Chiêu trị con ho ‘một phát ăn ngay’ bằng chanh đào
Mùa đông sắp đến, mẹ nào có con nhỏ như em nên thủ sẵn 1 bình chanh đào mật ong đề phòng khi trở gió, con ho.
Mấy hôm trời mưa tầm tã, đột nhiên hôm qua lại tạnh ráo, chủ nhật rảnh rỗi, thấy gió mát em đưa Bống xuống sân chung cư đạp xe với mấy anh chị nhà hàng xóm. Đến giờ nấu cơm tối, em để con chơi với bố rồi chạy lên nhà. Bỗng nhiên trời chuyển gió mạnh rồi mưa rào, nhanh như chớp mắt. Lúc em chạy xuống thì đã thấy hai bố con ướt nhẹp đứng trước cửa thang máy.
Đúng như dự đoán của em, sau bữa cơm tối, con có dấu hiệu đau họng, húng hắng ho. Đến giờ đi ngủ thì ho như cuốc, em cuống lên tìm thuốc thì chồng gắt “Hơi tí là thuốc, thuốc … Em tưởng kháng sinh bổ béo lắm đấy à, cứ bọc con cho kỹ nữa vào đi” rồi pha cho con cốc nước muối ấm ngậm thế nhưng cũng chẳng ăn thua.
Nghe nói đến thuốc con cũng khóc toáng lên không chịu. Cả nhà cứ như cái chợ làm cô hàng xóm cạnh nhà cũng phải sang xem có chuyện gì. Vốn là bác sĩ đã nghỉ hưu, hiện làm ở một phòng khám Đông y, nghe thủng câu chuyện, cô về nhà sau đó mang sang 1 bát con chanh đào mật ong và bảo cho Bống ngậm.
Đêm rồi mà con còn ho khiến cả nhà loạn lên như cái chợ (Ảnh minh họa)
Chanh đào cô ngâm lâu, có màu hổ phách giống kẹo, dụ một phát là Bống chịu ngậm luôn. Ngậm được một lúc con dịu ho luôn, hiệu nghiệm “hết sảy”. Em sướng quá, ngay hôm sau “cơm nắm muối vừng” sang nhà cô hàng xóm học cách ngâm chanh. Không chỉ chỉ cho công thức ngâm chanh, cô còn nói em nghe rất nhiều về công dụng cũng như cách dùng loại thuốc Đông y này.
Cô nói vỏ chanh chứa nhiều tinh dầu, nên có tác dụng trị ho, viêm họng, cảm cúm, hạ sốt… còn ruột chanh chứa hàm lượng đáng kể axít citric nên rất có tác dụng phòng trị ho, khản tiếng. Khi ngâm với mật ong hiệu quả trị ho của chanh sẽ tăng lên rất nhiều. Ngoài ra, tìm kiếm trên mạng em còn thấy nói chanh đào chứa nhiều vitamin A, B1, B2, đặc biệt là vitamin C, có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, kháng viêm, tiêu độc… Nhiều công dụng thế này mà em lại không biết sớm để ngâm.
Dù là lắm công dụng như thế nhưng các mẹ cũng không nên quá lạm dụng. Khi con đã bị ho nặng, ho do nhiễm vi trùng, vi khuẩn thì các mẹ nên đưa con đến bệnh viện hoặc cho con uống thuốc, chanh chỉ nên dùng kèm để bệnh chóng khỏi hơn thôi.
Cô Ngân còn lưu ý không dùng chanh đào mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi bởi ở độ tuổi này khuyến cáo không cho dùng mật ong sống. Ngoài ra, khi bé bị đi ngoài, trướng bụng, mẹ cũng không nên cho con dùng bởi chanh sẽ khiến tình trạng đau bụng, tiêu chảy nặng hơn.
