. Hiện các trường phải điều chỉnh lại phương án phù hợp với yêu cầu của quy chế này. Bộ sẽ căn cứ vào nội dung, nguyên tắc, xem trường nào phù hợp thì sẽ đồng ý để các trường áp dụng.
* Thứ trưởng có thể cho biết hiện nay đã có đề án nào được phù hợp với dự thảo quy chế tuyển sinh chưa?
Hiện nay, Bộ cũng chưa xem xét đầy đủ. Sau khi quy chế chính thức ban hành, Bộ sẽ tiếp tục tiếp nhận đề án hoàn thiện của các trường. Hy vọng có một số trường tự chủ tuyển sinh theo hướng mà Bộ đã đề ra. Ví dụ năm ngoái, một số trường năng khiếu nghệ thuật đã làm tốt tuyển sinh riêng. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho tuyển sinh riêng.
Theo Trithuc
Sửa đổi chính sách ưu tiên là tất yếu Sửa đổi chính sách ưu tiên tuyển sinh là một trong những điểm mới Bộ GD-ĐT sẽ điều chỉnh trong mùa tuyển sinh 2014. Các chuyên gia đều cho rằng, việc điều chỉnh này là hợp lý và phù hợp với thực tế. Ảnh minh họa PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, nói: "Tình hình kinh tế xã...