Những bài văn ‘đồng phục’
Mẹ tôi vẫn thường nói đùa rằng trẻ con đi học tiểu học bây giờ không khác gì sống trong môi trường quân đội.
Tất cả những gì liên quan đến các bé đều có quy định và mẫu số chung từ quần áo, tập vở, bao bìa tập, dụng cụ học tập…
Tôi nghĩ điều đó cũng tốt bởi trẻ con cần phải có khuôn phép nhất định thì mới thành người. Nhưng cách đây một tuần, tôi mới vỡ lẽ, thì ra bốn chữ “môi trường quân đội” của mẹ tôi có ý thể hiện sự bức xúc.
Những bài văn “đồng phục” sẽ “giết chết” tâm hồn trẻ thơ Bé Lộc, con anh trai tôi, đang học lớp 4 tại một trường tiểu học tỉnh nhà. Tối hôm đó, đi ngang phòng Lộc, tôi nghe cháu đọc: “Gương mặt mẹ hình trái xoan phẩy có những nét thanh tú chấm sóng mũi mẹ dọc dừa càng làm mẹ đẹp hơn chấm miệng mẹ không rộng lắm phẩy viền đôi làn môi đỏ thắm phẩy khi mẹ cười hiện ra hàm răng trắng tinh như những hạt minh châu chấm…”.
Tôi thắc mắc xen lẫn ngạc nhiên. Thằng bé hôm nay tả mẹ hay vậy sao? Mà sao nó đọc chấm phẩy lung tung thế? Tôi đẩy cửa vào phòng hỏi nó: “Con học gì vậy Lộc?”. “Con học thuộc lòng mấy bài tập làm văn để thi giữa học kỳ” – nó ngây thơ đáp trong sự ngạc nhiên khôn tả của tôi.
Vì công việc, tôi cũng rất ít quan tâm đến việc học tập của cháu mình và cũng chẳng biết trẻ con bây giờ học tập ra sao.
Tôi ngạc nhiên hỏi cháu: “Tập làm văn sao con lại học thuộc lòng? Mà biết thi cô cho đề gì để con học trước? Sao con không đợi tới thi, vào lớp lập dàn bài mà làm?”. Thằng bé cười: “Cô Út không biết gì hết. Cô chỉ dặn học ba bài: tả mẹ, tả bà và tả con mèo thôi. Học ba bài vô lớp sẽ làm được. Mà cô không cho lập dàn bài khi làm bài thi đâu”.
Là cử nhân văn chương, tôi có phần tức giận và sốc khi nghe thằng bé bảo không được lập dàn bài và phải học thuộc để vô phòng thi viết. Văn chương xuất phát từ tâm hồn mỗi người mà. Lạ quá!
Video đang HOT
Tôi kiên quyết thuyết phục thằng bé làm văn theo đúng nghĩa. Nó chấp nhận vì luôn cho rằng tôi rất giỏi. Tôi đã dạy nó cách cảm nhận và trình bày một bài văn khoa học, giàu cảm xúc.
Một tuần sau khi thi về, nó cầm phiếu điểm òa khóc, đổ lỗi cho tôi: “Tại cô Út mà bài văn tả mẹ của con chỉ được điểm 7, trong khi các bạn khác toàn 9, 10″.
Tôi ngỡ ngàng và bảo Lộc thuật lại cháu đã viết gì trong bài văn ấy. Không thể tin được. Bài văn Lộc viết rất thật, rất giàu cảm xúc. Tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra thì thằng bé lại khóc: “Cô bảo bài của con không giống với các bạn. Cô nói con không học bài, không viết như bài cô cho”.
Một lần nữa tôi lại thấy tức giận. Văn chương là thứ thiên về cảm xúc. Qua mỗi bài văn sẽ làm bật lên tính cách và tâm hồn của trẻ. Tại sao lại áp đặt những cảm xúc lẽ ra phải được thể hiện trên từng con chữ?
Những bài văn theo lối “đồng phục” như thế liệu có giết chết cảm xúc, sự sáng tạo trong những khối óc mới lớn? Phải chăng đó là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chán học văn ở học sinh trung học phổ thông sau này, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng?
Nếu các cô giáo tiểu học hướng dẫn các bé cách trình bày một bài văn và để các em tự do với những cảm xúc của mình, điều đó sẽ hay biết dường nào. Những bài văn, những cảm xúc đầu đời đã bị đè nén, áp đặt thì trách sao số lượng những bài văn tốt nghiệp trung học phổ thông đạt điểm 0 lại ngày càng nhiều.
Theo Tuổi trẻ
Bài văn ủng hộ người đồng tính của nữ sinh 15 tuổi
Uyên Nghi thẳng thắn: 'Vì sao chúng ta phải kỳ thị, miệt thị họ bằng những từ ngữ cay đắng? Tại sao chúng ta lại dùng hai từ "ghê tởm, dơ bẩn" để gán cho họ?
