Cho con đi uống Vitamin A, các mẹ hoang mang thấy con có dấu hiệu bất thường
Nhiều trẻ sau khi đi uống Vitamin A về đã thấy có dấu hiệu ốm sốt, nôn trớ khiến các mẹ vô cùng hoang mang, lo lắng. Có thật uống vitamin A xong sẽ gây tác dụng phụ hay không?
Sau 2 ngày (31/5 và 1/6) triển khai chương trình “Ngày vi chất dinh dưỡng” – toàn dân đưa trẻ đi uống vitamin A miễn phí, đông đảo các mẹ có con nhỏ từ 6-36 tháng tuổi đã đưa con đến các trạm y tế phường, xã uống và kiểm tra sức khỏe. Tuy nhiên, sau khi cho con đi uống Vitamin A về một số mẹ đã tá hỏa hỏi ý kiến mọi người vì thấy con có những biểu hiện bất thường như ốm sốt, nôn trớ.
Sau khi cho con đi uống vitamin A về, nhiều mẹ thấy con có biểu hiện bất thường như buồn nôn, thậm chí sốt (?)… đã đăng đàn hỏi ý kiến các mẹ trong những nhóm dành cho mẹ bỉm sữa.
Chị H.N.D hỏi về tình trạng của con trai 6 tháng tuổi: “Có mẹ nào cho con uống Vitamin A chưa ạ? Con em uống lúc trưa giờ sốt nhẹ 38,1 độ. Có mẹ nào giống em không? Lo quá”.
Một trường hợp khác là con của chị N.M.M. Bé uống Vitamin buổi sáng nhưng đến 4h chiều đã bị nôn trớ rất nhiều, cơ thể thấy có vẻ mệt mỏi. Chị M.M không biết con bị thế nào và phải xử lý ra sao.
Hay trường hợp của chị Nguyễn Bích Thủy (Thanh Xuân, Hà Nội). Chị Thủy kể lại đã phải suy nghĩ rất nhiều rồi mới quyết định cho bé Gấu (7 tháng tuổi) đi uống ở trạm y tế phường. Trước đó, chị có nghe kể về tình trạng trẻ bị đi ngoài sau khi uống Vitamin A. Vì bé Gấu là con đầu chưa có kinh nghiệm nên chị rất thận trọng trong việc chăm sóc cũng như việc uống thuốc, tiêm phòng. “Sáng nay con đi phân lỏng trong khi mọi ngày rất bình thường. Tôi không biết có phải do đi uống Vitamin A hay không?”.
Uống vitamin A có khiến trẻ bị buồn nôn, tiêu chảy, sốt hay không?
Video đang HOT
Uống vitamin A có gây tác dụng phụ như các mẹ đang lo lắng?
Trả lời về vấn đề này, bác sĩ Đặng Thị Kim Huyên, Trưởng khoa Khám Bệnh, BV Nhi đồng 2, TP.HCM, cho biết: “ Về bản chất việc uống vitamin A cũng như uống thuốc tiêu chảy, thuốc ho hay các loại thuốc khác, khi cơ thể không thích ứng với các chất lạ đưa vào người thì sẽ sản sinh ra những phản ứng để chống lại, hay còn gọi là tác dụng phụ. Đây là cơ chế tự nhiên.
Tác dụng phụ khi trẻ uống Vitamin A thường gặp là mệt mỏi, nôn ói hay đi ngoài nhẹ. Phụ huynh đừng lo lắng vì vài ngày cơ thể sẽ tự điều hòa, thải ra ngoài hết sẽ khỏi“.
Đối với trẻ khoảng 6 tháng tuổi, bác sĩ nhấn mạnh: “ Riêng trẻ từ 6 tháng tuổi, có 1 tác dụng phụ đáng lưu tâm một chút là việc phồng thóp. Thấy dấu hiệu này phụ huynh hãy đưa bé đến bệnh viện. Bác sĩ khi tiếp nhận sẽ đưa bé vào môi trường chuẩn, tránh nhiễm trùng để theo dõi là chủ yếu, ngoài ra không can thiệp gì“.
Còn đối với phụ nữ mang thai, bác sĩ Đặng Thị Kim Huyên cho biết thêm: “ Khi mang thai nếu uống quá liều vitamin A cũng có thể ảnh hưởng đến thai. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm và phải uống quá liều rất nhiều mới bị ảnh hưởng“.
Nhiều mẹ thấy con có biểu hiện khác thường lại lo lắng con uống quá liều vitamin A, tuy nhiên GS. TS. Lê Danh Tuyên – Viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc gia cho biết: “ Với liều lượng Vitamin A được uống trong Ngày Vi chất dinh dưỡng thì không thể quá liều cho trẻ. Nếu trẻ có dấu hiệu khác thường như sốt… thì có thể do nguyên nhân khác (thời tiết)… Vì vậy cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện để thăm khám khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào khiến phụ huynh lo lắng”.
