Sai lầm của học sinh khi chọn trường trước, chọn nghề sau
Có trường tồn tại cả 100 năm, nhưng chất lượng đào tạo chưa chắc tốt bằng trường mới thành lập, bởi trường mới luôn cập nhật cái mới.
Tại tọa đàm tổ chức ngày 27/11, TS Trần Văn Tính (Chủ nhiệm bộ môn Tâm lý, trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã chia sẻ với hàng trăm học sinh lớp 12 trường THPT Việt Đức (Hà Nội) cách định hướng, lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
TS Trần Văn Tính (Đại học Quốc gia Hà Nội) trao đổi với học sinh trường THPT Việt Đức về việc chọn nghề nghiệp tương lai. Ảnh: Quỳnh Trang.
Một sai lầm của học sinh, phụ huynh hiện nay, theo TS Tính là tâm lý “chạy theo danh tiếng của trường” để chọn trường trước, chọn ngành sau. Cách làm này có thể dẫn đến việc chọn nhầm nghề, khiến người học chán nản. Mặt khác, có những trường dù tồn tại cả 100 năm, chất lượng đào tạo chưa chắc tốt bằng trường mới xây dựng. Bởi lẽ trường mới có đội ngũ giảng viên trẻ trình độ cao, cơ sở vật chất hiện đại, luôn cập nhật cái mới.
“Việc trúng tuyển vào một đại học nào đó không đồng nghĩa với việc phù hợp ngành nghề trường ấy đào tạo. Nói cách khác người trúng tuyển dù ở mức độ thủ khoa vẫn có thể chọn nhầm nghề. Do đó, việc xác định nghề nghiệp phải chọn ngành trước, trường sau”, ông Tính nói.
Chuyên gia tâm lý giáo dục cho rằng hiện nay học sinh Việt Nam lựa chọn ngành nghề ở đại học rất cảm tính, một phần là các em chưa trải nghiệm và tìm hiểu kỹ lưỡng công việc tương lai. Điều này dẫn đến rất nhiều sinh viên năm nhất chán nản và hối hận với lựa chọn của bản thân. Ông Tính khuyên học sinh trước khi chọn ngành nên xem xét kỹ mong muốn và khả năng của bản thân có phù hợp với công việc đó. Ngoài ra, các em cần tìm hiểu yếu tố thị trường lao động và sự phát triển của nghề nghiệp trước khi đưa ra lựa chọn.
“Nghề phát triển như thế nào; nghề nào phát triển tốt nhất và dễ xin việc nhất; nghề nào có thu nhập cao nhất; nghề nào là danh giá nhất; học đại học có phải con đường duy nhất để thành công không; chọn một ngành học có phải nghiệp của cả đời không; xã hội phát triển cần người làm nghề như thế nào”, chuyên gia tâm lý giáo dục đặt ra 7 câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời trước khi lựa chọn ngành nghề cho tương lai.
Câu hỏi về lựa chọn nghề nghiệp của TS Tính được học sinh THPT Việt Đức hứng thú trả lời. Có em cho rằng, nghề nào bản thân giỏi nhất thì dễ xin việc và có thu nhập tốt nhất.
Đáp lại, chuyên gia tâm lý kể câu chuyện người bạn lấy bằng tiến sĩ Ngôn ngữ tại Nga nhưng về Việt Nam thất nghiệp, phải học tại chức ngành Ngôn ngữ Anh và hiện đi dạy ngoại ngữ. Ông Tính cho rằng giỏi là chưa đủ để dễ xin việc, có thu nhập tốt. Một ví dụ khác là 6 năm trước học sinh đua nhau chọn ngành Tài chính Ngân hàng để học đại học nhưng ra trường vô số thất nghiệp.
Học sinh trường THPT Việt Đức hứng thú nghe buổi tư vấn chọn nghề của chuyên gia. Ảnh: Quỳnh Trang.
“Nghề nào xã hội cần và có nhu cầu cao, ta nên lựa chọn nghề đó… Nghề có thu nhập cao nhất là nghề chuyên nghiệp nhất, tức phát huy tối đa năng lực cá nhân, đáp ứng nhu cầu thị trường và được công nghệ hóa”, ông Tính nói.
Video đang HOT
Chuyên gia chỉ ra một số ngành nghề mới phát triển theo nhu cầu xã hội (bán hàng online, kiểm định…), những ngành nghề yêu cầu sức lao động đơn giản sẽ bị máy móc thay thế trong tương lai, các ngành dù xã hội thay đổi vẫn không thể thay thế (nghề dạy học) và cho rằng học sinh cần quan tâm yếu tố này để chọn được công việc có thể theo đuổi và phát triển lâu dài.
