Chợ Đồn: 113 trường hợp khám, điều trị đau mắt đỏ
Theo thống kê của Trung tâm Y tế huyện Chợ Đồn, từ đầu tháng 9 đến nay đã có 113 trường hợp đến khám và điều trị bệnh đau mắt đỏ.
Công tác phòng chống dịch hiện đang được đẩy mạnh trên toàn huyện.
Bệnh nhân đau mắt đến khám tại Trung tâm Y tế huyện Chợ Đồn.
Đau mắt đỏ, hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc, là bệnh do vi rút Adenovirus. Các triệu chứng thường gặp như: Sốt nhẹ, cộm mắt, đau, sưng, đỏ mắt; tiết nhiều dịch và chảy nước mắt. Bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với dịch tiết từ mắt qua bàn tay nhiễm vi rút hoặc dùng chung đồ dùng, vật dụng bị nhiễm mầm bệnh. Bệnh có thể lây truyền mạnh trong gia đình, nhà trẻ, trường học và những nơi tập trung đông người. Bệnh thường diễn biến lành tính, các biến chứng nặng ít gặp nhưng có thể xảy ra. Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu.
Hiện ngành Y tế huyện Chợ Đồn đang đẩy mạnh tuyên truyền, cung cấp kiến thức về phòng, chống bệnh đau mắt đỏ.
Đặc biệt khuyến cáo trong môi trường tập thể như trường học triển khai các biện pháp vệ sinh trường lớp thường xuyên, kiểm tra nước uống, khử trùng diệt khuẩn đồ dùng học tập nhằm ngăn chặn, không để dịch lây lan ra diện rộng. Đồng thời hướng dẫn Nhân dân các xã, thị trấn khi có hiện tượng mắt đỏ, ngứa và ra nhiều gỉ mắt thì cần tránh tiếp xúc trực tiếp, gần gũi với người xung quanh, chú ý sử dụng đồ dùng cá nhân riêng. Bên cạnh đó, nên tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung Vitamin C, hằng ngày có thể sử dụng nước muối sinh lý (Nacl 0,9%) để rửa mắt sau khi đi ngoài đường về.
Khi có dấu hiệu của bệnh, người dân cần đi khám ngay để được chẩn đoán, điều trị đúng và kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý điều trị theo các phương pháp dân gian như đắp lá, xông hơi nước lá trầu không vì dễ gây nhiễm khuẩn cho mắt, bỏng mắt do sức nóng làm cho bệnh ngày một nặng lên và khó điều trị./.
Dịch đau mắt đỏ diễn biến 'căng thẳng': Bác sĩ khuyến cáo 6 'Không'
Dịch đau mắt đỏ đang diễn biến phức tạp trên phạm vi nhiều tỉnh thành trong cả nước. Các bác sĩ khuyến cáo, người dân cần thực hiện tốt 6 "Không" để bảo vệ bản thân và gia đình.
Video đang HOT
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt bên kia.
Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Cho đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.
Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng, tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động và có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và cần được xử trí kịp thời khi mắc bệnh.
Mới đây, các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã đưa ra 6 khuyến cáo khi mắc đau mắt đỏ:
Không tự điều trị
Thói quen tự ra hiệu thuốc mua và điều trị rất nguy hiểm. Thực tế đã có nhiều người bệnh đau mắt đỏ sau khi tự điều trị bệnh không khỏi mà còn bị tiến triển thành viêm giác mạc khiến thị lực giảm nghiêm trọng và phải điều trị viêm giác mạc tích cực để hồi phục tổn thương, lấy lại thị lực.
Người bệnh không nên tự ý dừng điều trị khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Người bệnh cần tái khám định kỳ sau 5 - 7 ngày, 14 ngày và sau 1 tháng; hoặc lâu hơn nếu bị biến chứng viêm giác mạc.
Không sử dụng lại đơn thuốc của người khác
Nhiều phụ huynh khi bị lây bệnh đau mắt đỏ đã sử dụng lại đơn thuốc của con nhưng không thấy đỡ, thậm chí còn nặng hơn. Người lớn có sức đề kháng tốt hơn nhưng nếu bị lây thì nghĩa là độc tính của virus lớn hơn khả năng phòng bệnh, dùng lại thuốc của con sẽ không đạt được hiệu quả điều trị.
Ngoài ra, bác sĩ kê đơn thuốc theo tình trạng thực tế của người bệnh nên mỗi đơn thuốc sẽ đáp ứng điều trị với từng người bệnh khác nhau. Dó đó, người bệnh cần đi khám để được kê đúng thuốc điều trị, trong quá trình điều trị cần được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa mắt.
Không uống thuốc kháng sinh bừa bãi
Đối với các bệnh về mắt, các loại thuốc kháng sinh dạng uống thường ít đáp ứng vì thuốc khó thấm qua "hàng rào" từ máu đến mắt, chưa kể là phải lên đến tận bề mặt nhãn cầu.
Việc chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh mà tự ý mua thuốc kháng sinh về tự điều trị là rất nguy hiểm.
Một số loại thuốc kháng sinh nhỏ mắt có chứa nhóm corticosteroid rất nguy hiểm, vừa không có tác dụng mà còn gây tổn thương nặng hơn, kéo dài thời gian bệnh, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Vì vậy, người dân không được tự ý sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt kháng sinh có chứa kháng viêm corticosteriod khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Không nên để bệnh tiến triển nặng
Trong giai đoạn dịch đau mắt đỏ căng thẳng, nhiều người vẫn phải đi làm, đi học nên cần chú ý vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên, đeo kính chắn gió, đeo khẩu trang khi ra đường... Đây là những biện pháp cơ học giúp ngăn bệnh tiến triển nặng.
Không chủ quan trong mùa dịch đau mắt đỏ
Triệu chứng thuyên giảm, hết viêm đỏ nhưng không đồng nghĩa là kết mạc, giác mạc đã lành. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa mắt, không nên chủ quan thấy mắt hết đỏ, hết khó chịu là tự ý dừng thuốc.
Không mua thuốc tại hiệu thuốc theo kinh nghiệm của dược sĩ
Độc tính của virus mỗi năm là khác nhau. Theo đánh giá của các chuyên gia, độc tính của virus năm nay cao hơn so với các năm trước, nếu không được điều trị tích cực bởi các bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ có nguy cơ biến chứng cao.
Vì vậy, người bệnh đau mắt đỏ nên đi khám bác sĩ chuyên khoa, tuân thủ điều trị, sử dụng thuốc theo đơn và tái khám sau 5-7 ngày, 14 ngày và 1 tháng để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất.
Đà Nẵng: Dịch đau mắt đỏ diễn biến ra sao? Ngày 9-10, Sở Y tế Đà Nẵng cho biết, tuần từ ngày 02-10 đến 08-10, thống kê từ bốn bệnh viện công lập, năm bệnh viện tư nhân và bốn trung tâm y tế trên địa bàn có 1.305 trường hợp đến khám, điều trị đau mắt đỏ; giảm gần 50% so với tuần trước. Trong đó, Bệnh viện Mắt Đà Nẵng ghi...