Cho mẹ chồng vay 500 triệu, con dâu uất ức khi biết tiền của mình vào túi ai
Biết tiền mồ hôi công sức của vợ chồng mình rơi vào túi những người đó, tôi uất ức không yên.
Tôi 37 tuổi, đã có chồng và 2 con nhỏ. Vợ chồng tôi cùng quê, cùng học chung một trường đại học rồi bén duyên cùng xây dựng gia đình.
Suốt gần 10 năm về chung một nhà, chúng tôi cứ lao mình vào l àm việc, kiếm tiền không ngừng nghỉ nên giờ cũng có chút gọi là thành quả sau bao cố gắng.
Hai vợ chồng đã có nhà, có xe và một cuộc sống được coi là đủ đầy nơi thành thị. Dĩ nhiên, để lo cho tương lai của các con sau này, chúng tôi vẫn còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa.
Mặt khác, ngoài cuộc sống trên thành phố, chúng tôi còn phải lo cho bố mẹ chồng ở quê. Ông bà đều đã ngoài 70, sức khỏe lại không tốt, thường xuyên đau ốm phải đi viện.
Con dâu ấm ức khi biết mẹ chồng vay tiền của mình đưa cho ai. Ảnh minh họa.
Nhà chồng tôi có 3 người con, chồng tôi là con thứ 2. Trong 3 anh em, chồng tôi được coi là có kinh tế nhất. Vì vậy, dù là con thứ nhưng anh luôn phải thay anh cả gánh vác nhiều trọng trách trong gia đình. Hay nói đúng ra, anh cả và chú út luôn lấy cớ nhà nghèo nên ỉ lại toàn bộ cho nhà tôi phải lo.
Vài năm trước, bố mẹ chồng sửa nhà, tôi đích thân phải đi rút 300 triệu đưa cho ông bà lo việc trong khi gia đình anh chồng và em út không hề có ý định muốn chung tay giúp bố mẹ.
Rồi lần nào bố mẹ chồng ốm đau phải đi viện, tôi cũng là người phải đứng ra lo toàn bộ viện phí, thuốc men, thậm chí phải thuê người chăm sóc trong lúc ông, bà ở lại nhà tôi theo dõi vài tuần.
Video đang HOT
Những lúc như thế, tôi không nhận được bất kỳ sự hỏi han, quan tâm nào đến từ chị, em dâu trong nhà trong việc cùng san sẻ trách nhiệm với bố mẹ chồng.
Dĩ nhiên, tôi kể ra không phải để tính toán thiệt hơn chuyện phải có trách nhiệm với nhà chồng nhưng sống với anh, chị em nhà chồng không biết điều cũng khiến tôi không được thoải mái.
Họ có thể không góp tiền nhưng có thể góp sức hoặc chí ít là hỏi thăm tôi vài câu cũng được. Thế nhưng, tất cả đều là sự lạnh lùng đến đáng sợ. Có chăng, tôi được vợ chồng anh cả và nhà chú út hỏi thăm là lúc họ đến vay tiền hoặc nhờ chúng tôi giúp đỡ.
Trải qua vài lần cho anh chị em nhà chồng vay tiền nhưng không nhận được hồi âm, tôi dần dần rút kinh nghiệm, nhất quyết không dây dưa gì đến chuyện tiền bạc nữa. Vậy là tôi bị nói xấu khắp nơi rằng giàu có nhưng keo kiệt, không chịu giúp đỡ anh em trong nhà dù họ đang gặp khó khăn.
Và chuyện tôi muốn tâm sự lần này cũng liên quan đến vấn đề tiền bạc. Nó khiến tôi đang rất khó chịu, chưa biết giải quyết như thế nào.
Tuần trước, mẹ chồng gọi điện hỏi vay tôi 500 triệu với lý do có việc gấp cần dùng đến. Tuy nhiên, khi tôi hỏi việc gì, bà lại vòng vo mãi không nói được. Ngay cả khi chồng tôi hỏi, mẹ chồng cũng nhất quyết không tiết lộ. Cuối cùng, trước sự thúc giục của mẹ chồng, tôi đành rút tiền tiết kiệm về đưa cho bà nhưng trong lòng cũng còn nhiều khúc mắc.
Thế nhưng, chỉ sau đó vài ngày, tôi sốc khi biết mẹ chồng vay tiền của chúng tôi để đưa cho ai.
Qua một người họ hàng ở quê, tôi được biết đợt vừa rồi anh chồng và em trai anh rủ nhau vào trò cá độ bóng đá mùa Euro. Hậu quả, cả hai cùng thua đậm dẫn đến nợ nần khắp nơi.
Biết chắc nếu hỏi vay vợ chồng tôi để trả nợ thua cá độ, tôi sẽ không giúp. Vậy là cả hai cùng đến “ăn vạ” mẹ đẻ, bắt bà đứng ra vay tiền cho. Và rồi bọn họ đã đạt được mục đích khi tôi không biết nên đã đưa tiền.
Thậm chí tôi còn được kể, nhà anh cả và chú út sau khi có tiền vẫn tiếp tục chơi bời mà chưa có dấu hiệu dừng lại.
Biết tiền mồ hôi công sức của vợ chồng mình rơi vào túi những người ham chơi, lười làm, suốt ngày ỉ vào người khác khiến tôi ấm ức không yên.
Tôi biết mẹ chồng đáng thương khi có 2 người con cùng “báo nhà” như vậy nhưng tôi cũng giận bà, tại sao lại dung túng, tiếp tay cho hành động xấu như thế. Lẽ ra bà nên cứng rắn bắt họ phải tự gánh chịu những gì mình đã gây ra.
Hà cớ chi, họ chơi còn chúng tôi phải bỏ tiền ra để trả nợ thay. Như thế có quá bất công với vợ chồng tôi hay không? Rồi sau này, ai sẽ là người trả chúng tôi số tiền đó?