Yếu tố truyền thống gia đình được TS Trần Văn Tính khuyên học sinh “đừng nên bỏ qua” khi lựa chọn nghề nghiệp. Bởi lẽ, nếu được gia đình hỗ trợ từ mặt kiến thức nghề nghiệp, các mối quan hệ, cơ hội thành công trong công việc sẽ cao hơn rất nhiều.
“Học đại học không phải con đường duy nhất để thành công nhưng nó giúp cho người học có một trình độ nhất định, biết suy nghĩ. Đây là nền tảng cơ bản đề thành công”, ông Tính nói, động viên các học sinh trường Việt Đức tối thiểu phải học lấy được bằng đại học để vững bước vào đời.
Quỳnh Trang
Theo VNE
Có 2 hành vi của cha mẹ khiến trẻ chậm nói, cần phải sửa ngay không hối chẳng kịp
Cách tương tác của cha mẹ với con mới là nguyên nhân chính quyết định trẻ chậm nói hay không chứ không phải vấn đề sinh lý.
Trẻ em ngày nay khoảng 8, 9 tháng tuổi là có thể bập bẹ nói chuyện với bố mẹ, trẻ hơn 1 tuổi có thể nói lưu loát trôi chảy nhiều câu. Sự tiến bộ của trẻ chắc chắn có một phần không nhỏ nhờ sự hy sinh và chăm sóc của bố mẹ.
Trong quá trình trẻ học nói, nhiều phụ huynh sẽ nhận thấy có trẻ học nói rất nhanh, nhưng cũng có trẻ chậm chạp, không thể nói một câu hoàn chỉnh, điều này khiến các cha mẹ cảm thấy lo lắng, sợ con mình có vấn đề nào đấy không thể theo kịp những bạn cùng lứa tuổi.
Thật ra, cha mẹ không nên quá lo lắng, trẻ chậm nói một phần nguyên nhân là do sinh lý, còn phần lớn nguyên nhân là do yếu tố tâm lý. Nếu trẻ gặp vấn đề về sinh lý, bố mẹ có thể đưa trẻ đến gặp chuyên gia để có phương pháp điều trị thích hợp. Nếu trẻ gặp vấn đề về tâm lý, điều này thường có liên quan mật thiết đến cách hành xử của bố mẹ.
Trẻ chậm nói một phần nguyên nhân là do sinh lý, còn phần lớn nguyên nhân là do yếu tố tâm lý (Ảnh minh họa).
2 sai lầm cha mẹ thường mắc phải khiến trẻ chậm nói
Các phụ huynh cần lưu ý, sau đây là 2 sai lầm bố mẹ thường mắc phải ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ, khiến trẻ chậm nói hơn so với các bạn cùng lứa tuổi.
1. Bố mẹ giành nói hết phần trẻ
Nhiều phụ huynh nghĩ rằng trẻ còn nhỏ, không biết cách diễn đạt ngôn ngữ nên khi trẻ chưa kịp nói thì họ đã "cướp lời" giành nói với trẻ. Ví dụ, khi trẻ muốn ăn trái cây, trẻ chưa kịp nói mong muốn của mình, thì bố mẹ đã vô tình "cướp lời" và nói thay phần trẻ, chẳng hạn như: "Con muốn ăn xoài phải không?".
Cách hành xử của phụ huynh đã ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ. Trẻ sẽ cảm thấy không nhất thiết phải học nói, bởi mọi chuyện đã có bố mẹ lo lắng và làm thay phần mình, điều này sẽ khiến trẻ mất đi ý thức bắt chước lời nói của người lớn, phản xạ bật ra lời nói, khiến trẻ ngày càng chậm nói.
Thiếu giao tiếp với con sẽ khiến trẻ chậm nói (Ảnh minh họa).
2. Bố mẹ thiếu giao tiếp với trẻ
Nhiều phụ huynh xem nhẹ việc tập nói cho trẻ, không dành thời gian trò chuyện với trẻ, họ nghĩ rằng nên để trẻ phát triển thuận theo lẽ tự nhiên, đến một mốc thời gian thì trẻ sẽ tự phát triển mà không cần cha mẹ can thiệp.
Đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ chậm nói. Ở giai đoạn học nói, trẻ đang háo hức đối với thế giới bên ngoài và muốn bắt chước theo, bố mẹ nên dành thời gian trò chuyện và kết nối với trẻ nhiều, điều này sẽ giúp trẻ mạnh dạn nói và phát triển kĩ năng ngôn ngữ.
