Sửa đổi chính sách ưu tiên là tất yếu
Sửa đổi chính sách ưu tiên tuyển sinh là một trong những điểm mới Bộ GD-ĐT sẽ điều chỉnh trong mùa tuyển sinh 2014. Các chuyên gia đều cho rằng, việc điều chỉnh này là hợp lý và phù hợp với thực tế.
Ảnh minh họa
PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, nói: “Tình hình kinh tế xã hội thay đổi từng ngày, nên việc cập nhật lại các đối tượng và vùng miền được hưởng ưu tiên tuyển sinh là việc làm tất yếu nhằm đảm bảo công bằng xã hội”.
Đồng quan điểm, thạc sĩ Hứa Minh Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính – Marketing, thẳng thắn: “Việc điều chỉnh theo hướng giới hạn khu vực và đối tượng ưu tiên tuyển sinh là hoàn toàn hợp lý. Đúng như tinh thần loạt bài Ưu tiên tuyển sinh thế nào để công bằng? mà Báo Thanh Niên đã đăng tải tháng 7 vừa qua, ưu tiên phải dành cho tối thiểu không thể đại trà như hiện nay. Tuy nhiên, thạc sĩ Tuấn cho rằng, việc Bộ cần làm là phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Dân tộc để xác định đúng vùng miền nào thực sự khó khăn cần được hưởng chính sách ưu tiên.
Video đang HOT
Thạc sĩ Võ Văn Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn Lang cũng đánh giá sự thay đổi chính sách ưu tiên là đúng đắn và mang đến sự công bằng hơn rất nhiều. Chẳng hạn, kỳ tuyển sinh năm 2013, đối tượng 04 (người Hoa) ở thành phố cũng được xếp vào đối tượng ưu tiên 01. Năm nay đối tượng 01 này chỉ được ưu tiên ở những vùng khó khăn.
Theo TNO
Tuyển sinh 2014: Đề xuất thi riêng vào tháng 2
Lãnh đạo ĐH Đà Nẵng đề xuất ngoài kỳ thi tuyển sinh "3 chung", kỳ thi tuyển sinh riêng của các trường nên tổ chức vào đầu năm.
Trong hội nghị tổng kết năm 2014, lãnh đạo các học viện, đại học, cao đẳng trên cả nước đã có nhiều ý kiến tham luận có giá trị liên quan đến công tác tuyển sinh năm 2014.
Năm 2014, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, các trường thi riêng có thể tuyển sinh tối đa 2 lần/năm. Tuy nhiên, hiện nay lịch tuyển sinh của các trường thi riêng vẫn cần được thảo luận tại hội nghị này.
Tại hội nghị, đa số các trường đều đồng thuận với quyết định của Bộ khi cho các trường tổ chức thêm 2 đợt thi riêng trong năm.
Ông Đoàn Quang Vinh đề xuất nên tổ chức kỳ thi riêng vào tháng 2 (Ảnh: Phạm Thịnh)
Chia sẻ về nội dung này, ông Đoàn Quang Vinh, Phó Hiệu trưởng ĐH Đà Nẵng đề xuất ngoài kỳ thi chung vào tháng 7 có thể thi thêm một đợt tại tháng 2. Ý kiến này nhận được khá nhiều đồng tình của các đại biểu tham dự hội nghị.
Trong khi đó, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM cho biết năm 2014 trường vẫn thi ba chung, tạo nền tảng để thay đổi dần từ năm 2015. Năm 2016 trường sẽ thực sự thay đổi hoàn toàn phương án tuyển sinh.
Năm 2013, cả nước có tới 79,71% thí sinh trúng tuyển đại học, cao đẳng. Theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, số thí sinh trúng tuyển đại học, cao đẳng nhập học là 498.732 thí sinh so với 616.390 chỉ tiêu.
Trong số 353 đại học, cao đẳng tuyển sinh năm 2013 có 20 trường tuyển vượt trên 15% so với chỉ tiêu đề ra. Ngược lại, có 99 trường chỉ tuyển được 50% so với chỉ tiêu.
Năm 2013 cũng đánh dấu một sự thay đổi về tuyển thẳng nên tỷ lệ thí sinh ở diện này khá cao. Cả nước có 802 thí sinh được tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển gần 6.000 thí sinh.
Theo TNO
Giảm chỉ tiêu ngành sư phạm Trước sự dư thừa nhân lực ngành sư phạm, theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, nhiều trường ĐH sẽ giảm mạnh chỉ tiêu các ngành này trong mùa tuyển sinh 2014. Thí sinh dự thi vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2013 - Ảnh: Đào Ngọc Thạch Giảm tới 30% Trường ĐH Sư phạm TP.HCM dự kiến giảm 500 chỉ tiêu so...