Càng nghĩ tôi càng tức. Tôi nên làm thế nào trong trường hợp này đây?
"Anh đi triệt sản rồi thì làm sao tôi có bầu?", câu hét của chị gái khiến tôi lặng người còn anh rể sừng sộ
Tôi luôn nghĩ chị gái sống rất hạnh phúc, anh rể là người biết chiều và thương vợ. Sự thật khiến tôi ngỡ ngàng.
Chị gái tôi lấy chồng được 3 năm nay. Anh rể là người kinh doanh, cũng được gọi là thành công và tiền bạc đối với anh ấy là không thành vấn đề. Ở tuổi hơn 40 (anh ấy lớn hơn chị tôi 15 tuổi, có một người vợ nhưng đã mất), anh rể có nhà 3 lầu, có xe ô tô xịn, trong nhà có người giúp việc để dọn dẹp, nấu nướng. Chị tôi là giáo viên tiểu học, đi dạy về thì không phải làm gì cả vì đã có người giúp việc làm hết rồi.
Mỗi lần về nhà vợ chơi, anh rể đều rất chiều chuộng, nâng niu vợ. Anh ấy nói chỉ mong vợ sinh cho anh ấy một cô con gái nữa cho đủ nếp đủ tẻ (anh ấy đã có con trai riêng rồi) thì vợ muốn gì, anh ấy cũng chiều. Chị gái tôi thường cho tiền bố mẹ, lần nào cũng cho cả chục triệu trước mặt chồng mà anh rể vẫn bình thản. Anh ấy nói bố mẹ tôi cứ nhận tiền con gái cho, bởi đó là tình thương và trách nhiệm của người làm con muốn báo hiếu cha mẹ. Cuối năm ngoái, anh rể còn cho nhà tôi 300 triệu để sửa lại nhà mới đón Tết. Có một người con rể toàn vẹn nên bố mẹ tôi hãnh diện lắm, đi đâu cũng khoe, cũng khen con rể tới tấp.
Trong suy nghĩ, tôi cũng luôn cho rằng vợ chồng chị gái sống rất hạnh phúc. Tôi còn thầm tự nhủ, sau này có lấy chồng cũng phải tìm được người vừa thành công vừa yêu vợ như anh rể mình. Cho đến khi đến nhà chị gái đột ngột, tôi mới bừng tỉnh khi thấy sự thật sau tấm màn hạnh phúc giả tạo kia.
Ảnh minh họa
Hôm đó là chủ nhật, biết chắc có chị gái ở nhà nên tôi mới đem ít măng cụt, vải đến cho chị ấy. Vào nhà, tôi đã nghe tiếng vợ chồng chị cãi cọ gay gắt với nhau ở trên lầu. Cô giúp việc thở dài, nói ngày nào cũng thế, cãi nhau suốt thì làm sao hạnh phúc được? Tôi bất ngờ trước câu nói của cô giúp việc nhưng vẫn lặng lẽ bước lên cầu thang.
Bỗng câu nói trong nước mắt của chị gái khiến tôi bàng hoàng: "Anh đi triệt sản rồi thì làm sao tôi có bầu? Vậy mà sao anh cứ nói với người khác là do tôi vô sinh? Anh định giấu tôi đến bao giờ nữa?".
Anh rể tôi sừng sộ lên tiếng mắng lại: "Tài sản này, tôi chỉ để lại cho con trai tôi thôi, cô đừng có mơ mà hưởng. Cô biết điều, sống tốt thì sau này tôi cho cô vài trăm triệu, xem như là yêu thương cô lắm rồi".
2 bên nói qua nói lại thêm mấy câu nữa thì anh rể vung tay tát chị gái tôi. Tôi đứng ở hành lang chứng kiến hết mọi chuyện. Thấy chị gái bị chồng đánh, bao nhiêu ấn tượng tốt đẹp về anh rể trong suy nghĩ của tôi cũng tan vỡ hết. Tôi lao vào đỡ chị gái dậy, nhìn anh rể đầy căm giận. Anh ta giận dữ bỏ đi.
Còn có 2 chị em, chị tôi mới kể mọi chuyện. Họ không hạnh phúc như nhà tôi vẫn nghĩ. Chị gái tôi phải nhường nhịn chồng và con trai riêng của chồng hết mức, nếu không sẽ bị chồng chửi mắng. Tiền lương, chị được toàn quyền quyết định, còn tiền chồng, chị không được biết đến. Mỗi tháng, anh rể sẽ cho chị thêm 5 triệu để mua quần áo, túi xách. Số tiền 300 triệu anh ta cho bố mẹ tôi sửa nhà, anh ta cũng ép chị ghi giấy vay nợ và trả dần cho anh ta.
Cay đắng hơn, anh ta đi phao tin với người ngoài là chị vô sinh nên không có con được. Trong khi đó, anh ta lại là người đi triệt sản vì mục đích giữ tài sản cho con trai riêng. Càng nói, chị càng uất ức, khóc nấc lên. Biết mọi chuyện, tôi thương chị gái vô cùng. Tôi có nên khuyên chị buông bỏ cuộc hôn nhân này không?
Được mẹ chồng chăm sóc chu đáo lúc ở cữ, tôi choáng váng khi nghe chính bà tiết lộ âm mưu động trời Tôi cố nén uất ức để rời khỏi nhà, không để bọn họ phát hiện tôi đã biết mọi chuyện. Nhưng từ hôm đó đến nay, tâm trí tôi không khi nào được yên. Tôi là người tự chủ về kinh tế, từ lúc chưa kết hôn cho đến bây giờ, khi đã có gia đình và sinh con, tôi vẫn có nguồn...