Những dấu hiệu cảnh báo trẻ có vấn đề về ngôn ngữ
Trẻ sơ sinh không đáp ứng với âm thanh hoặc không phát ra âm thanh nào thì đặc biệt cần chú ý. Từ 12 đến 24 tháng, những trẻ có dấu hiệu sau bố mẹ cũng cần lưu ý hơn:
- Không sử dụng điệu bộ, cử chỉ khi trẻ được 12 tháng tuổi.
- Thích dùng cử chỉ hơn là lời nói để giao tiếp khi đến 18 tháng tuổi.
- Không bắt chước được âm thanh khi 18 tháng tuổi.
- Có khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu đơn giản.
Bố mẹ phải hiểu được khoảng một nửa số từ trẻ nói ra khi 2 tuổi và khoảng 3/4 số từ trẻ nói ra vào lúc 3 tuổi (Ảnh minh họa).
Bạn nên đưa bé đi khám nếu trẻ trên 2 tuổi có các dấu hiệu sau:
- Chỉ có thể bắt chước âm thanh hoặc hành động và không tự mình phát âm từ hoặc các cụm từ.
- Chỉ nói một số âm thanh hoặc từ nào đó lặp đi lặp lại và không thể sử dụng ngôn ngữ nói để trò chuyện ngoài những nhu cầu thiết yếu.
- Không thể tuân theo các chỉ dẫn đơn giản.
- Có giọng nói khác thường (nghe như giọng mũi hoặc the thé).
- Khó khăn trong việc hiểu ở tuổi này. Bố mẹ phải hiểu được khoảng một nửa số từ trẻ nói ra khi 2 tuổi và khoảng 3/4 số từ trẻ nói ra vào lúc 3 tuổi. Vào năm trẻ lên 4, thậm chí người lạ cũng phải hiểu được trẻ nói gì.
Những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói
Nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ chậm phát triển khả năng nói và ngôn ngữ. Đôi khi chỉ là do trục trặc trong vòm miệng, như với lưỡi hoặc hàm ếch. Dây hãm lưỡi ngắn cũng có thể hạn chế cử động của lưỡi khiến trẻ khó nói...
Trục trặc trong khả năng nghe cũng thường có liên quan đến việc chậm nói, đó là lý do vì sao trẻ nên được bác sĩ tai mũi họng kiểm tra khi có vấn đề về nói. Trẻ khó nghe cũng sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.
Bố mẹ có thể làm gì khi trẻ chậm nói?
Giống như nhiều việc khác, phát triển khả năng nói là tổng hợp của khả năng bẩm sinh và nuôi dạy. Gen có thể tham gia vào việc trẻ nói sớm hay muộn. Tuy nhiên, nó phụ thuộc rất nhiều vào việc nuôi dạy. Trẻ có được kích thích nói đúng mức ở nhà hay ở nhà trẻ không? Trẻ có cơ hội trò chuyện không?
Dành thật nhiều thời gian trò chuyện với con, thậm chí từ lúc ẵm ngửa (Ảnh minh họa).
Và đây là một số việc các bậc phụ huynh có thể áp dụng tại nhà để con nhanh biết nói:
- Dành thật nhiều thời gian trò chuyện với con, thậm chí từ lúc ẵm ngửa - nói hát và bắt chước các âm thanh và cử chỉ.
- Đọc cho trẻ nghe, bắt đầu từ lúc 6 tháng, những cuốn sách mà trẻ có thể bắt chước cử động, hoặc có các hình hoa văn để trẻ có thể chạm vào. Cho trẻ chỉ các bức tranh và cố gắng gọi tên chúng.
- Tận dụng mọi tình huống hàng ngày để khuyến khích trẻ nói và bộc lộ ngôn ngữ. Mặt khác, bạn cũng nói liên tục nếu có thể. Chẳng hạn, gọi tên thức ăn khi ở trong quầy hàng, giải thích bạn đang làm gì khi bạn đang nấu hoặc lau nhà, chỉ các vật ở quanh nhà, và khi đưa trẻ lên xe, chỉ các âm thanh mà bạn nghe thấy. Đặt câu hỏi và lắng nghe trẻ trả lời. Dù con bạn ở tuổi nào đi nữa, nhận ra và xử lý vấn đề nên càng sớm càng tốt.
Nguồn: Sohu
Bảy 'điểm mù' trong cách dạy con Những phụ huynh biết tuốt, làm tuốt, muốn con biết mọi thứ, thường xuyên tặng quà hay ra rả sỉ vả con đều để lại hệ quả tiêu cực. Hơn 10 năm dạy học, thầy Nguyễn Chí Hiếu, tốt nghiệp tiến sĩ Đại học Stanford (Mỹ), chia sẻ về những sai lầm của cha mẹ trong giáo dục con. Trong chuyến đi thuộc...