2013 – năm phát triển mạnh mẽ của trò chơi giáo dục
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, 2013 là một năm phát triển mạnh mẽ của loại hình trò chơi giáo dục trực tuyến (GDTT), trong đó có sản phẩm Chinh Phục Vũ Môn (CPVM) của Công ty Cổ phần Trò chơi Giáo dục Trực tuyến Egame.
Giữa tháng 12/2013, Bộ GD&ĐT, TW. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội TW phối hợp với Công ty Cổ phần trò chơi Giáo dục trực tuyến – Egame đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Ý tưởng sáng tạo về trò chơi giáo dục trực tuyến”. Có thể nói, đây là hoạt động tiêu biểu, điển hình và ý nghĩa nhất của Egame dành cho các em học sinh trên cả nước thể hiện khả năng sáng tạo, đam mê, khát vọng của mình thông qua các ý tưởng, tác phẩm… đồng thời mở ra một hướng phát triển mới cho ngành giáo dục cũng như các đơn vị tâm huyết, sáng tạo trong lĩnh vực trò chơi GDTT. Những ý tưởng của các em không xa nữa sẽ được hiện thực hóa và đi vào đời sống học đường bởi đó là những ước muốn thiết thực nhất do chính các em sáng tạo, xây dựng.
Nguyên Tổng Bí thư BCH TW Đảng Cộng Sản Việt Nam – đồng chí Lê Khả Phiêu trao giải đặc biệt đến em Nguyễn Minh Nhựt, học sinh lớp 4 tỉnh Bến Tre.
Đại diện Ban Tổ chức cho biết cuộc thi đã nhận được sự ủng hộ tích cực của các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh cũng như sự tham gia nhiệt tình của các em học sinh. Điều đáng ghi nhận chính là việc toàn bộ 63 tỉnh thành trên cả nước đều có bài tham dự với tổng số hơn 150.000 bài viết, ý tưởng, đề xuất hết sức tâm huyết, sáng tạo. Đặc biệt, trong số các bài dự thi có trên 50 bài không chỉ dừng lại ở mức độ ý tưởng mà là các sản phẩm, mô hình gần như hoàn chỉnh.
Trước đó, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, CPVM cũng đã chính thức nhận Giải thưởng cao quý và uy tín khi lọt “Top 100 Sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em năm 2013″ do Báo Lao động & Xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) phối hợp với Tạp chí Gia đình & Trẻ em tổ chức nhằm vinh danh, khuyến khích các doanh nghiệp có nhiều sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em.
Ông Nguyễn Ngọc Thuỷ – Tổng Giám đốc Egame nhận Giải thưởng Top 100 Sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em năm 2013.
Không chỉ vậy, trong hai tháng 10/2013 và 11/2013, Hội đồng Đội các tỉnh Hà Nội, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Vũng Tàu, Đà Nẵng… đã phối hợp với Egame tổ chức hội nghị tập huấn giới thiệu về trò chơi GDTT và phát động cuộc thi CPVM khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam. Đây là những tỉnh/thành phố đầu tiên trong cả nước triển khai mô hình này nhằm tập trung vào việc xây dựng, giới thiệu, phát triển một sân chơi lành mạnh, bổ ích trên mạng internet, phát triển tư duy sáng tạo, góp phần xây dựng các trò chơi có ý nghĩa, mang tính giáo dục, góp phần đẩy lùi trò chơi độc hại, bạo lực trên thị trường, gây ảnh hưởng chưa tốt đến các em học sinh.
Video đang HOT
Đánh giá về trò chơi GDTT, ông Nguyễn Hiệp Thống – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội nhận xét: “Trò chơi GDTT Chinh Phục Vũ Môn được thiết kế thông minh, tạo được sự hấp dẫn thu hút học sinh tham gia học tập và rèn luyện, và cũng giúp cho nhiều người có một cách nhìn khác, tích cực hơn về trò chơi trực tuyến. Đây là sản phẩm không những để giải trí mà còn giúp cho học sinh được hệ thống kiến thức một cách tự nhiên nhất, có được một không gian học tập và giải trí nghiêm túc, trí tuệ”.
Điều đó cho thấy, trò chơi GDTT hiện nay đã dần khẳng định được vai trò và tầm quan trọng đối với cộng đồng, xã hội. Đặc biệt, CPVM đã mạnh mẽ xoá nhoà quan điểm cũ cho rằng game giáo dục đồng nghĩa với nhàm chán và nặng nề. Rất nhiều ý kiến em học sinh, phụ huynh, thầy cô… khẳng định CPVM mang đến cho người chơi những phút giây thư giãn cùng trải nghiệm vô cùng hấp dẫn khi đắm mình trong thế giới 3D huyền ảo, đầy màu sắc, những cuộc đấu trí sôi động tại các đấu trường kết hợp cùng âm thanh, hiệu ứng tuyệt đẹp… Quan trọng hơn, thế giới ảo này thực sự lành mạnh, tốt cho việc học tập, phát triển tâm – sinh lý của các em.