Bài văn ủng hộ người đồng tính của bạn Uyên Nghi, lớp 10 Văn trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa TP HCM gây nhiều ấn tượng khi xuất hiện trên mạng xã hội.
Với đề bài Nghị luận về một vấn đề xã hội em quan tâm nhất, Uyên Nghi đã chọn vấn đề đồng tính. Bài văn đánh thức rất nhiều người bởi suy nghĩ chín chắn của một teen girl 15 tuổi.
Bài văn ủng hộ người đồng tính của Uyên Nghi. Ảnh: FB.
Ở Việt Nam, vấn đề đồng tính còn khá nhức nhối khi còn có rất nhiều người kỳ thị và xa lánh người đồng tính. Trong bài văn của Uyên Nghi, đồng tính được nhìn nhận khá thoáng và rất cởi mở.
Bài văn mở đầu bằng câu hát khá nổi tiếng trong Born this way của Lady Gaga: "I'm beautiful in my way. Cause God make no mistake" (Tạm dịch: Tôi xinh đẹp theo cách của tôi, bởi vì Chúa chẳng mắc sai lầm gì) để giải thích rằng: "Không ai khi sinh ra có quyền lựa chọn giới tính, cũng như lựa chọn tính cách của bản thân. Vì vậy đồng tính không phải là một vấn đề không tốt, mà ngược lại đó còn là một vấn đề cả xã hội cần quan tâm".
Uyên Nghi đã có những quan điểm đanh thép về người đồng tính khiến người đọc nể phục.Ảnh: FB.
Uyên Nghi đã dẫn người đọc tìm hiểu đồng tính là gì? Có những loại đồng tính như thế nào? Cách sống của người đồng tính ra sao?....
Cách khai thác vấn đề của Uyên Nghi tiếp tục khơi gợi nhiều vấn đề nóng khác. Đặc biệt, đó là cách nhìn nhận của xã hội hiện nay với người đồng tính. Theo cô bạn: "Đồng tính nói chung, cả les và gay cũng chỉ là những con người vô cùng bình thường... Vậy thì vì sao chúng ta phải kỳ thị, miệt thị họ bằng những từ ngữ cay đắng? Tại sao chúng ta lại dùng hai từ "ghê tởm, dơ bẩn" để gán cho họ?".
"Mỗi lời chúng ta, dù vô tình hay cố ý cũng đều tựa như một nhát dao đam xuyên qua trái tim họ... Vì vậy ta hãy dang rộng vòng tay đón nhận lấy những đồng tình nữ, nam, yêu thương cảm thông, chia sẻ với họ", đó là lời mà Uyên Nghi muốn gửi gắm qua bài văn.
Đây là bài kiểm tra 15 phút hôm 13/9 được giáo viên chấm 8,3 điểm cùng lời phê: "Nghị luận khá tốt, chọn vấn đề khá "hot" trong tình hình xã hội hiện nay. Có thể cập nhật thêm luật kết hôn đồng giới mà Quốc hội bàn bạc tháng 9/2013 để khởi sâu vấn đề, đề xuất giải pháp".
Cư dân mạng đồng tình với quan điểm của Uyên Nghi. Ảnh: chụp từ màn hình.
Ngay khi đăng tải, bài văn đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ cộng đồng mạng. Lam Huynh bình luận: "Bài văn viết về đồng tính rất đúng với thực tế hiện nay. Một cô học trò còn khá trẻ mà đã có những suy nghĩ chín chắn như vậy thật đáng khen".
Nấm Lùn khen ngợi: "Bài viết của bạn hay lắm. Cảm ơn vì đã cho mọi người hiểu rõ hơn về người đồng tính".
"Bạn viết đúng và ý nghĩa quá. Bản thân mình cũng thấy xã hội hiện nay còn quá kì thị về người đồng tính. Hy vọng bài văn của bạn sẽ góp một phần nào đó đánh thức suy nghĩ của mọi người để có cái nhìn thiện cảm hơn với người đồng tính", Hoa An chia sẻ.
Uyên Nghi rất tâm đắc với bài văn này của mình. Ảnh: FB.
Chia sẻ trên trang cá nhân, Uyên Nghi nói: "Cũng không phải xuất sắc với số điểm nhưng mình đã dành cả tâm huyết khi viết về chủ đề này nên cũng cảm thấy mãn nguyện".
Theo TNO
Đồng phục học đường: Bộ không bắt buộc, trường đổi xoành xoạch Bộ GD-ĐT vừa ra văn bản chỉ đạo không bắt buộc học sinh phổ thông mặc đồng phục hằng ngày đến trường. Trên thực tế, nhiều trường tại TP.HCM đã có đồng phục riêng, đủ màu, đủ kiểu, từ đầu tháng 8. Đồng phục đủ sắc màu ở các trường học tại TP.HCM Năm học này, Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh (Q.6) đổi...