Chính phủ đồng ý chủ trương thành lập một trường ĐH tư thục tại TPHCM
Ngày 28/11, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành văn bản về việc chủ trương cho phép thành lập Trường ĐH Đại Việt Sài Gòn. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương thành lập Trường ĐH Đại Việt Sài Gòn là trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.
Chính phủ giao Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên ngành thẩm định đề án thành lập Trường ĐH Đại Việt Sài Gòn theo quy định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Hệ thống giáo dục Đại Việt vừa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho phép thành lập trường ĐH Đại Việt Sài Gòn (ảnh internet)
Tiến sĩ Lê Lâm, Chủ tịch HĐQT hệ thống Giáo dục Đại Việt, cho biết nhằm cụ thể triển khai chiến lược phát triển và hoàn thiện mô hình xã hội hóa giáo dục gồm các cấp, bậc đào tạo thuộc hệ thống, các nhà đầu tư và HĐQT đã chuẩn bị hơn 1000 tỷ đồng để xây dựng và phát triển Trường ĐH Đại Việt Sài Gòn tại TPHCM.
Đây sẽ là trường đại học đa ngành đa lĩnh vực tập trung đào tạo cung cấp nguồn nhân lực chất lượng trình độ cao bậc ĐH thuộc các nhóm ngành mũi nhọn của TPHCM và khu vực. Với mục tiêu giáo dục đại học không vì lợi nhuận của nhà đầu tư, trường góp phần bồi dưỡng, đào tạo và hoàn thiện những sinh viên của trường thành những công dân toàn cầu, những công dân có ích cho xã hội. Nhà trường định hướng đào tạo góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho xã hội trong kỷ nguyên số với ứng dụng trong các lĩnh vực công nghệ phục vụ đời sống kinh tế xã hội quốc gia và quốc tế.
Video đang HOT
Theo ông Lâm, sẽ có phương án xây dựng phát triển trường trong 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 (2018 – 2019): đầu tư xây dựng trường tại nội thành và tại Khu chức năng giáo dục thuộc Khu đô thị Tây Bắc. Cơ sở vật chất cao cấp hiện đại đảm bảo cho quản lý và tổ chức đào tạo chất lượng cao theo quy định của chính phủ. Giai đoạn 2 (2020 – 2022): tiếp tục hoàn thiện bổ sung các công trình hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ theo đề án phát triển của nhà trường. 3.
Dự kiến trường tổ chức tuyển sinh và khai giảng khóa đại học đầu tiên vào tháng 9/2019 với chỉ tiêu khoảng 1000 sinh viên. Các khối ngành dự kiến đào tạo theo lộ trình gồm khối Kỹ thuật công nghệ, Kinh tế, Ngoại ngữ và Chăm sóc sức khỏe.
Lê Phương
Theo Dân trí
PGS Trần Đan Thư từ nhiệm hiệu trưởng Đại học Hoa Sen
Sau 5 tháng về làm hiệu trưởng đại học này, ông Trần Đan Thư từ nhiệm vì "một số lý do cá nhân".
Trong thư điện tử gửi cán bộ, giảng viên và sinh viên Đại học Hoa Sen, PGS Trần Đan Thư cho biết 8/11 là ngày làm việc cuối cùng của ông trên cương vị hiệu trưởng trường này. Ông được UBND TP HCM công nhận Hiệu trưởng Đại học Hoa Sen nhiệm kỳ 2017-2022 theo đề nghị của Hội đồng quản trị trường này từ giữa tháng 7.
"Khoảng thời gian không dài, nhưng cũng không phải quá ngắn, trên cương vị Hiệu trưởng, tôi đã có cơ hội và vinh dự được làm việc trực tiếp với rất nhiều các anh chị của trường đại học tư thục đầy năng động và cá tính", ông Thư chia sẻ trong thư. Nguyên nhân của việc từ nhiệm được ông đưa ra là "một số lý do cá nhân".
Ông Trần Đan Thư. Ảnh: Đại học Hoa Sen.
Ông Thư 52 tuổi, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp TP HCM, được giữ lại trường làm giảng viên và nhận bằng thạc sĩ vào năm 1995.
Tiếp đó, ông Thư tu nghiệp tại Viện Bách khoa Toulouse (Pháp) rồi nhận bằng tiến sĩ năm 2001. Ông trở về Việt Nam, công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP HCM).
Ông Thư được phong hàm phó giáo sư năm 2007, được bổ nhiệm chức vụ Trưởng khoa Công nghệ thông tin. Ông là tác giả và đồng tác giả của gần 40 bài báo khoa học, trong đó có nhiều bài đăng trên các tạp chí quốc tế chuyên ngành và có một bằng phát minh sáng chế tại Hàn Quốc.
Hồi đầu tháng 5/2018, người từng được đề cử làm hiệu trưởng Đại học Hoa Sen - GS Trương Nguyện Thành, đã gửi thư chia tay giảng viên, sinh viên sau một năm làm Phó hiệu trưởng tại đây.
Ông Thành được 16 trong tổng số 18 thành viên Hội đồng quản trị Đại học Hoa Sen đồng ý đề cử giữ chức hiệu trưởng nhà trường. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng không đủ cơ sở pháp lý để công nhận tiêu chuẩn hiệu trưởng đại học đối với ông Thành (tiêu chí là phải tham gia quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở giáo dục đại học ít nhất 5 năm).
Trước đó, một tập đoàn giáo dục tại TP HCM cho biết gần đây có một số cổ đông của Đại học Hoa Sen tiếp cận tập đoàn này và muốn chuyển nhượng lại cổ phần của họ tại đại học này.
Ngày 30/10, Đại học Hoa Sen tổ chức đại hội cổ đông bất thường với 42 cổ đông và đại diện ủy quyền của cổ đông với tỷ lệ hơn 91% số cổ phần của trường.
Tại đây, các cổ đông đã thông qua đơn từ nhiệm của các thành viên Hội đồng quản trị đồng thời tiến hành bầu bổ sung sáu thành viên mới nhiệm kỳ 2017 - 2022.
Mạnh Tùng
Theo VNE
Xóa bỏ cơ quan chủ quản: Trường đại học sẽ "sống" ra sao? 3 trường đại học đã trình Bộ GD&ĐT đề án thực hiện tự chủ khi không còn cơ quan chủ quản. Sắp tới, 36 trường đại học sẽ tiếp tục được thực hiện theo cơ chế này. Vậy, các trường đại học sẽ "sống" sao khi không còn cơ quan chủ quản? Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo thí điểm chọn trong...