Video đang HOT
Khi nói đến chanh đào mật ong nhiều mẹ thắc mắc tầm tháng 8, 9 mới có chanh đào mà phải ngâm 3 tháng mới có thể dùng được, thế thì hết mùa đông rồi còn đâu. Tuy nhiên, nói là ngâm 3 tháng cho chanh ngấu nhưng nếu bé ho, chỉ cần 3 tuần là chanh ngâm có thể dùng được rồi, chỉ có điều chanh còn tươi nên có thể hơi đắng. Hơn nữa, đâu phải chỉ mùa đông, bất kỳ lúc nào trời trở gió bé cũng có thể bị ho.
Mấy hôm sau đó em xin thêm một ít chanh đào nhà cô Ngân, pha vào cốc sữa cho con uống trước khi đi ngủ. Lúc uống gần hết bé bảo trong cốc có cặn, em nhìn vào thì thấy đúng là có gì đó lắng ở đáy cốc. Google một hồi mới biết đó là do axit trong chanh làm protein trong sữa kết tủa lại. Đây cũng là cách người ta dùng để làm sữa chua hay phô mai chứ không độc hại gì cả. Em thở phào, chia sẻ lên đây kẻo các mẹ gặp trường hợp tương tự lo lắng.
Chanh đào mật ong đã ngấu màu như màu kẹo, con chịu ngậm ngay (Ảnh minh họa)
Còn đây là công thức ngâm chanh đào mật ong của cô Ngân, em xin chia sẻ ra đây với các mẹ:
- 1kg chanh rửa sạch, pha một ít muối với nước sôi để nguội, ngâm chanh 30 phút rồi vớt chanh ra để thật khô.
- Cắt chanh thành những lát mỏng để cả hạt ngâm mới tốt.
- 0,5kg đường phèn đập nhỏ, đổ một lớp đường vào bình thủy tinh có nút đậy rồi đến một lớp chanh, cứ thế lặp lại cho đến hết.
- Cuối cùng đổ 1 lít mật ong rừng vào, lấy vỉ nan nén chanh xuống và ngâm. Một bình thủy tinh chanh đào ngâm theo công thức có thể dùng được trong 3 tháng.
Theo Khám Phá
Tác dụng không ngờ của dưa leo cho sức khỏe
Đặc tính "ăn tiền" nhất của dưa leo là đóng vai trò như một chất chống oxy hóa, loại thải bớt một số hóa chất độc hại khi bạn ăn các loại thực phẩm chiên, nướng.
Ảnh minh họa: Internet
Dưa leo được đánh giá cao về những đóng góp mang lại lợi ích cho sức khỏe nhờ giá trị dinh dưỡng cao. Về mặt dinh dưỡng, dưa leo chứa một hàm lượng "khủng" về nước, trong dưa leo, nước chiếm khoảng 96%, loại nước này là loại nước "siêu cất", vốn quý hơn nhiều so với loại nước bình thường mà chúng ta uống. Da của dưa leo chứa rất nhiều vitamin A, vì vậy nếu là loại dưa leo có nguồn gốc đáng tin cậy, khi ăn, đừng nên gọt bỏ vỏ.
Dưa leo chứa rất nhiều khoáng tố tạo kiềm, nhờ đó giúp cơ thể trung hòa bớt acid. Trong dưa leo cũng chứa một hàm lượng cao vitamin C vốn là một chất kháng oxy hóa khét tiếng. Ngoài ra, trong dưa leo còn có thêm folate, manganese, molybdenum, potassium, silica, sulphur, calcium, phosphorus và các loại vitamin nhóm B.
Phái đẹp thường dùng các lát cắt dưa leo để đắp lên mắt. Có thể "giải mã" cách làm đẹp này như sau: do trong dưa leo có chứa caffeic acid, chất này có khả năng ngăn ngừa sự giữ nước, khi được đắp vào mắt sẽ giúp làm giảm sự sưng húp mắt.