Có thể nói 2013 là một năm thành công của Egame cũng như CPVM khi sản phẩm được vinh danh và “chinh phục” lòng tin của cộng đồng, xã hội. Theo ông Nguyễn Ngọc Thuỷ – TGĐ của Egame “quan trọng hơn, Egame đang ấp ủ quyết tâm tiến xa, vượt ra ngoài thị trường trong nước. Ngoài việc chuẩn bị thu hút thêm nguồn vốn từ các quỹ đầu tư, Egame hiện đang chuẩn bị kế hoạch mở rộng thị trường phát triển ra khu vực, nơi có nhiều quốc gia có những nét tương đồng về văn hoá, lịch sử… như Việt Nam”.
Theo TTVN
Những quy định gây xôn xao học đường Việt trong năm 2013
Cùng điểm lại những quy định học đường đáng chú ý, gây xôn xao dư luận trong thời gian qua nhé.
Trường cấm học sinh nói bậy trên Facebook
Đầu năm 2013, website và fanpage chính thức của trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) đăng thông báo với nội dung "Những điều cấm kỵ khi lên Facebook" áp dụng đối với toàn bộ học sinh của trường. Nội dung chính của thông báo là cấm học sinh nói tục, chửi bậy, phải sử dụng ngôn từ trong sáng, thuần Việt, không được dùng FB để nói xấu bất cứ ai, chỉ "like" (thích) khi đọc kỹ nội dung, viết satus phải rõ ràng để tránh mọi người hiểu lầm...
Thông báo này ngay khi xuất hiện đã nhận được nhiều ý kiến không chỉ của riêng học sinh trường Lương Thế Vinh. Bên cạnh một số ý kiến cho rằng, quy định đã ảnh hưởng quyền tự do cá nhân, khiến học sinh cảm thấy ngột ngạt... Tuy nhiên có rất nhiều phản hồi tích cực, nhất là phía học sinh của trường đều ủng hộ qua định trên.
Theo thầy Văn Như Cương - Hiệu trường của trường: "Quy định này nhằm cảnh báo trước học sinh để các em tránh và biết điều chỉnh hành vi, lời nói của mình, dù là các em đang tham gia cộng đồng mạng".
Lệnh cấm của trường nhận được rất nhiều sự quan tâm
Cấm học sinh mặc quần ống hẹp
Đây là quy định của trường THPT Hà Huy Giáp (thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ). Trong ngày kiểm tra đồng phục của học sinh, có gần 100 học sinh của trường mặc quần ống hẹp đã bị nhà trường yêu cầu ra về. Trước đó nhà trường đã đưa ra quy định học sinh phải mặc quần ống rộng được 4 năm. Tuy nhiên những năm trước trường không xử lý nghiêm nên vẫn có nhiều em tự ý bóp nhỏ ống quần lại.
Bên cạnh ý kiến cho rằng quy định của nhà trường là đúng đắn nhằm gìn giữ nếp sống văn minh trong học đường, thì đa phần ý kiến từ học sinh, phụ huynh cho rằng quy định này là quá cứng nhắc và vô tình gây khó khăn cho một số em có gia cảnh khó khăn, các em thường mặc lại quần của các anh, chị khóa trước, đã bị bó lại ông nên nới ra là rất khó...
Học sinh trường Hà Huy Giáp
Cấm giáo viên mặc váy lên lớp
Giữa năm 2013, quy định cấm giáo viên mặc váy khi đi dạy của trường THCS, THPT Việt Trung (Quảng Bình) đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Các nữ giáo viên trong trường kịch liệt phản đối quy định này vì cho rằng khi đi dạy, không ai mặc váy quá ngắn đến mức gây phản cảm và ảnh hưởng tới sự tập trung học tập của học sinh.
Việc cấm mặc váy của nhà trường khiến các nữ giáo viên phải thay đổi, ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập vì phải bỏ váy, sắm thêm quền áo, đặc biệt là những nữ giáo viên đang mang bầu lại càng gặp khó.
Từ trước đến giờ chưa hề có quy định nào cấm giáo viên mặc váy lên lớp, nhưng có yêu cầu giáo viên phải ăn mặc lịch sự, gọn gàng, đảm bảo đúng thuần phong mỹ tục.
Ngôi trường từng gây xôn xao với quy định cấm giáo viên mặc váy ngắn
Cấm học sinh nam - nữ ngồi chung bàn
Học sinh trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (TP HCM) từng xôn xao trước thông tin trong trường tồn tại một "quy định ngầm" là cấm học sinh nam và nữ được ngồi chung bàn, thậm chí ngồi chung ghế đá trong sân trường phải cách ít nhất nửa mét, nếu trò chuyện quá thân mật sẽ bị giám thị, giáo viên khiển trách, nặng hơn sẽ mời phụ huynh.
Phản hồi về quy định ngầm này, Hiệu trưởng của nhà trường cho biết, có nhiều đôi học sinh quan hệ tình cảm trên mắc bạn bè, không lo học chỉ mải yêu nên trường khuyến cáo giáo viên chủ nhiệm ngăn ngừa, tách hai học sinh đó ra.
Theo TNO
Top 5 sự việc chấn động học đường 2013 Trường học bỏ hoang, quy định lạ gây tranh cãi, giáo viên đánh học trò, gian lận thi học sinh giỏi... là những sự việc gây nhức nhối năm qua. Hàng loạt trường học bỏ hoang Đó là những ngôi trường tiền tỷ nằm ở Hà Nội: THCS Tân Hòa, THCS Cộng Hòa (huyện Quốc Oai), Trường Tiểu học thôn Hoàng Xá (xã...