Trước tâm lý hoang mang, lo lắng của các mẹ, bác sĩ Huyên khuyến cáo: “ Nếu thiếu vitamin A trẻ có thể ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển về sau. Biến chứng điển hình là mù mắt. Vì vậy, nhà nước đã có chương trình cho trẻ dưới 3 tuổi được uống vitamin A miễn phí. Đây là chương trình rất thiết thực. Do đó, các mẹ không nên vì những lo lắng vô cớ mà không cho trẻ đi uống vitamin A“.
Theo afamily
Lịch uống vitamin A năm 2019: Mẹ "não cá vàng" đến mấy cũng không được phép quên
Uống vitamin A như nào? Độ tuổi nào thì nên uống? Lịch uống vitamin A ra sao?... là một trong những câu hỏi khiến nhiều mẹ vô cùng băn khoăn.
Uống vitamin A ở đâu và lịch uống như thế nào?
Trong 2 ngày 31-5 và mùng 1-6 ở Hà Nội sẽ triển khai Ngày Vi chất dinh dưỡng đợt I năm 2019 với 2 nội dung chính: Cho trẻ uống vitamin A và cân, đo để nhận xét, đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng. Các mẹ có con nhỏ từ 6-36 tháng tuổi có thể cho con nhỏ uống vitamin A ở các trạm y tế phường, xã.
Trong năm 2019, sẽ có 2 đợt cho trẻ uống vitamin A là ngày 31/5 và 1/6 và ngày 1 - 2 tháng 12 cho các bé.
Nếu quên cho bé uống vitamin A có sao không?
Nhiều mẹ rất lo lắng vì không cho trẻ uống Vitamin A đúng lịch bởi lý do riêng hoặc vì bé đang bị ốm. Tuy nhiên, các mẹ không nên quá lo lắng. Cha mẹ có thể tới các trung tâm y tế ở xã, phường sau khi con hết ốm để cho trẻ uống Vitamin A bổ sung. Cần bổ sung ngay vitamin A càng sớm, càng tốt. Nếu vì lý do nào đó, trẻ không có điều kiện đi tới các trung tâm y tế xã phường thì cán bộ Y tế sẽ tới tận nhà cho trẻ uống viamin A theo đúng quy trình của Bộ Y tế.
Tác dụng và mức độ cần thiết của việc uống vitamin A
Vitamin A là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của trẻ, nếu thiếu chất này trẻ sẽ chậm lớn, còi xương, khô mắt giảm thị lực, bệnh quáng gà và một số bệnh thường gặp ở trẻ em như tiêu chảy, sởi.
Cho trẻ đi uống vitamin A đầy đủ là điều cần thiết (Ảnh minh họa)
Những lợi ích của vitamin A có thể kể đến như:
- Có lợi cho sự phát triển của trẻ.
- Vitamin A giúp bảo vệ sự toàn vẹn của các biểu mô, giác mạc mắt, biểu mô da, niêm mạc khí quản, ruột non và các tuyến bài tiết.
- Thiếuvitamin A có thể khiến biểu mô và niêm mạc bị tổn thương và tổn thương ở giác mạc mắt.
- Giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ giúp phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn, uốn ván, lao, sởi, phòng ngừa ung thư...
Những điều cha mẹ nên lưu ý để phòng ngừa việc trẻ bị thiếu vitamin A
Chính vì mức độ quan trọng trên của vitamin nên cha mẹ nên cho trẻ đi uống đầy đủ mỗi khi có đợt để bổ sung liều lượng vitamin A cần thiết.
Ngoài ra cha mẹ có thể bổ sung vitamin A cho trẻ thông qua thực phẩm (Ảnh minh họa).
Các mẹ nên cho con bú vì nguồn sữa mẹ rất giàu vitamin A, bên cạnh đó, thì những trẻ 6 tháng trở lên cần được bổ sung nguồn vitamin Athường xuyên thông qua chế độ ăn dặm. Các mẹ nên cho bé ăn đầy đủ thịt, cá, gan, trứng, sữa và các loại rau có lá màu xanh đậm hoặc củ, quả màu vàng cam như cà rốt, bí đỏ, cà rốt... giúp cung cấp đầy đủ vitamin A nói riêng và các chất dinh dưỡng nói chung.
Ngoài ra ngay từ khi mang thai các mẹ cũng nên bồi bủ đầy đủ chất dinh dưỡng để tránh tình trạng con sinh ra bị thiếu hụt các vitamin cần thiết.
Theo Helino
Bổ sung đa vi chất dinh dưỡng giúp trẻ 'thoát còi' Bổ sung đa vi chất dinh dưỡng có hiệu quả tới tăng trưởng và phát triển của trẻ em nhiều hơn so với bổ sung một vi chất đơn lẻ. Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến khích người dân lựa chọn và sử dụng thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng. Ảnh minh họa Tác hại của thiếu vi chất dinh...