Hầu hết mọi người không nhận thức được lợi ích sức khỏe to lớn của dưa leo và sẵn sàng "nói không" với dưa leo do hương vị nhạt nhẽo của nó, nhưng dưa leo là nguồn bổ sung nước tin cậy nhất. Đặc tính "ăn tiền" nhất của dưa leo là đóng vai trò như một chất chống oxy hóa, loại thải bớt một số hóa chất độc hại khi bạn ăn các loại thực phẩm chiên, nướng. Vì vậy nếu có dịp "phiêu bạt" đến các làng nướng, ngại vì mà bạn không kêu thêm vài dĩa dưa leo xắt lát?
Dưới đây là những lợi ích to lớn cho sức khỏe mà dưa leo đã từng "cống hiến":
Giảm acid: tính kiềm của những khoáng tố có trong dưa leo có tác động trung hòa acid trong cơ thể và điều hòa, ổn định pH máu, dịch ép của dưa leo cũng có tác dụng làm dịu hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị cho những bệnh nhân loét dạ dày, tá tràng.
Huyết áp: cũng giống như dịch ép cần tây, dịch ép dưa leo cũng có chứa các khoáng tố có tác dụng điều hòa huyết áp.
Mô liên kết: trong dưa leo có chứa một hàm lượng vô cùng cao silica, chất này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kết cấu của những mô liên kết trong cơ thể như: xương, cơ, sụn, dây chằng, gân...
Làm mát: khi thời tiết khô nóng, chỉ cần uống một ly nước ép dưa leo, sẽ giúp cơ thể hằng định nhiệt.
Lợi tiểu: do có tính lợi tiểu, dưa leo giúp cơ thể thải loại chất thải, độc tố qua nước tiểu, tiến trình này cũng giải quyết "vấn nạn" sỏi thận.
Hạ sốt: trong dịch ép dưa leo có chứa những thành phần có đặc tính điều hòa nhiệt độ cơ thể. Vì vậy, khi bị sốt, bạn nên uống vài ly dịch ép nước dưa leo.
Kháng viêm: theo quan niệm cũ, dưa leo có tính hàn, nên không thích hợp cho những người bị đau khớp. Tuy nhiên, những phân tích khoa học cho thấy do dưa leo có thể "cảm hóa" uric acid, vốn là thủ phạm gây đau. Khi dưa leo vào cơ thể, chúng sẽ làm công việc "dọn dẹp" tại khớp, giúp loại thải đáng kể uric acid. Ngoài ra, dưa leo cũng có tác dụng kháng viêm trong các trường hợp hen suyễn, bệnh gút (gout).
Tăng trưởng tóc: chất silicon và sulphur có trong dịch ép dưa leo có tác dụng vô cùng hữu hiệu trong việc giúp cho tóc tăng trưởng, đặc biệt là khi ép chung dưa leo với cà rốt, xà lách.
Sưng mắt: một số người khi thức dậy buổi sáng thì mắt đã bị sưng húp, có thể là do "lệ hoen mắt biếc" vì "có những niềm riêng" trước khi ngủ. Để giải quyết sự cố này, chỉ cần 2 lát dưa leo đắp vào mắt trong 10 phút.
Đẹp da: do có chứa hàm lượng cao vitamin C và các chất kháng oxy hóa khác nên dưa leo đã được các hãng bào chế "chiêu mộ" để sản xuất ra những loại kem mỹ phẩm và kem dược phẩm để điều trị các chứng bệnh về da như chàm, vẩy nến, mụn...
Phỏng da: khi ra nắng, tắm biển, da bị phồng rộp, dùng dịch ép dưa leo thoa vào dùng da bị phỏng nắng, da sẽ lấy lại phong độ trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Theo SKDS
Củ phòng phong Có hình dáng giống như cà rốt nhưng có màu ngả vàng và kích thước khác nhau tùy loại. Củ phòng phong có tác dụng tốt cho sức khỏe. Ảnh: Shutterstock Phòng phong thuộc nhóm cây thảo có củ, cao khoảng 0,5 - 1 m, vừa được trồng để làm rau củ vừa làm cây kiểng. Có nguồn gốc là loại cây mọc...